Quy tắc “động – tĩnh”: Bí quyết dưỡng sinh kỳ diệu thời cổ xưa đang được ứng dụng rộng rãi
Trong kho tàng Y học cổ truyền Trung Quốc có nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là hai cách để tập thể dục cho thể chất và trí não một cách hiệu quả mà bạn có thể kết hợp chúng lại với nhau dựa trên quy tắc dưỡng sinh “động – tĩnh”.
Người hiện đại thích cuộc sống náo náo nhiệt nhiệt, thời gian cả ngày đều sắp xếp kín lịch, chỉ lo sợ cô độc và hiu quạnh. Kỳ thực, loại cuộc sống quay cuồng này đối với sức khỏe cực kỳ bất lợi. Trong “Hoàng đế nội kinh” nói: “Điềm đạm hư vô, chân khí tòng chi, tinh thần nội thủ, bệnh an tòng lai”, ý rằng điềm đạm hư vô, chân khí sung túc, tinh thần giữ vững, đẩy lùi bệnh tật.
Khi chúng ta tĩnh xuống, có thể giảm thiểu rất nhiều những tiêu hao không cần thiết, cơ thể đạt được hiệu quả “tiết năng” (tiết kiệm năng lượng), như vậy mới có thể phòng ngừa bệnh tật, ích thọ diên niên. Vì vậy thay vì sống hối hả, đôi lúc chúng ta hãy làm chậm nhịp điệu cuộc sống lại, thực hiện phương thức tĩnh tọa, nhắm mắt dưỡng thần để tĩnh dưỡng thân và tâm. Thêm vào đó, có thể kết hợp một số phương pháp vận động nhẹ nhàng để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Chúng ta thường nghe rất nhiều về các bí quyết dưỡng sinh và cách chăm sóc sức khỏe truyền thống cổ xưa. Một trong những cách dưỡng sinh xưa được người hiện đại thực hành đang trở thành trào lưu, đó chính là quy tắc dưỡng sinh kết hợp giữa động và tĩnh (giữa vận động thể chất và ngồi yên, tĩnh tại tâm trí).
Tại nhiều nơi, trào lưu kết hợp giữa luyện tập thực hành môn Thái cực quyền – đại diện cho “động” và môn viết chữ thư pháp, vẽ tranh – đại diện cho “tĩnh” đang được đông đảo người dân nhiệt liệt hưởng ứng.
Sự kết hợp giữa động và tĩnh liệu có thể mang lại những điều tuyệt vời như thế nào với sức khỏe? Sau đây là ý kiến phân tích, nhận xét của chuyên gia dưỡng sinh, bác sĩ trưởng Vương Đông Thúc, Khoa lão khoa, Bệnh viện Đông –Tây y kết hợp Nam Kinh, Trung Quốc.
***
Cuộc sống chúng ta vốn là chuỗi những hành vi diễn ra chủ yếu trong chuyển động. Nhiều người phàn nàn rằng họ không có thời gian để tập thể dục hay thực hiện các công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
Thực tế, miễn là bạn có ý thức dành một vài phút mỗi ngày để thực hiện một số hoạt động nhỏ, điều này có thể mang lại những phần thưởng sức khỏe vô cùng lớn và có giá trị tích lũy theo thời gian.
Trong kho tàng Y học cổ truyền Trung Quốc có nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là hai cách để tập thể dục cho thể chất và trí não một cách hiệu quả mà bạn có thể kết hợp chúng lại với nhau dựa trên quy tắc dưỡng sinh “động – tĩnh”.
Đại diện “động -tĩnh” là tập thái cực quyền và viết thư pháp/vẽ tranh. Vì sao lại có sự kết hợp này? Thực tế, đây là một trong những giải pháp giúp bạn thực hiện lâu dài để nhấn mạnh vào việc phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe cả tinh thần và thể chất.
Quy tắc “động” thì có rất nhiều, đây là lấy Thái cực quyền làm đại diện
Sự hữu ích của thái cực quyền thì hầu hết mọi người đều đã biết. Việc di chuyển và thực hành các động tác thái cực quyền uyển chuyển và mạnh mẽ giống như con mèo đi bộ, mô phỏng tư thế của mèo và hổ cùng các con vật khác.
Khi vận động, vuốt tay, ấn, tì, gằn chân và hạ mạnh các động tác tạo ra luồng điện năng chạy khắp cơ thể, mọi cơ quan đều nhận được sự tác động thông qua các động tác.
Đôi bàn chân và cánh tay liên tục di chuyển theo từng các động tác sẽ giúp rèn luyện sức mạnh cơ bắp của chân và ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch chi dưới.
Mặt khác, việc xoay cột sống thắt lưng sẽ điều khiển các dây thần kinh và cơ xương khớp vùng thắt lưng, bụng, chân, bàn chân, mắt cá chân và các bộ phận khác, để các cơ, khớp và dây chằng được tập luyện và tác động trọn vẹn, đầy đủ.
