Xuất hiện đoạn ghi âm bí mật tiết lộ ĐCSTQ đang rơi vào khủng hoảng thống trị

10/09/19, 10:26 Trung Quốc

Gần đây, một đoạn ghi âm bí ẩn đã được lưu truyền trên Internet. Người ta nghi ngờ rằng một quan chức cấp cao đã tiết lộ điều này, trong đó đề cập cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ gây ra cuộc khủng hoảng cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 

Quan chức này cũng nói rằng, ĐCSTQ hiện có rất nhiều biện pháp để phù hợp với các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ, nhưng chỉ thể hiện cho người Mỹ xem. Một khi các đàm phán thương mại thành công, các biện pháp này có thể không được thực hiện.

Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ gây ra cuộc khủng hoảng cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ gây ra cuộc khủng hoảng cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Pinterest)

Quan chức này đề cập, hiện tại giới quan chức cấp cao ĐCSTQ có ba phe đang ngầm đấu tranh với nhau. Để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính, chính quyền có thể phát hành loại tiền mới và quỹ ngầm (của tầng lớp quyền quý) cũng được mang ra để “rửa” sạch. 

Sau đây là nội dung đoạn ghi âm của quan chức này…

“Bạn đề cập đến vấn đề tăng thuế xuất khẩu, tôi có thể hiểu thế này. Hoa Kỳ tăng thuế, chúng ta ‘bên trái’ tăng thêm tiền thuế, ‘bên phải’ tăng thanh khoản, in tiền và giảm thuế. Chúng ta có thể ‘bù đắp’ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một tay trái và một tay phải ở cả hai bên, vấn đề không quá nghiêm trọng.

Nhưng vấn đề lớn nhất là, nếu Hoa Kỳ tăng thuế, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở Trung Quốc sẽ không thể chờ đợi. Tại sao họ phải nộp thuế 25% này? Họ phải kiếm tiền, vì vậy họ phải ‘di dời’ công ty và chuyển đến Việt Nam, Thái Lan, chẳng phải họ cần tối đa hóa lợi nhuận sao?. 

Vốn nước ngoài bị rút, có khoảng 45 triệu nhân viên làm việc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, những người này có thể thất nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước không thể sắp xếp tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn người như vậy được.

Cộng thêm các doanh nghiệp thương mại chế biến xuất khẩu Trung Quốc cũng sẽ ‘đi đời’, cho nên chỗ này cũng có đến hàng chục triệu người. Có thể có đến hơn 80 triệu người thất nghiệp và không có việc làm. Những người này đều cần cung cấp cho nhà ở (cho vay để mua nhà). Bạn nghĩ điều này sẽ mang lại vấn đề gì cho Trung Quốc?. 

Vấn đề việc làm, kỳ thực hệ lụy đằng sau sẽ là khủng hoảng tài chính và khủng hoảng bất động sản. Hai cuộc khủng hoảng này là khủng hoảng cầm quyền của giai cấp thống trị. Vì vậy, sự ‘tụt hạ’ mạnh mẽ của nền kinh tế sẽ mang lại những thay đổi to lớn ở Trung Quốc. Đây mới là điều quan trọng nhất. 

Lưu Sĩ Dư, cựu phụ trách Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc, hiện là giám đốc của hợp tác xã mua bán. Ông đã thành lập các hợp tác xã mua bán ở tất cả các tỉnh của Trung Quốc. Hợp tác xã mua bán là ‘di sản’ vốn dĩ đã biến mất sau cuộc cải cách mở cửa của chúng ta, bây giờ đã được phục hồi. Ý đồ lớn nhất của việc xây dựng hợp tác xã mua bán đó chính là thống nhất việc mua vào bán ra.

Trên thực tế, các quan chức cấp cao đã chuẩn bị cho việc này. Dùng nền kinh tế kế hoạch, tem phiếu kinh tế, thống nhất việc mua vào bán ra để quản lý nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái và ‘tụt hạ’ mạnh mẽ, bạn nói xem cơ cấu kinh tế liệu có thay đổi? Phải hoàn toàn quay trở lại nền kinh tế kế hoạch, lúc đó nếu bạn muốn gây dựng một doanh nghiệp cá nhân, thì cũng chẳng còn gì để gây dựng nữa.

Còn có một điều nữa là, đến lúc ‘vạn bất đắc dĩ’ phải phát hành loại tiền mới, và yêu cầu ngân hàng thu hồi những đồng tiền cũ, như vậy rất nhiều người phải lấy hết tiền giấu dưới gầm giường ra, nếu không sẽ chỉ là một mớ giấy lộn. Dùng cách này có thể ‘moi’ được rất nhiều nguồn quỹ ngầm để giải quyết vấn đề thiếu tiền hiện giờ. Những phương pháp này sẽ được sử dụng, vì vậy mọi người nên chuẩn bị. 

