Khảo sát của Liên hợp quốc gây kinh ngạc: Đa số các nhà khoa học vĩ đại đều tin vào Thần
Liên hợp quốc đã từng thông qua công ty Gallup tiến hành một cuộc khảo sát nổi tiếng thế giới và phát hiện ra rằng, 92,4% các nhà khoa học vĩ đại trong lịch sử nhân loại tin vào sự tồn tại của các vị Thần, họ cho rằng thế giới là kiệt tác của Thần và Thần cai trị thế giới này.
Newton, Einstein, Volt, Ohm, Ampere, Edison, Roentgen… và các chuyên gia năng lượng nguyên tử Platt, Compton, Fermi… đều đã bước vào con đường tín ngưỡng đối với Thần. Những nhà khoa học có trình độ về lĩnh vực khoa học lại tín Thần, lẽ nào họ cũng ngu muội sao? Có nên dùng khoa học để phủ nhận sự tồn tại của Thần không?
Dưới con mắt của những nhà khoa học vĩ đại này, khoa học và tôn giáo không hề có mối quan hệ bài xích. Một mặt họ có thể khám phá những bí ẩn của thế giới, mặt khác lại ca ngợi sự vĩ đại của Thần.
Nhà vật lý học Isaac Newton
Isaac Newton, người đặt nền móng cho vật lý học truyền thống, đã dành cả cuộc đời của mình để khám phá thế giới tâm linh và coi khoa học chỉ là việc nghiệp dư. Khi nói về những thành tựu khoa học của mình, ông nói rằng ông chỉ đang “làm theo suy nghĩ của Thần” và “suy nghĩ theo suy nghĩ của Thần”.
Newton nói: “Từ sự sắp xếp tuyệt vời của các hệ thống thiên văn khác nhau, chúng ta không thể không thừa nhận rằng đây là công trình của một sinh mệnh cao cấp toàn trí toàn năng. Tất cả những thứ hữu cơ và vô cơ trong vũ trụ đều đến từ trí tuệ và quyền năng của Thần linh vĩnh cửu;
Thần thứ gì cũng có, toàn trí toàn năng; trong vũ trụ bao la vô biên vô lượng, có trật tự này, Thần dựa vào ý chí của mình, tạo ra vạn vật, điều hành vạn vật, ban sự sống, hơi thở và vạn vật cho nhân loại; cuộc sống, hành động và sự tồn vong của chúng ta đều phụ thuộc vào Thần. Vạn vật trong vũ trụ, chắc chắn phải có một vị Thần toàn năng đang thống trị và cai quản.”
Khi kiến thức về khoa học của Newton ngày càng sâu rộng, niềm tin của ông vào Thượng đế càng vững chắc hơn, ông nói: “Mọi vật thể đều phải có động lực đầu tiên khi chúng bắt đầu chuyển động, và đó chính là Đấng Sáng thế. Mặt trời, hành tinh, và hệ thống Sao chổi… vô cùng đẹp đẽ này chỉ có thể tồn tại thông qua một thực thể mạnh mẽ, thông minh và có uy quyền – nhờ vào sự sắp xếp an bài của Thần mà tồn tại”.
Ông còn nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, những thứ trên thế giới này mà chúng ta nhìn thấy, vô vàn sự vật rực rỡ đẹp đẽ muôn hình muôn vẻ, hay mọi sự vận động rắc rối đan xen, chúng không bắt nguồn từ nơi nào khác, mà từ ý chí tự do từ vị Thần cai quản và thống trị vạn vật.”
Vua phát minh người Mỹ Edison
Nhà phát minh người Mỹ Thomas Alva Edison (1847-1931) đã có hơn 2.000 phát minh trong cuộc đời của mình, nhưng khi một phóng viên hỏi ông khám phá vĩ đại nhất của ông là gì, câu trả lời của ông lại là: “Tôi phát hiện ra rằng Thần là đấng cứu tinh của nhân loại.”
Edison cũng dựng một tấm bia đá trong phòng thí nghiệm của mình, trên đó khắc rằng: “Tôi tin chắc rằng có một vị thần tối cao toàn trí, toàn năng và sở hữu vạn vật”.
