Bằng chứng về vụ nổ hạt nhân cổ đại trên sao Hỏa

25/12/15, 16:00 Khoa học

Phản ứng hạt nhân trên sao Hỏa, Trái Đất được cho là phản ứng ‘tự nhiên’, nhưng thực ra chúng là gì?

Minh họa sao Hỏa (Pitris/iStock)

Bầu khí quyển của sao Hỏa có nồng độ cao chất đồng vị khí Xenon 129. Xenon 129 được sinh ra do các phản ứng hạt nhân. Bề mặt của hành tinh đỏ này cũng có một dư lượng chất uranium và thorium.

Những điều kiện này có thể là kết quả sinh ra từ hai vụ nổ hạt nhân lớn bất thường trên sao Hỏa trong quá khứ, đây là lập luận khoa học của Tiến sĩ John Brandenburg trong một bài báo năm 2014 với tựa đề: “Bằng chứng của một vụ nổ nhiệt hạch lớn trên sao Hỏa trong quá khứ.

Trên Trái Đất, ở Oklo, nước Cộng hòa Gabon, châu Phi, quặng uranium được chiết xuất năm 1972 tại đây đã có những tính chất bất thường. Tất cả mỏ uranium tự nhiên đều chứa khoảng 0,7 phần trăm đồng vị U235. Tuy nhiên, trong mỏ quặng ở Oklo, đồng vị U235 ở mức 0,6%, cho thấy đồng vị U235 đã được “đốt cháy”.

Vào ngày 25/9/1972, Tiến sĩ Francis Perrin, cựu Chủ tịch của Ủy ban Năng lượng Pháp, đã nói với Viện Hàn lâm Khoa học Pháp rằng một phản ứng hạt nhân đã xảy ra vào khoảng 1,7 tỷ năm trước đây.

Trong khi nhiều nhà khoa học nói rằng các phản ứng hạt nhân trên Trái Đất và sao Hỏa có thể đã xảy ra một cách tự nhiên, một số nhà khoa học khác không đồng ý với điều này. Nếu phản ứng không xảy ra tự nhiên, thì hàm ý ở đây là một sinh mệnh thông minh nào đó, có thể là con người hay người ngoài hành tinh đã tạo ra nó.

Nếu phản ứng không xảy ra tự nhiên, thì hàm ý ở đây là một sinh mệnh thông minh nào đó đã tạo ra nó.

Ngay cả khi phản ứng xảy ra trong tự nhiên, những sự kiện bất thường làm dấy lên những câu hỏi, có thể một vụ nổ hạt nhân đã xảy ra tự nhiên trên Trái Đất và gên nên sự tàn phá hàng loạt?

Lò phản ứng hạt nhân tiền sử?

Mỏ uranium Oklo về mặt địa chất ước tính khoảng 1,7 tỷ năm tuổi. Perrin cho rằng phản ứng đã diễn ra một cách tự nhiên vào thời điểm đó, lúc mà uranium đạt độ tinh khiết cao nhất. Thay vì 0,7% đồng vị U235 như chúng ta thấy ngày nay, nó có thể đạt đến 3 %.

Nước là chất cần thiết cho uranium để “đốt cháy” một phản ứng. Lời giải thích được chấp nhận rộng rãi cho các phản ứng tự nhiên là nước đã thâm nhập vào mỏ quặng, khởi đầu cho phản ứng dây chuyền. Nhưng nước cần phải rất tinh khiết để có thể bắt đầu một phản ứng như vậy, Tiến sĩ Glenn T.Seaborg lưu ý.

Seaborg là người đứng đầu Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ và ông đã giành được một giải thưởng Nobel cho công trình tổng hợp các nguyên tố nặng của mình. Ông cho biết các phản ứng này không thể xảy ra một cách tự nhiên.

Địa điểm lò phản ứng hạt nhân, Oklo, Cộng hòa Gabon. (NASA)

Quan điểm của ông được Rene Noorbergen tóm tắt trong cuốn sách “Bí mật của những chủng loài bị biến mất“:

Thậm chí chỉ một phần triệu tạp chất cũng sẽ ‘đầu độc’ phản ứng, khiến nó ngừng lại. Vấn đề ở đây là không có loại nước cực kỳ tinh khiết như vậy tồn tại trong tự nhiên ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Một quan điểm phản đối thứ hai của Tiến sĩ Perrin là về chính chất uranium. Vài chuyên gia kỹ thuật về lò phản ứng hạt nhân nhận xét rằng không có bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử địa chất của mỏ quặng Oklo mà uranium đủ giàu đồng vị U235 để một phản ứng tự nhiên có thể xảy ra.