Rất nhiều người đang cố gắng kiếm tiền một cách bạt mạng. Trên thực tế, họ đều chưa nắm rõ tiền là cái gì? Tiền là một mảnh giấy chính phủ phát cho người dân. Thứ này, nếu chính phủ công nhận, thì nó có thể được sử dụng, chính phủ không công nhận, và thay sang một loại giấy khác, thì tờ cũ chẳng còn tác dụng gì nữa. Vì vậy có vẻ như bạn đã kiếm được rất nhiều tiền. Thực tế, khi chính phủ không công nhận nó, đổi sang loại tiền giấy khác thì tất cả đều chỉ là đồ bỏ đi. 

Vì vậy, tiền không phải là tài sản thực sự. Nếu bạn biến tiền thành hàng hóa khác hoặc ngoại hối hoặc vàng, đó mới là tài sản. Tài sản của người dân, thực sự là khoản nợ của chính phủ. Nếu chính phủ muốn giảm nợ, họ có thể giải quyết bằng cách làm ‘bốc hơi’ thị trường chứng khoán hoặc làm ‘bốc hơi’ thị trường bất động sản.

Hai khái niệm mà tôi đang nói với bạn, một là tiền giấy, đồng Nhân dân tệ, đây là một ‘tờ giấy’, không phải là tài sản. Thứ hai là tài sản của người dân là gì? Chính là sự thiếu nợ của chính phủ, bạn đừng cho rằng đồ của bạn đều là của bạn, chính phủ muốn lấy chúng chỉ tốn vài phút, muốn ‘đối phó’ với bạn cũng ‘dễ như trở bàn tay’. Vì vậy mới nói, những tên ‘trọc phú’, những kẻ thiển cận thì không thể hiểu được. Bạn xem Vương Kiện Lâm, chớp mắt là có thể khiến bạn ‘đi đời nhà ma’.

Vì vậy hiểu được đạo lý này, bạn mới hiểu tài sản có là gì. Tài sản thực sự nằm trong tay bạn, hơn nữa những thứ mà có thể tăng giá trị, hoặc giữ nguyên giá trị đồng thời có tính thanh khoản mới là tài sản. Nhiều người vắt óc suy nghĩ đã lâu mà cũng không nắm rõ được điểm này.

Ba năm trước tôi đã nói với rất nhiều bạn bè rằng, mọi người phải chuẩn bị cho những ngày tháng khó khăn. Bởi vì khi phải bước vào nền kinh tế kế hoạch, thực sự tiến tới một nền kinh tế kế hoạch, tất cả các ngành công nghiệp và tài sản tư nhân phải bị phá hủy. 

Nền kinh tế kế hoạch không thể cho phép bạn ‘làm loạn’ mọi thứ ngoài kế hoạch. ĐCSTQ thâu tóm tất cả các con đường tài chính. Các bạn muốn kiếm tiền cũng ‘vô vọng’. Vì thế nên sớm nghĩ cách làm thế nào để sống, đó mới là việc cấp bách.

Giá thịt ở Trung Quốc Đại Lục không ngừng tăng giá, ở nhiều khu vực đã có hiện tượng thịt heo bán bị hạn chế giá và nguồn cung. Hình ảnh “phiếu thịt heo ổn định giá” trong giới hạn mua cho phép. (Ảnh từ Twitter)
Giá thịt ở Trung Quốc không ngừng tăng giá, ở nhiều khu vực đã có hiện tượng thịt heo bán bị hạn chế giá và nguồn cung. Hình ảnh “phiếu thịt heo ổn định giá” trong giới hạn mua cho phép. (Ảnh từ Twitter)

Một điều nữa là, nếu bạn có thể đi ra nước ngoài thì hãy cứ đi tùy ý, nhưng đừng đến Hoa Kỳ. Trong tương lai, đó chính là kẻ thù. Nếu bạn đến đó, tài sản sẽ bị tịch thu. Hãy tìm một nơi ‘trung gian’. Sau khi ‘rút’ hết tài sản, bạn hãy kiên quyết hủy hộ tịch đi, khi bạn vẫn mang hộ khẩu Trung Quốc thì tiền của bạn ở nước ngoài, vẫn phải trả thuế trong nước. Vì vậy, tài sản thực sự là thứ mà chính phủ không biết, đó mới là tài sản thực sự thuộc về bạn.

Ngoài ra, xem xét vấn đề tài sản hiện đã quá muộn. Bước tiếp theo là cân nhắc đến vấn đề sinh tồn của chúng ta.