Nhà thiên văn học Galileo
Cách đây 400 năm, sau khi nhà thiên văn học Galileo Galilei (1564-1642) phát hiện ra các vết đen mặt trời, vệ tinh của sao Mộc và các ngọn núi trên mặt trăng qua kính thiên văn, ông đã viết một đoạn văn như sau: “Tôi bị sốc. Tôi cảm ơn Thượng đế vô cùng, Ngài đã khiến tôi cố gắng khám phá ra một sự tích vĩ đại mà hàng thế kỷ qua vẫn chưa được soi tỏ.”
Nhà thiên văn học Copernicus
Nhà thiên văn học vĩ đại Copernicus nói: “Khi nhân loại nhìn thấy trật tự trang nghiêm của vũ trụ dưới sự điều khiển của Thượng đế, mọi người chắc chắn sẽ cảm thấy một sức mạnh thôi thúc họ sống một cuộc sống theo quy luật, và tuân thủ nhiều quy chuẩn đạo đức khác nhau, đồng thời từ vạn vật nhận ra rằng Đấng Sáng thế chính là ngọn nguồn của chân thiện”.
“Cha đẻ của tên lửa” – Braun
Nhà khoa học người Đức Wernher von Braun (1912 ~ 1977), được mệnh danh là “cha đẻ của tên lửa” thời cận đại, từng nói rằng bất cứ khi nào ông cảm thấy bất lực, ông luôn cầu nguyện các vị Thần.
Bậc thầy khoa học Einstein
Albert Einstein được công nhận là nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, ông tin rằng các quy luật của vũ trụ là kiệt tác của “các vị thần”. Einstein nói: “Tôi là một người nghiên cứu khoa học, tôi biết sâu sắc rằng khoa học ngày nay chỉ có thể chứng minh sự tồn tại của một số thực thể nhất định, chứ không thể chứng minh một vật thể nào đó (Thần thánh) không tồn tại”.
Einstein từng nói: “Những gì nhân loại biết là một vòng tròn hữu hạn, những gì chưa biết là thế giới bên ngoài vòng tròn, là vô hạn”.
“Trong sâu thẳm tâm hồn, tôi tin chắc rằng có một trí thông minh siêu việt hiển hiện trong vũ trụ huyền diệu, điều này đã tạo nên niềm tin của tôi với các vị Thần. Chính sức mạnh của các vị ‘Thần’ đã sắp xếp chuyển động của hành tinh.”
“Khi nhà khoa học leo lên đỉnh núi một lần nữa, thì phát hiện nhà thần học đã ngồi ở đó.”
“Vũ trụ có bao nhiêu hành tinh, và mỗi hành tinh đều chuyển động theo một quỹ đạo nhất định, lực lượng an bài sự vận hành này chính là Thần.”
Một ngày nọ, một phóng viên đến thăm Einstein và mời ông bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của tôn giáo và sự tồn tại của Thần. Đúng lúc đó Einstein vừa mới tiễn một vị khách đi. Einstein hỏi: “Thưa ngài phóng viên, ngài có biết ai đã đặt tách cà phê và những thứ khác ở đây không?” Người phóng viên trả lời: “Tất nhiên là ngài rồi.”
Einstein tiếp tục nói: “Những thứ nhỏ như tách cà phê cần một loại sức mạnh để sắp xếp; vậy ngài hãy nghĩ xem, có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ, và mỗi hành tinh lại chuyển động trên một quỹ đạo nhất định, lực lượng an bài sự vận hành này chính là Thần”.
Einstein lại nói: “Có thể các ngài sẽ nói: ‘Tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoặc nghe nói về Thần, vậy làm sao tôi tin vào sự tồn tại của Thần được chứ?’ Đúng vậy, các ngài có 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, nhưng 5 giác quan này đều có giới hạn của chúng. Ví dụ, chỉ có thể nghe thấy âm thanh có bước sóng trong khoảng 20 Hz đến 20.000 Hz…”
Kết thúc cuộc phỏng vấn, Einstein nói rằng ông tin vào sự tồn tại của “các vị Thần”: “Vì vậy, khoa học ngày nay chưa chứng minh được sự tồn tại của Thần, vì khoa học chưa phát triển đến trình độ đó chứ không phải vì Thần không tồn tại. Nói tóm lại, năm giác quan của con người có giới hạn, không thể cảm nhận được sự tồn tại của Thần, và khoa học cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của Thần. Vì vậy, chúng ta nên vững tin vào sự tồn tại của Thần”.
Chân Chân (Theo Secretchina)