‘Người thầy’ 10 năm vừa làm công nhân vừa mở lớp miễn phí cho trẻ em nghèo

29/09/20, 23:56 Cuộc sống

Không học qua trường lớp sư phạm nào, nhưng vì tình thương với lũ trẻ và mong mỏi chúng được học hành đầy đủ, anh đã tự trau dồi kiến thức và tình nguyện dạy kèm cho những đứa trẻ nghèo suốt 10 năm qua.

Từ chỉ vài em nhỏ, đến nay thấm thoát sau 10 năm, lớp học của ‘thầy’ Khánh đã quy tụ khoảng 50 học trò. (Ảnh: VNExpress)

Đó là anh Hoàng Trọng Khánh (39 tuổi), đang sống trong một con hẻm ở đường 22, phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM. 

Theo VNExpress, “thầy giáo” Khánh hiện đang là công nhân tại một công ty thuốc ở Sài Gòn. Mỗi tối, cứ sau giờ tan ca, anh lại vội vã về nhà để dạy kèm cho những đứa học trò.

Lớp học nằm trên tầng lầu của phòng trọ 30m2, có khoảng 50 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Các em theo học chủ yếu là con công nhân và lao động tự do nghèo. Mỗi tối, anh dạy từ 17h30 đến 21h, chia thành hai ca, mỗi ca hai khối. Các môn học gồm Toán, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh.

Chia sẻ về lý do mở lớp học cho tụi nhỏ, anh kể: “Ngày mới về khu này, tôi thấy đám con nít mặt mũi lấm lem đang đọc sách chăm chỉ mà không ai dạy kèm, nhìn vừa thương lại đáng yêu. Tôi sợ các em sẽ bỏ học vì nghèo nên quyết định dạy miễn phí”.

Không khí lớp học luôn vui vẻ, không có khoảng cách thầy trò. (Ảnh: VNExpress)

Những ngày đầu, lớp học chỉ có vài em, học trong túp lều trên khu đất trống. Sau đó, người dân thấy thương nên dựng cho một căn chòi tạm bợ. Ba năm nay, anh thuê được căn nhà nguyên căn, ông chủ thấy việc làm thiện nguyện nên chỉ lấy 3 triệu/tháng.

Với số tiền dành dụm được, anh mua bàn ghế, bảng, bút, sách vở… để dạy học. Tuy nhiên, nhiều thiết bị giảng dạy vẫn thiếu thốn. Không có máy chiếu, với những tiết học cần hình ảnh minh họa, anh phải mở trên điện thoại để dạy học trò. 

(Ảnh: VNExpress)

Không muốn được gọi là ‘thầy’

Do chỉ học hết lớp 12 nên ban đầu, anh Khánh không có nghiệp vụ dạy học bài bản. Anh bèn tìm gặp giáo viên các bé để học hỏi cách giảng dạy và bổ sung kiến thức. Anh cũng tham gia diễn đàn giáo viên trên mạng và nghiên cứu sách vở để học thêm, theo Dân Trí.

Không chỉ dạy kiến thức, anh còn chỉ bảo học trò cách đối nhân xử thế, biết phân biệt điều hay lẽ phải. Do đó, các học sinh ở đầy đều rất ngoan ngoãn, lễ phép. Ấy thế nhưng anh lại không thích bọn trẻ gọi mình là thầy. “Vì từ ‘thầy giáo’ là để dùng cho những con người cao quý, những người thầm lặng đưa đò, mình không làm được điều đó. Giúp các em dò bài, ôn lại kiến thức thôi nên không dám nhận là thầy”, anh Khánh tâm sự. 

Các học sinh đều gọi anh một cách gần gũi là ‘chú’. Không khí lớp học cũng diễn ra rất vui vẻ, không có khoảng cách thầy trò. Trong lúc giảng dạy, anh luôn pha trò, cố tìm những ví dụ dễ hiểu cho bài giảng của mình. Thấy học trò hết vở viết bài hay thiếu đồ dùng học tập, anh thường tặng miễn phí. Mỗi tháng một lần, anh lại mua đồ ăn vặt, bánh kẹo hay nấu ăn để đãi học sinh.

Thấy trò Nguyễn Hoàng Tấn Khang (12 tuổi) hết vở viết bài, thầy Khánh liền tặng 10 quyển tập. (Ảnh: VNExpress)

Ngọc Phương, một học trò lớp 9 trong lớp của anh chia sẻ: “Các giáo viên đều nhận xét em tiếp thu bài chậm hơn các bạn. Từ khi học lớp chú Khánh nên được củng cố kiến thức vững hơn. Chú dạy cũng dễ hiểu, nhờ vậy ba năm qua em đều được học sinh giỏi”.

Ngoài làm công nhân và dạy học, thời gian rảnh, anh nuôi đàn gà dưới hầm nhà trọ để kiếm thêm thu nhập. Nhờ đàn gà và nghề công nhân, mỗi tháng anh có khoảng 6 triệu để trang trải sinh hoạt và duy trì lớp học.

Cứ khoảng 1 tháng, thầy lại đãi trò ăn uống. (Ảnh: VNExpress)

Đến nay, anh Khánh vẫn chưa lập gia đình vì chưa ‘tới duyên số’. Mọi thời gian, tiền bạc, anh dành cho công việc và bọn trẻ. Với anh, niềm vui của các em khi có được kết quả học tập tốt là điều anh mong mỏi nhất. 

“Tôi chỉ ước bây giờ, mình có một sức khỏe thật tốt để duy trì lớp học. Đồng thời, mong muốn các cháu sau khi đã trưởng thành thì sẽ quay trở lại phụ mình đứng lớp để truyền lại kiến thức cho các thế hệ sau. Tôi không muốn cháu nào phải bỏ học vì sự nghèo khổ, thiếu thốn cả”, anh Khánh tâm sự.

Ban Mai (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