Ước tính đồng Nhân dân tệ sẽ bắt đầu mất giá trong 6 tháng cuối năm, sử dụng đồng tiền sụt giá để đối phó với Hoa Kỳ, đây là điều thứ nhất. Điều thứ hai, từ năm ngoái đến năm nay chúng ta có rất nhiều tỉnh mắc dịch lợn châu Phi, trong nửa cuối năm nay dịch lợn ngày càng nghiêm trọng, cộng thêm việc nhập khẩu thịt lợn cũng gặp khó khăn. Thịt lợn sẽ rất đắt. 

Thịt lợn sẽ thúc đẩy sự gia tăng của toàn bộ CPI (Chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc). Mọi người sẽ cảm thấy lạm phát đang gần ngay trước mắt, tiền cũng mất dần giá trị. Trong tương lai ‘ăn cái gì’ cũng là một vấn đề, có thể mang lại nhiều hiểu biết mới. 

Một vấn đề nữa là, tất cả những việc mà chúng ta đang làm, khó có thể thay đổi tình hình cơ bản hiện tại của Trung Quốc, bởi vì các quan chức cấp cao ĐCSTQ vẫn còn đấu đá ác liệt, và cuộc đấu tranh sẽ ngày càng tàn khốc, tương lai rốt cuộc sẽ rơi vào tay ai? Với một cục diện như vậy, không ai có thể đưa ra được câu trả lời chắc chắn. Vì thế người dân cũng không được ‘chiếu cố’ đến, nên nhìn không rõ phản ứng của đại cục.

Tôi ước tính rằng, chỉ số của thị trường chứng khoán Mỹ có thể giảm vào tuần tới, bởi vậy những thay đổi do nó mang lại là rất lớn. Hoa Kỳ đã bắt đầu xem xét tăng thêm 25% thuế quan quan trị giá 325 tỷ USD, nếu Trung Quốc đưa ra những biện pháp chống đối cứng rắn, thì Hoa Kỳ sẽ coi Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ. Như vậy sẽ không phải mức thuế 25% mà sẽ tăng lên 40% đến 45%. Lúc đó sẽ là hoàn toàn ‘đoạn tuyệt quan hệ’, và chúng ta sẽ quay lại với thời kỳ Mao.

Bây giờ giới quan chức cấp cao ĐCSTQ chia làm ba thế lực đấu đá với nhau, và tất nhiên có những lực lượng không đi theo nền kinh tế kế hoạch. Nhưng vẫn chưa chắc liệu có thu được kết quả hay không. Bây giờ thảo luận phe phái nào sẽ được ‘lên ngôi’ là điều rất nguy hiểm với chúng ta, vì vậy sẽ không thảo luận về vấn đề này nữa.

Bây giờ chính quyền ĐCSTQ đang ‘đóng kịch’ thực hiện nhiều biện pháp mở cửa để cho người Mỹ xem. Mục đích là để ‘phối hợp’ với các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ. Trên thực tế, một khi đàm phán đã thành công, những biện pháp này chưa chắc đã được thực hiện. Người Trung Quốc liệu sẽ giữ chữ tín sao? Bạn cho rằng chính phủ ban hành công văn gì thì đều làm đúng như vậy sao, không có chuyện đó đâu…”

Khủng hoảng thống trị của ĐCSTQ dưới cuộc chiến thanh thương mại Trung – Mỹ

Trước mắt vẫn không có cách nào nắm được đoạn ghi âm trên là trong tình huống cụ thể nào. Tuy nhiên, điểm lại thời cục của Trung Quốc dưới cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, thì đoạn ghi âm kể trên chắc chắn không phải là “bắn tiếng đe dọa”.

Phóng viên nhận thấy rằng, thời điểm của cuộc đàm thoại trong đoạn băng ghi âm trên có thể là trước khi chính phủ Mỹ tuyên bố vào tháng 5 năm nay họ có kế hoạch áp thuế 25% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 325 tỷ USD.

Vào ngày 5/5, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố mức thuế 25% đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ, trị giá khoảng 200 tỷ đô la và tổng cộng là 250 tỷ đô la. Trong tuyên bố do Nhà Trắng đưa ra, nghị viên của hai Đảng Hoa Kỳ đều nói rằng họ không thể tiếp tục dung túng cho hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ và liên tục vi phạm hợp đồng và vi phạm lời hứa của ĐCSTQ.

Dưới ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã liên tục giảm giá. Theo báo cáo, từ ngày 22/4 đến ngày 9/5, giá trị thị trường chứng khoán đã “bốc hơi” 7,73 nghìn tỷ nhân dân tệ. Vào ngày 10/5, thị trường chứng khoán Trung Quốc “xuống dốc không phanh”, và “Đội ngũ quốc gia” đã tham gia vào thị trường để “duy trì sự ổn định”. 

