Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu Hải Dương ra khỏi vùng biển Việt Nam

13/09/19, 10:34 Việt Nam

Trước việc nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam lần thứ 3 từ ngày 7/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu nước này rút ngay toàn bộ nhóm tàu trên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh qua tuoitre)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh qua tuoitre)

Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 12/9 về việc tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 lại vi phạm chủ quyền Việt Nam vào ngày 7/9, Bộ Ngoại giao khẳng định đã xác nhận và cho biết kiên quyết phản đối hành động phi pháp này của Trung Quốc.

“Theo các cơ quan chức năng của Việt Nam, nhóm tàu HD (PV – Hải Dương 08) tiếp tục vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam…

Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình, được xác định phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Việt Nam cũng đã nêu quan điểm về những ảnh hưởng tiêu cực do hoạt động vi phạm của nhóm tàu Hải Dương 8 đến quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hoà bình và an ninh, ổn định ở Biển Đông cũng như khu vực.

Vì những lý do đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm nghiêm trọng này và rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển Việt Nam”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ ngoại giao cũng khẳng định rằng, Việt Nam luôn coi trọng hòa bình, an ninh và thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, sẵn sàng thiện chí giải quyết những bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình.

Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vì lợi của hai nước, nhân dân hai nước và hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.

Kể từ ngày 12/7 đến nay, tàu Hải Dương Địa Chất 8 và nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc đã 3 lần xâm phạm nghiêm trọng vùng biển Việt Nam. (Ảnh qua vnexpress)
Kể từ ngày 12/7 đến nay, tàu Hải Dương Địa Chất 8 và nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc đã 3 lần xâm phạm nghiêm trọng vùng biển Việt Nam. (Ảnh qua vnexpress)

Việt Nam cũng kêu gọi các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, khu vực và quốc tế.

Trước việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cùng ngày (12/9), hội Những người Hàn Quốc yêu Việt Nam (VESAMO) đã ra tuyên bố yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, đồng thời rút ngay tàu khảo sát.

Theo đó, VESAMO cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông.

Tàu cẩu Lam Kình của Trung Quốc. (Ảnh qua vnexpress)
Tàu cẩu Lam Kình của Trung Quốc. (Ảnh qua vnexpress)

Tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở nam Biển Đông từ đầu tháng 7. Việt Nam trước đó đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc, yêu cầu nước này rút tàu và không có hành vi đe dọa an ninh, hòa bình ở khu vực.

Nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối các hành động làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều ra thông cáo chỉ trích Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông, làm suy yếu hòa bình, an ninh khu vực và vi phạm các quy tắc quốc tế.

Trong cuộc họp báo, bà Hằng cũng cho biết tàu Lam Kình, tàu cẩu lớn nhất thế giới của Trung Quốc, đã đi qua Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. “Hoạt động của tàu này luôn được các lực lượng chức năng Việt Nam giám sát theo đúng quy định của luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS”, bà Hằng cho hay.

Theo quy định của UNCLOS, các tàu nước ngoài được phép đi qua vô hại trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng không được tiến hành các hoạt động khảo sát khi chưa được sự cho phép của Việt Nam.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng