Phong vân mạn đàm (Kỳ 4): Trận gió định mệnh đưa Chu Đệ lên ngôi hoàng đế

11/04/20, 09:48 Cổ Học Tinh Hoa

Lời toà soạn: Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.

Trong trận đại chiến trên hồ Bà Dương, một cơn gió lớn đã giúp Chu Nguyên Chương đánh bại đội quân của Trần Hữu Lượng, từ đó định ra vị hoàng đế khai quốc triều Minh. Mấy chục năm sau, lại một trận gió nữa nổi lên vào đúng lúc nghìn cân treo sợi tóc, giúp một người lên ngôi xưng đế và đưa văn trị võ công của nhà Minh lên đến đỉnh cao. Đó là ai?

Câu chuyện xảy ra sau khi Chu Nguyên Chương xưng đế và định đô ở Nam Kinh. Vào năm Hồng Vũ thứ 28, Chu Nguyên Chương đã thỉnh mời một số tăng nhân dạy cho các hoàng tử học tập kinh Phật, trong đó có vị hòa thượng pháp danh là Đạo Diễn, tên tục gia là Diêu Quảng Hiếu. Hoàng tử thứ tư của Chu Nguyên Chương tên là Chu Đệ, khi đó được sắc phong ở Bắc Kinh nên còn gọi là Yên Vương. Khi vừa nhìn thấy Yên Vương, hòa thượng Đạo Diễn đã nhận thấy tướng mạo của vị hoàng tử này không giống như những người bình thường. Trong Minh sử chép là Yên Vương “dung mạo kỳ vĩ với bộ râu đẹp”, hơn nữa ngoại hình lại vô cùng cao lớn khôi ngô. Ông cũng là một viên tướng tài hiếm có của triều Minh, trong mỗi trận đánh đều vô cùng lợi hại.

Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc hoàng đế Chu Đệ. (Ảnh: Wikipedia)

Hòa thượng Đạo Diễn liền chạy đến trước mặt Yên Vương và nói: Xin ngài hãy cho tôi đi theo ngài, nếu được như vậy tôi sẽ tặng ngài một chiếc mũ trắng. Quyển thứ 16 trong Minh sử kỷ sự bản mạt ghi lại lời Đạo Diễn nói với Yên Vương như sau: “Nếu đại vương cho phép thần được theo hầu, thần sẽ dâng một chiếc mũ trắng cho đại vương đội”. Cái mũ màu trắng tức chữ “bạch” (白), đội lên quân vương tức chữ “vương” (王) sẽ tạo thành chữ “hoàng” (皇). Ý nói rằng, nếu như ngài cho tôi được theo hầu, tôi chắc chắn sẽ giúp ngài trở thành hoàng đế. Chu Đệ hiểu hàm ý đó nên rất sốt sắng, bởi bấy giờ triều đình đã lập thái tử rồi.

Vị thái tử được Chu Nguyên Chương sắc phong đầu tiên chính là người anh cả của Chu Đệ, tên là Chu Tiêu. Con người Chu Tiêu rất nhân hậu. Bản thân Chu Nguyên Chương cũng rõ ràng một điều, đó là có thể giành được thiên hạ trên lưng ngựa, chứ không thể dùng lưng ngựa mà cai trị thiên hạ được. Vậy nên Chu Nguyên Chương đã chọn ra những vị Nho sinh xuất sắc nhất lúc bấy giờ để dạy đạo lý “trị quốc bằng lòng nhân ái” cho Chu Tiêu, vậy nên con người Chu Tiêu vô cùng nhân từ. Nhưng tiếc thay sức khỏe của ông lại không được tốt, Chu Nguyên Chương chưa quy tiên thì Chu Tiêu đã ra đi trước rồi.

Nhưng Chu Nguyên Chương lại đặc biệt yêu quý đứa con trai cả này, vậy nên ông đã lập con trai của Chu Tiêu là Chu Doãn Văn lên làm thái tử. Như vậy sau khi Chu Nguyên Chương qua đời thì Chu Doãn Văn sẽ lên kế vị. Và thực tế cũng là như vậy, Chu Doãn Văn chính là Kiến Văn Đế sau này.

Chu Nguyên Chương rất coi trọng việc đặt tên cho các thế hệ theo vai lứa. Thế hệ con trai của ông, hết thảy đều có chữ Mộc (木), ví dụ như Chu Tiêu là “朱标” với chữ Mộc ở bên cạnh, còn Yên vương Chu Đệ thì là “朱棣”, cũng là chữ Mộc ở bên cạnh. Một thế hệ sau đó là dùng chữ Hỏa (火). Ông đã dựa vào các chữ trong Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ( 金、木、水、火、土), đều là áp dụng thứ tự này để đặt tên cho con cháu mình.

