Tại sao đôi mắt của chúng ta có nhiều lúc lại cảm thấy sợ ánh sáng?

07/08/20, 15:41 Sức khỏe

Không biết bạn đã từng có cảm giác này chưa: Trước đây khi nhìn lên bầu trời xanh, đôi mắt luôn cảm thấy rất thoải mái, và có thể nhìn thẳng vào nó mà không trở ngại. Nhưng sau khi bị cận thị hoặc mắt phải hoạt động liên tục trong thời gian dài, thì đôi mắt không còn có thể nhìn thẳng lên bầu trời nữa, vì cảm thấy rất chói, và bạn phải nheo mắt mới có thể nhìn rõ. Nếu bạn cố gắng mở mắt ra, bạn sẽ cảm thấy khó mà chịu nổi, thậm chí chảy nước mắt.

Sau khi phải hoạt động liên tục trong thời gian dài, đôi mắt không thể nhìn lên bầu trời, bạn phải nheo mắt mới có thể nhìn rõ. (Ảnh qua Facebook)

Một số sinh viên hoặc nhân viên văn phòng, sau khi học và làm việc cả ngày, nhìn lên chiếc đèn bàn hoặc đèn huỳnh quang trên trần nhà, cũng sẽ có cảm giác chói mắt tương tự; đôi khi chỉ là đi bộ từ một nơi hơi tối đến nơi có ánh sáng mặt trời, đôi mắt cũng sẽ cảm thấy khó chịu…

Loại hiện tượng này thường được gọi là “chứng sợ ánh sáng”, có thể nói là cơ chế tự bảo vệ của đôi mắt, nhưng ngoài đó ra, nó cũng có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh tật.

Nguyên nhân của chứng sợ ánh sáng

Tin rằng tất cả mọi người khi đi học đều đã biết được rằng, lý do mắt người có thể nhìn thấy các thứ chủ yếu là do sau khi ánh sáng đi vào mắt sẽ được chiếu lên võng mạc, vậy nên mới có thể nhìn thấy vật thể. 

Đồng tử sẽ điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt tùy theo cường độ ánh sáng, như thế có thể tránh được việc quá nhiều ánh sáng tiến vào, gây áp lực lên điểm vàng của mắt, tạo thành tổn thương. 

Chỉ là bởi cường độ ánh sáng thay đổi quá nhanh, khi một lượng lớn ánh sáng đi vào mắt trong thời gian ngắn, đồng tử có thể sẽ không điều chỉnh kịp, lúc này sẽ xuất hiện chứng sợ ánh sáng tạm thời, tình huống này là một phần của cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, là rất bình thường.

Cường độ ánh sáng thay đổi quá nhanh, đồng tử sẽ không điều chỉnh kịp, lúc này sẽ xuất hiện chứng sợ ánh sáng. (Ảnh qua Gramho)

Tuy nhiên, nếu như không phải trong trường hợp ánh sáng thay đổi quá nhanh, chẳng hạn như đã ở ngoài trời trong một thời gian dài và sớm đã thích nghi với cường độ ánh sáng rồi, nhưng khi bạn nhìn lên bầu trời, vẫn cảm thấy bị kích thích đến mức khó chịu, xuất hiện chứng sợ ánh sáng, điều này biểu thị rằng chức năng điều tiết của mắt bạn đã mất nhạy.

Thông thường, khi chức năng điều tiết của mắt mất nhạy, có thể chia thành hai bộ phận: mắt trong và mắt ngoài. Mắt trong mất nhạy chính là lutein trong điểm vàng của mắt không đủ để lọc ánh sáng, do đó, ngay cả với cường độ ánh sáng bình thường cũng sẽ khiến mắt cảm thấy khó chịu. 

Còn mắt ngoài mất nhạy, là chỉ giác mạc, kết mạc và các bộ phận khác bên ngoài của mắt, mặc dù chúng vẫn có thể tiếp nhận ánh sáng, nhưng khả năng điều tiết của chúng đã bị suy giảm, ví dụ như viêm giác mạc, khô mắt, v.v.., cũng đều sẽ dẫn đến hiện tượng sợ ánh sáng.

Có nhiều lý do cho chứng sợ ánh sáng của mắt, chẳng hạn như điểm vàng xuất hiện bệnh biến, nhìn màu sắc và đường nét của các thứ đều sẽ thay đổi, thậm chí bạn có thể sẽ nhìn thấy những thứ không tồn tại. 

Giả dụ thử đặt một bàn cờ vây hình vuông trước mặt bạn, sau đó nhìn vào điểm “thiên nguyên” ở giữa. Nếu đã có tổn thương ở điểm vàng của mắt, các đường kẻ trên bàn cờ hình vuông sẽ bị lệch, hơn nữa điểm ở giữa đó cũng sẽ mờ dần và khó phân biệt.

Tất nhiên, khi mắt bị sợ ánh sáng, ngoài các vấn đề về mắt trong và mắt ngoài, các chứng bệnh như chèn ép dây thần kinh thị giác, đau nửa đầu và xuất huyết nội sọ cũng có thể tạo thành hiện tượng này, do đó nếu bạn muốn biết chính xác lý do, vẫn là nên tìm bác sĩ để chẩn đoán và điều trị, mới là cách tốt nhất.

Mặc dù cơ thể của con người có cơ chế tự sửa chữa, nhưng nhiều tổn thương ở mắt rất nhiều lúc là không thể hồi phục, vì vậy chúng ta vẫn cần cảnh giác bất cứ lúc nào, một khi cảm thấy không ổn, hãy nhanh chóng đi khám, mới có thể bốc thuốc đúng bệnh, tránh khỏi tình trạng xấu đi.

Gia Hưng (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

    Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý