Tái khởi động máy gia tốc hạt gây lo ngại về sự hủy diệt loài người
Với tổng chi phí hơn 9 tỉ USD, máy gia tốc khổng lồ, hay còn gọi là LHC, do CERN xây dựng, sau 2 năm tạm ngừng hoạt động để sửa chữa, đã tái hoạt vào ngày 5/4 vừa qua.
Cỗ máy là một hệ thống được chứa trong đường hầm có chu vi đến 27 km, sâu 175m dưới lòng đặt, tại một khu vực gần Geneva, Thụy Sĩ. Nơi này được thiết kế để thực hiện các thí nghiệm va chạm trực diện giữa các hạt proton.
Bức xạ được sinh ra từ quá trình hoạt động của phòng thí nghiệm khổng lồ này được cho là sẽ không gây ra sự nguy hiểm nào cho con người, do được che chắn bởi các lớp đá dày. Thông qua các thí nghiệm với cỗ máy LHC, các chuyên gia hy vọng có thể nghiên cứu sự hình thành của vũ trụ. Cơ chế dự đoán hạt Higgs – hay còn gọi là “hạt của Chúa” được khám phá bởi cỗ máy LHC vào năm 2012.
Với cổ máy khổng lồ LHC, các khoa học gia đang có tham vọng tái tạo lại các vụ nổ Big Bang, khám phá vật chất tối, cũng như các chiều không gian khác với không gian nhân loại đang tồn tại.
LHC còn được coi là ‘thánh đường’ của giới khoa học ở thế kỷ 21, nơi hội tụ hàng nghìn khoa học gia trên khắp thế giới, đam mê cống hiến để viết nên một công trình có bí danh Genesis 2.0. Một cuộc chạy đua để nắm bắt được vật chất tối, ‘phản vật chất’ hay bất cứ tên gì mà người ta từng biết.
Lợi ích mà các chính phủ giàu có đang nhắm tới
1/ Những công nghệ nào đó có thể bán ra công chúng trong tương lại, mang lại khả năng kiểm soát số đông.
2/ Vũ khí, vũ khí hủy diệt trên diện rộng, có độ chính xác cao.
3/ Kiểm soát các nguồn tài nguyên vốn có, ai sở hữu nó sẽ mang lại khả năng kiểm soát ‘trật tự’ thế giới.
Không thể kiểm soát được hiểm họa từ LHC
Những mối huy hiểm khi vận hành LHC có thể nói là ngoài tầm kiểm soát. Theo ý kiến chung của các nhà chuyên môn, LHC hoàn toàn có thể gây ra những thảm họa khủng khiếp và hủy diệt hoàn toàn môi trường sinh sống trên Trái đất.
Việc tắt mở khởi động hệ thống này phải mất hàng tháng trời, hàng tấn nam châm được làm lạnh ở nhiệt độ -271 độ C, sẽ phải được làm ấm với một tốc độ thật chậm. Điều gì sẽ xảy ra nếu hệ thống làm mát xảy ra sự cố, khí helium làm mát bị cháy nổ gây nóng đột ngột? Hàng tấn nam châm này sẽ gây đảo lộn từ trường Trái đất ra sao?
Bên trong cỗ máy LHC là một đường hầm dài 27km với nhiệt độ -271 độ C, có đến hàng tỉ vụ va chạm sẽ diễn ra chỉ trong vòng 1 giây. Điều gì sẽ xảy ra nếu hệ thống đột ngột bị sự cố, liệu có thể tắt chúng ngay lập tức? Hàng tỉ va chạm này sẽ bắn phá vào đâu, và hiện chưa có vật chất nào có thể cản chúng nổi trong môi trường bình thường.
Bằng chứng là tai nạn xảy đến trong lần hoạt động đầu tiên, dù chỉ một mối hàn hỏng hóc cũng đã gây ra hậu quả có giá $40 triệu USD.
Các tổ chức chính phủ đang bị ru ngủ
Những lời thuyết minh ngọt ngào về lợi ích của cỗ máy đã làm nhiều tổ chức chính phủ làm ngơ về các mối nguy hại tiềm tàng cũng như an toàn cho dân chúng. Một khi các hạt hay chùm tia proton bị rò rỉ, chúng có thể xuyên qua các lớp vật chất và đi xa hàng cây số, trong khi cỗ máy này chỉ đặt ở độ sâu 175m, và cư dân trên mặt đất không mấy hay biết gì về những gì có thể xảy ra ở bên dưới họ.
Những hạt căn bản có bản chất bền vững, vũ trụ đã đặt định bản chất của chúng từ trước. Ngày nay các nhà khoa học đang cố phân tách chúng ra nhỏ hơn để nghiên cứu, đây có thể là một hành động đi ngược với quy luật to lớn của vũ trụ. Ai có thể kiểm soát được ‘hạt của Chúa’ hay thứ vật chất tối kia, đây là điều thật điên rồ, đây là ý kiến của một chuyên gia.
Nguy cơ tạo ra lỗ đen đến 50%
Một người Mỹ đã đâm đơn kiện công trình này, vì nguy cơ chúng có thể tạo ra lỗ đen nuốt chửng mọi thứ xung quanh và hủy diệt Trái đất. Tuy nhiên, hồ sơ kiện của công dân này đã bị bác bỏ, người đâm đơn còn bị vu cáo là có vấn đề về thần kinh.
Bruce Phan, theo EarthWeAreOne