Thân phận khi đó của Chu Đệ là phiên vương. Chính là Chu Nguyên Chương đã sắc phong vương vị cho các hoàng tử, chia đất phong hầu cho họ ở các nơi khác nhau để làm “phiên vương”. Phiên vương rất có quyền lực, họ có quân đội riêng, có lãnh thổ riêng, và có chế tài thu thuế riêng biệt. Vậy nên quyền lực của phiên vương là rất lớn. Sau khi Chu Nguyên Chương băng hà, Chu Doãn Văn lên làm hoàng đế. Ông ta nhận ra quyền lực của các phiên vương thì không khỏi giật mình kinh sợ.

Những phiên vương đó đều là chú ruột của Chu Doãn Văn, thế lực của mỗi người đều rất lớn mạnh. Chu Doãn Văn trong tâm nơm nớp lo sợ địa vị của mình sẽ bị uy hiếp. Trong triều có hai đại thần, một người tên là Tề Thái, một người tên là Hoàng Tử Trừng. Cả hai cùng kiến nghị khuyên Chu Doãn Văn hãy nhanh chóng loại trừ các phiên vương và triệt tiêu quyền lực của họ. Kỳ thực, người mà Chu Doãn Văn muốn loại bỏ nhất chính là Yên Vương, nhưng ông ta không dám hành động ngay mà lại ra tay từ người khác trước. Trong số các phiên vương, người thì bị bắt giam, người thì bị bỏ tù, có người thì tự sát, v.v. Cứ như vậy, cuối cùng khi đến lượt Yên Vương thì tình thế đã hoàn toàn thay đổi.

Thực ra, năm xưa sau khi Yên Vương được phong hầu tới Bắc Kinh, vị hòa thượng Đạo Diễn đã suốt ngày lẽo đẽo theo sau không ngừng khuyên nhủ: tạo phản đi thôi, tạo phản đi thôi. Những lời này đã nói đi nói lại suốt mấy năm trời. Về sau, do hình thế bức ép, Yên Vương bất đắc dĩ đã thật sự tạo phản. Nhưng quân đội của ông so với triều đình thì không cách nào bì được. Trong tay Chu Đệ chỉ có mười mấy vạn, trong khi đội quân của triều đình lại là mấy chục vạn. Hai bên đã từng phát sinh nhiều trận chiến, nhưng trong đó có một trận quyết định.

Năm 1400 đã diễn ra trận quyết chiến giữa quân đội của Chu Đệ với đội quân của triều đình ở sông Bạch Câu. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Vào năm Kiến Văn thứ hai (năm 1400) đã diễn ra trận quyết chiến giữa quân đội của Chu Đệ với đội quân của triều đình ở sông Bạch Câu, tỉnh Hà Bắc ngày nay. Quân đội của Chu Đệ từ Bắc Kinh tiến về phía Nam Kinh, ở đây tạm gọi là quân Bắc, còn đội quân của triều đình thì từ Nam Kinh tiến về phía Bắc Kinh, tạm gọi là quân Nam. Khi đó quân Bắc và quân Nam đã đánh một trận quyết liệt ở sông Bạch Câu.

Thống soái của quân Nam chính là thống soái của bộ quân triều đình, tên là Lý Cảnh Long, dẫn theo 60 vạn đại quân. Còn Chu Đệ thì chỉ có mười mấy vạn quân. Trận chiến đó khá là khốc liệt, sau cùng quân đội của Chu Đệ đã bị Lý Cảnh Long bao vây. Giữa lúc đó, con trai của Chu Đệ là Chu Cao Húc dẫn một nhóm quân tinh nhuệ đến ứng cứu, nhưng cũng mau chóng bị tiêu diệt sạch. Bản thân Chu Đệ đã phải đổi đến 3 con ngựa chiến, 3 thanh gươm, khi đó ông rơi vào tình cảnh hết gạo sạch đạn.

Ngay lúc này đã phát sinh một sự việc hết sức kỳ quái. Minh sử quyển 5 chép rằng:

Hội tuyền phong khởi, chiết Cảnh Long kỳ, vương thừa phong túng hỏa phấn kích, trảm thủ sổ vạn, nịch tử giả thập dư vạn.

Nghĩa là một trận gió lốc bất ngờ nổi lên làm gãy cờ của Cảnh Long, Yên Vương thuận gió phóng hỏa đánh trả, rồi lại chém đầu mấy vạn, lại thêm hơn chục vạn quân địch chết đuối. Tâm nhãn của cơn gió lốc này vừa khéo lại nổi lên ngay trên lá cờ chủ soái của Lý Cảnh Long, ngay lập tức bẻ gãy cờ chỉ huy. Trong phút chốc toàn bộ chiến trường đều im phăng phắc, mọi người cùng trố mắt ra nhìn: Cờ chỉ huy sao lại bị đánh gãy rồi? Bởi trong chiến tranh, đây là một tín hiệu vô cùng bất lợi.