Hiện tại, những tác động bất lợi của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với Trung Quốc ngày càng trở nên rõ ràng hơn
Hiện tại, những tác động bất lợi của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đối với Trung Quốc ngày càng trở nên rõ ràng hơn. (Ảnh: Getty Images)

Ngày 13/5, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng kể từ ngày 1/6, một số hàng hóa nhập khẩu trị giá 60 tỷ đô la Mỹ từ Hoa Kỳ đã được nâng lên mức thuế từ 5% đến 25%. Ngày hôm sau, Chỉ số Shanghai Composite, SZSE Component Index, Growth Enterprise Index tiếp tục giảm, trong đó Shanghai Composite giảm còn 2900 điểm. Dòng vốn ròng của nước ngoài đạt 10,9 tỷ nhân dân tệ, một mức chảy ròng cao kỷ lục trong lịch sử. 

Vào ngày 1/8, do không hài lòng với việc mua sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc, ông Trump đã tuyên bố trên Twitter rằng họ sẽ áp thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang Hòa Kỳ còn lại của Trung Quốc đầu từ ngày 1/9. 

Vào ngày 5/8, tỷ giá hối đoái của Nhân dân tệ so với đồng đô la Mỹ đã giảm xuống dưới ngưỡng 7 điểm. Cùng ngày, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố Trung Quốc bị liệt vào danh sách thao túng tiền tệ. 

Vào ngày 23/8, ĐCSTQ đã công bố mức thuế trả đũa đối với 75 tỷ đô la Mỹ hàng hóa của Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ Trump đã đáp trả vào buổi chiều rằng sẽ tăng mức thuế suất với 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Theo một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 2/2019 với 314 công ty Mỹ ở Trung Quốc, gần hai phần ba các công ty nói rằng căng thẳng thương mại Trung-Mỹ đã ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của họ cho thị trường Trung Quốc, và gần 1/4 các công ty đã trì hoãn việc đầu tư vào Trung Quốc. Ngoài ra, khoảng 1/5 các công ty đã hoặc đang xem xét chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, mà lý do chính là thuế quan và giá thành tăng.

Hiện tại, những tác động bất lợi của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đối với Trung Quốc ngày càng trở nên rõ ràng hơn: tốc độ vốn bao gồm cả vốn nước ngoài chảy vào thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chậm lại, các doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài cũng chịu áp lực nặng nề; những doanh nghiệp ‘mẫn cảm’ với ngoại hối, như công ty bất động sản hay công ty hàng không, cũng chịu “đau khổ” sâu sắc.

Nhà bình luận nước ngoài Văn Tiểu Cương nói rằng, dưới áp lực của thuế quan Mỹ, chính quyền Trung Quốc thực sự lo sợ. ĐCSTQ lo ngại rằng thuế quan sẽ tác động đến các công ty Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu, các đơn đặt hàng nhà máy sẽ giảm, và cuối cùng là đóng cửa nhà máy. 

Cộng với việc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc, kéo theo một số lượng lớn lao động thất nghiệp và nông dân công nhân vì thất nghiệp mà tràn vào thành phố. Một khi điều này xảy ra, những người lao động nhập cư không có thu nhập này chắc chắn sẽ gây ra sự bất ổn xã hội hoặc thậm chí là hỗn loạn, cuối cùng sẽ “bóp nghẹt” sự thống trị của ĐCSTQ, ngày sụp đổ của ĐCSTQ đang đến gần.

Ngoài ra, kể từ khi dịch sốt lợn châu Phi được phát hiện lần đầu ở Thẩm Dương vào đầu tháng 8/2018, dịch bệnh đã lan khắp Trung Quốc. Bệnh dịch hạch lợn dai dẳng đã tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi lợn, dẫn đến số lượng lợn và nguồn cung thịt lợn giảm đáng kể, và giá thịt lợn tăng đột biến.

Vào ngày 21/8, hội nghị thường vụ của ĐCSTQ đã ban hành nhiệm vụ phân phối lợn ở các tỉnh, thành phố khác nhau. Đây là lần đầu tiên ĐCSTQ chính thức thừa nhận cuộc khủng hoảng nguồn cung thịt lợn sau khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát.

Tờ “Thời báo tài chính” của Anh ngày 3/9 cho biết tờ báo đã nhận được một đoạn nói chuyện trong nội bộ ĐCSTQ. Hồ Xuân Hoa, Phó Thủ tướng của Trung Quốc và uỷ viên của Bộ Chính trị, nói với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ tại một cuộc họp rằng tăng sản lượng thịt lợn là một “nhiệm vụ chính trị quan trọng”. 

Thạch Thực, một nhà bình luận chính trị, nói rằng ĐCSTQ coi sản xuất thịt lợn là một “nhiệm vụ chính trị quan trọng”, có thể là vì mục đích “duy trì sự ổn định” và ngăn chặn mọi người thay đổi. ĐCSTQ lo lắng rằng người dân sẽ nổi lên chống lại sự chuyên chế.

Gia Hưng (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này