Ngoài ra, thông qua kích thích cơ bắp và hoạt động nhịp nhàng, nó có thể thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sức mạnh cơ bắp và ngăn ngừa đau vùng lưng eo và chân.
Quy tắc “tĩnh” cũng có rất nhiều môn, đây là lấy viết thư pháp và vẽ tranh làm đại diện
Vẽ tranh và thư pháp có mối quan hệ tuyệt vời với sức khỏe và cách dưỡng sinh Trung Hoa cổ xưa. Khi thực hành việc viết thư pháp và hội họa, không chỉ tác động lên tinh thần, trí óc, yếu tố thẩm mỹ, tinh thần, mà lòng bàn tay và cổ tay cũng cần phải hoạt động.
Điều này phản ánh sự thống nhất giữa hình thức và tinh thần, và khái niệm về sức khỏe trong cuốn sách Đông y kinh điển “Hoàng đế Nội kinh” của Trung Quốc viết rằng việc viết chữa sẽ làm cho con người rời khỏi sự chán nản, đầu óc tối tăm và trống rỗng, trở nên chân thành, cởi mở, minh mẫn và sáng suốt từ tinh thần đến khí chất.
Khi tinh thần an yên lạc quan thì thể chất cũng phát triển lành mạnh, từ đó mang lại sự khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài ra, khi viết, tay cầm bút được nâng lên, các ngón tay và khớp cổ tay di chuyển nhịp nhàng theo thứ tự sẽ giúp các cơ và dây thần kinh kết hợp linh hoạt, mạch máu lưu thông tốt, tránh được đột quỵ.
Cùng với đó, các cơ và dây thần kinh của cánh tay có thể được điều chỉnh, các bộ phận khác của cơ thể có thể được di chuyển một cách nhẹ nhàng để đạt được hiệu quả của việc vận động khớp xương và di chuyển chân tay.
Tất nhiên, khi thực hành viết thư pháp hay vẽ tranh, bạn nên chú ý đến tư thế cơ thể (tư thế ngồi thẳng), điều chỉnh khí (hít thở), điều hòa tim (sáng tạo và suy nghĩ về ý tưởng), từ đó có thể giúp bạn loại bỏ nhanh chóng sự can thiệp hoặc tác động từ các yếu tố bên ngoài, tận hưởng quá trình viết và vẽ, đồng thời thực sự tận hưởng cảm xúc thư giãn tinh thần và an yên tâm trí.
Cốt lõi của dưỡng sinh vẫn là dưỡng tâm
Cổ nhân cho rằng điều quan trọng nhất của dưỡng sinh là dưỡng tâm. Dưỡng tâm là ngọn nguồn của dưỡng sinh, nếu một người chỉ coi trọng dưỡng thân mà xem nhẹ việc dưỡng tâm thì thân thể sẽ khó đạt được như mong muốn. Đó là bởi vì sinh lý và tâm lý của con người là có liên quan mật thiết với nhau. Tâm lý cũng tức là tinh thần của con người.
Mọi loại thuốc chữa bệnh đều là chữa bề nổi, không chữa được căn nguyên, dù là Đông y hay Tây y. Căn bản của sức khỏe là ở tâm. Mọi phương pháp đều sinh ra từ tâm, tâm tịnh, cơ thể sẽ tịnh, vì vậy nếu bị bệnh, đừng cứu chữa bên ngoài, hãy dựa vào hệ thống phục hồi của cơ thể để chữa bệnh.
Trong phép dưỡng sinh của người xưa, vấn đề tu dưỡng đạo đức được đặt ở vị trí cao nhất. Người có nhân đức, thì trong lòng bình yên, tâm lý cân bằng ổn định và ý chí không rối loạn; nhờ đó âm dương luôn luôn cân bằng, khí huyết luôn điều hòa, nên chính khí đầy đủ và bệnh tật không thể phát sinh.
Cơ thể bị bệnh là do tâm suy yếu, tà bên ngoài xâm nhập. Mà tâm suy yếu là do tâm hồn hỗn loạn, cơ thể không khỏe, có nhiều điều bất an. Ham ăn, ham thắng, ham được, ham vui là đủ để gây bệnh. Không có được những điều ham muốn, đây gọi là sân. Tham và sân sẽ khiến lòng không yên, khí không ổn định, ảnh hưởng đến gan mật, chấn động kinh mạch, rối loạn ngũ tạng, lúc này những cái không tốt bên ngoài sẽ xâm nhập vào, đây chính là nguyên nhân gây bệnh.
Tâm và thần bất an, tính tình bồn chồn là nguyên nhân chính gây bệnh. Tâm ổn định thì khí hòa, khí hòa thì máu lưu thông, tuần hoàn máu tốt thì tinh túc và thần vượng. Những ai có tinh thần khỏe mạnh, sức đề kháng trong cơ thể mạnh mẽ, bệnh sẽ tự nhiên mất đi. Có thể nói rằng, để chữa bệnh thì chủ yếu là ở dưỡng tâm.
(T/h)