Ngay sau đó cơn gió lốc lại biến thành một trận gió bắc, từ phía bắc thổi xuống phía nam khiến cho quân Nam không tài nào mở được mắt. Lúc này Chu Đệ đã “thừa gió phóng hỏa”, thuận theo hướng gió mà phóng một mồi lửa, tiêu diệt hơn mấy vạn quân địch, cộng thêm số quân địch chết đuối lên đến hơn chục vạn. Trước đó quân Nam đang ở trong tình thế đắc thắng, nhưng chỉ một trận gió quái lạ mà khiến cho cục diện tan hoang.

Ở đây không chỉ là một trận gió. Khi Chu Đệ đang xông pha đánh trận, cả thảy là ba lần, thì chính ngay lúc nghìn cân treo sợi tóc gió lớn đã nổi lên, cả ba trận gió này đã “thổi” Chu Đệ từ Bắc Kinh đến Nam Kinh, đưa ông lên ngôi hoàng đế. Những sự việc xác suất rất nhỏ xem ra lại bất ngờ diễn ra, kỳ thật đó chính là Thiên ý.

Minh sử quyển 145 có ghi lại một đoạn đối thoại giữa Yên Vương và Đạo Diễn. Yên Vương hỏi Đạo Diễn rằng: “Lòng dân hướng về bên đó, thế phải làm sao?” Ông ta nói nhà ngươi cứ luôn khuyên ta tạo phản, nhưng lòng dân lại hướng về Kiến Văn Đế, vậy ta sao có thể làm được gì? Đạo Diễn đã trả lời bằng 8 chữ: “Thần tri thiên đạo, hà luận dân tâm?” (thần đây biết được thiên cơ, lòng dân có là gì?). Nghĩa là, tôi biết ngài sẽ lên làm hoàng đế, vậy nên ngài không cần phải lo lắng nữa làm gì.

Triều Minh có một người rất giỏi xem tướng tên là Viên Củng. Một lần nọ, Yên Vương muốn ra ngoài uống rượu nên đã dẫn theo một số thị vệ trong cung đi cùng. Ông ta vì để che giấu thân phận nên đã cởi y phục hoàng tộc mà vận y phục của thị vệ thông thường. Trong tửu quán, Viên Củng khi ấy cũng đang uống rượu. Ông ta vừa trông thấy Yên Vương thì liền bước đến quỳ dưới đất, nói: “Điện hạ, sao ngài lại có thể vận y phục của bọn hạ nhân chứ?” Yên vương nói y phục của hạ nhân gì chứ, ta chính là thị vệ. Viên Củng nói ngài không cần phải khách sáo đâu, mai sau thể nào ngài cũng sẽ làm hoàng đế.

Chúng ta vừa nhắc lại bốn câu chuyện liên quan đến gió: Trong trận chiến Xích Bích, một trận gió lớn đã đặt định ra cục diện Tam quốc chia ba thiên hạ. Trong trận chiến Hán-Sở, một trận gió lớn đã cứu tính mạng của Lưu Bang, khai sáng giang sơn 400 năm nhà Hán. Trong trận đại chiến ở hồ Bà Dương, một trận gió lớn đã giúp Chu Nguyên Chương tiêu diệt Trần Hữu Lượng, trở thành hoàng đế khai quốc của triều Minh. Thế thì trong trận chiến sông Bạch Câu, không phải là một cơn gió lớn, mà là ba cơn gió lớn đã giúp Chu Đệ tiến vào Nam Kinh, trở thành Minh Thành Tổ sau này. Về sau, ông đã dời đô thành từ Nam Kinh đến Bắc Kinh.

Cổng thành Nam Kinh. (Ảnh: Wikipedia)

Khi đọc sách sử tôi thường không khỏi cảm khái như vậy: Lịch sử có những lúc giống như một con tàu đi giữa biển lớn, một trận gió bất ngờ thổi đến đã thay đổi hoàn toàn hướng đi của nó.

Phong vân của lịch sử thường là không sao đoán trước được. Trời có gió mây khó đoán, người có họa phúc khó lường. Mỗi một cá nhân trên con đường nhân sinh cũng thường sẽ có những sự tình bất ngờ ập đến, từ đó thay đổi vận mệnh của cả một đời người…

(Còn tiếp)

(Theo bài viết của Giáo sư Chương Thiên Lượng được đăng tải trên NTDTV)

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?