Tại sao Khổng Tử nói “Nuôi được cha mẹ chưa phải là Hiếu”

Hiếu hay hiếu đạo, hiếu thuận là hành vi được các nhà Nho truyền thống đề xướng, là nội dung cốt lõi trong nền văn hoá truyền thống Á Đông. Cái gốc và khởi điểm của chữ “Nhân” (Nhân từ) chính là hiếu đễ. “Bách thiện hiếu vi tiên”, đã phản ánh được rằng các dân tộc Á Đông vô cùng coi trọng chữ Hiếu.

Tại sao Khổng Tử nói “Nuôi được cha mẹ chưa phải là Hiếu”. Ảnh 1
Khổng Tử nói “Nuôi được cha mẹ chưa phải là Hiếu”.

Hiếu là không vi phạm

Mạnh Ý Tử hỏi về chữ Hiếu, Khổng Tử đáp rằng: “Đừng vi phạm.” Học trò Phàn Trì đánh xe tới. Khổng Tử nói với ông ta rằng: “Mạnh Tôn Thị hỏi ta như thế nào là tận hiếu. Ta trả lời rằng: Đừng vi phạm.” Phàm Trì hỏi: “Ngài đang nói là ý gì?” Khổng Tử đáp: “Khi cha mẹ còn sống hãy phụng dưỡng theo lễ chế, sau khi cha mẹ mất cũng phải chôn cất theo lễ chế, phải tế tự theo lễ chế.”

Hoá ra vi phạm là chỉ việc vi phạm lễ chế, chứ không phải là chống lại lệnh cha. Ngược lại, Khổng Tử cho rằng nếu cha mẹ làm sai, con cái cũng cần đề xuất ý kiến chỉnh sửa lại, chỉ là phải tuân theo một số nguyên tắc.

Trong “Lí Nhân – Luận Ngữ” chép lại rằng, Khổng Tử nói: “Sự phụ mẫu kỷ gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi, lao nhi bất oán.” Khi hầu hạ cha mẹ nếu cha mẹ có chỗ không đúng, thì phải nhẹ nhàng khuyên can; Khi ý kiến của mình đã được biểu đạt mà thấy tâm cha mẹ không muốn nghe theo, thì vẫn phải cung kính với cha mẹ, không được đối kháng. Lo lắng thay cho cha mẹ, chứ không phải oán hận.

Hiếu là tuân theo Lễ, chứ không chỉ là biết vâng lời. Xem ra Khổng Tử căn bản không để tâm tới việc có nghe lời hay không. Vậy điều ông để tâm là gì?

videoPlayerId=fc084b22b

Ad will display in 09 seconds

Tận hiếu bất oán

Tử Hạ hỏi Khổng Tử về chữ Hiếu. Khổng Tử nói: “Con cái có thể giữ được nét mặt an hoà, vui vẻ là điều khó nhất. Khi có việc phải làm, người trẻ làm thay, khi có đồ ăn thức uống, người lớn tuổi ăn trước, lẽ nào như vậy chưa thể được coi là Hiếu ư?”

Hiếu, trước tiên thể hiện qua thái độ cung kính và vui vẻ. Đương nhiên hành động cũng phải có. Ví như trong truyền thống của các dân tộc Á Đông thì tôn trọng bề trên, thức ăn đồ uống ngon thì mời họ ăn trước, uống trước, phụng dưỡng cha mẹ lại càng là nghĩa vụ cần có của mỗi người. Ngay cả việc nuôi dưỡng cha mẹ cũng không nuôi thì còn nói gì đến chữ Hiếu?

Nhưng, nếu chỉ như vậy, đã được gọi là Hiếu chưa?

Dùng “kính” mà tận hiếu

Tử Du hỏi Khổng Tử về chữ Hiếu. Khổng Tử nói: “Chữ Hiếu bây giờ được hiểu là có thể nuôi dưỡng cha mẹ. Nhưng ngay cả chó và ngựa cũng đều phải nuôi dưỡng. Nếu thiếu đi sự kính trọng, thì sao có thể phân biệt hai việc đó đây.”

Khi đối với cha mẹ có thể cung kính mà vui vẻ, mới là tận Hiếu. Chữ “Kính” nhấn mạnh việc không để xảy ra sơ suất dù rất nhỏ, phụng dưỡng cha mẹ già xuất phát từ nội tâm, với khuôn mặt vui vẻ, mới có thể nói là “Hiếu”.

Làm được 3 điều “không vi phạm”, “bất oán” và “kính” trên, chẳng phải đã giải thích một cách toàn diện về chữ “Hiếu” rồi sao?

Còn có một tiêu chuẩn cao hơn nữa:

Cha mẹ chỉ phải lo lắng về bệnh tật của con cái

Mạnh Vũ Bá thỉnh giáo Khổng Tử thế nào là Hiếu. Khổng Tử nói: “Khiến cha mẹ chỉ phải lo lắng vì bệnh tật của con cái.”

Nói một cách khác, lòng hiếu thuận lớn nhất của con cái chính là để cha mẹ có thể yên tâm về mình trên mọi phương diện, bởi vì những phương diện khác đều biểu hiện rất tốt, nên cha mẹ chỉ phải lo lắng về sức khoẻ của họ. Bởi lẽ đời người Sinh Lão Bệnh Tử là lẽ tất nhiên, không ai có thể thoát khỏi vòng tròn sinh tử này. Không khiến cha mẹ nhọc lòng âu lo, chính là Hiếu.

Nếu một người hành vi đoan chính, phẩm chất, đạo đức tốt, không đi theo bất cứ oai môn tà đạo nào, thì đã có thể khiến cha mẹ họ mười phần yên tâm. Đây cũng chính là Hiếu.

Theo Tri Thức VN

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?