Thậm chí ngay cả khi mỏ quặng được hình thành lần đầu tiên … nhiên liệu phân hạch chỉ chiếm khoảng 3% của mỏ quặng, một mức quá thấp cho một phản ứng ‘đốt cháy’. Tuy nhiên, một phản ứng hạt nhân đã diễn ra, điều đó cho thấy rằng uranium này phải có đồng vị U235 nhiều hơn nhiều so với uranium tự nhiên.

Những vụ nổ trên sao Hỏa

Trường hợp ở Oklo được trích dẫn trong các lập luận rằng các phản ứng hạt nhân trên sao Hỏa có thể là một hiện tượng tự nhiên.

Nhưng Brandenburg đã xem xét và bác bỏ những lời giải thích “tự nhiên” này.

Ông nói rằng Xenon 129 trên sao Hỏa có thể là sản phẩm của một quá trình hạt nhân chứ không phải là phân đoạn khối (một quá trình trong tự nhiên mà một số lượng nhất định của một chất đồng vị hay những chất khác được tách ra khỏi một hỗn hợp trong một giai đoạn chuyển tiếp).

Bầu không khí của một hành tinh có thể bị hao mòn theo thời gian, đặc biệt là ở nơi không có từ trường mạnh như trên sao Hỏa. Khi điều này xảy ra, các đồng vị nhẹ hơn trên đỉnh bị thất thoát nhiều hơn so với đồng vị nặng hơn, dẫn đến sự gia tăng các đồng vị nặng hơn.

Tuy nhiên, trên sao Hỏa, cho dù trải qua quá trình xáo trộn nào… đồng vị nhẹ hơn tương đối nhiều hơn đồng vị nặng hơn. Điều này đòi hỏi một quá trình hạt nhân chứ không phải là phân đoạn khối lượng“, ông viết.

Nếu các vụ nổ này là tự nhiên, chúng ta sẽ nhìn thấy những miệng hố lớn trên bề mặt của sao Hỏa, Brandenburg nói. Thay vào đó, ông cho rằng các vụ nổ xảy ra do các thiết thị phân hạch có thiết kế tương tự như những máy móc trên Trái Đất.

Ông đã giải thích cách vận hành của máy móc sản xuất Xenon 129 trên Trái Đất: “Để tăng hiệu năng của một quả bom hydro, vỏ bom thường được làm bằng uranium 238 hoặc thorium. Theo đó, Xenon 129 chỉ được sản xuất với một số lượng nhỏ bằng phân hạch bình thường, nhưng trong một vụ nổ bom hydro theo lối cũ nó được sản xuất với số lượng lớn“.

Ông đã phân tích mô hình phân khối của uranium và thorium trên bề mặt của sao Hỏa và kết luận rằng chúng phù hợp với các vụ nổ tập trung vào hai điểm.

Tiến sĩ David Beaty, Quản lý chương trình khoa học sao Hỏa tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, đã nói với FoxNews.com rằng ông quan tâm đến ý tưởng của Brandenburg. Tuy nhiên, ông cho biết sẽ tốn rất nhiều tiền cho sứ mệnh lên sao Hỏa để điều tra kiểm chứng giả thuyết này.

Edward D. McCullough, một nhà tư vấn khoa học và không gian, và Harrison Schmitt, một nhà địa chất và phi hành gia đã về hưu, từng đồng ý với nhiều phần trong giả thuyết của Brandenburg – nhưng không đi quá xa để nói rằng sự bất bình thường ở đây là do vụ nổ hạt nhân của người ngoài hành tinh.

Liệu chúng ta có nên lo lắng về những phản ứng tự nhiên trên Trái Đất?

Beaty nói với FoxNews.com rằng một phản ứng hạt nhân tự nhiên theo giả thuyết có thể xảy ra trong một tỷ năm trước trên Trái Đất, nhưng nó không phải là một điều khiến chúng ta lo lắng ngay bây giờ. Điều kiện địa chất không thể thường xuyên thay đổi đột ngột.

Brandenburg ước tính rằng các vụ nổ trên sao Hỏa xảy ra khoảng 180 triệu năm trước đây. Ông nói những vụ nổ này đủ lớn để tạo ra một thảm họa trên toàn sao Hỏa và thay đổi khí hậu của toàn bộ hành tinh này.

Thanh Phong dịch từ Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?