Phát hiện đoạn gen gây lão hóa sớm ở người

10/05/15, 05:00 Khoa học

Các nhà di truyền học đã xác định được gen gây ra hội chứng lão hóa sớm, từ đó có thể làm chậm lại hay thậm chí đảo chiều sự lão hóa ở người qua chỉnh sửa thành phần ADN.

Những bí ẩn trong ADN có thể giúp con người tìm ra biện pháp ngăn chặn quá trình lão hóa. ​

Cơ thể chúng ta được cấu thành từ khoảng 75 nghìn tỷ tế bào, được liên tục thay thế theo thời gian. Theo Bảo tàng Khoa học London (Anh), trong thời gian cần để đọc một câu ngắn, 50 triệu tế bào trong cơ thể đã chết và được thay thế.

Các loại tế bào khác nhau thay thế ở mức độ khác nhau. Chẳng hạn, tế bào da mất khoảng 2-3 tuần để hồi phục, trong khi một số tế bào máu trắng có thể sống đến 1 năm. Cuối cùng, gần như tất cả tế bào đều đổi mới. Có thể hiểu rằng, cứ vài năm, cơ thế con người lại tự làm mới một lần. Nhưng tại sao chúng ta vẫn già đi?

Lão hóa là một trong những bí ẩn căn bản nhất của khoa học. Một số nhà nghiên cứu hy vọng sự hiểu biết về bệnh lão hóa sớm Werner Syndrome có thể làm sáng tỏ tiến trình này. Còn được gọi với cái tên Adult Progeria, lão hóa sớm là chứng rối loạn di truyền rất hiếm gặp.

Triệu chứng của bệnh biểu hiện quá trình lão hóa diễn ra với tốc độ cực nhanh. Người bệnh cuối cùng mắc phải các biến chứng như đục thủy tinh thể và loãng xương. Hầu hết những người bị hội chứng Werner không sống qua tuổi 50.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà di truyền học đã xác định được gen gây ra hội chứng trên là WRN, một loại enzyme duy trì cấu trúc ổn định của ADN.

Các nhà khoa học tiến hành loại bỏ enzyme WRN trong các tế bào gốc khỏe mạnh và quan sát xem điều gì xảy ra khi các tế bào tự nhân bản. Kết quả thu được cho thấy, đột biến trên dẫn đến sự suy thoái của các bó ADN trong nhân tế bào, được gọi là chất dị nhiễm sắc.

Juan Carlos Izpisua Belmonte, tác giả chính của công trình nghiên cứu này cho biết, “phát hiện của chúng tôi cho thấy các đột biến gen gây ra Hội chứng Werner đã phá vỡ cấu trúc của chất dị nhiễm sắc. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lão hóa”.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu khác, để hiểu rõ tác động của chất dị nhiễm sắc đến quá trình lão hóa. Tuy nhiên, phát hiện trên có thể xem là bước đầu tiên hướng tới phương pháp làm chậm lại hay thậm chí đảo chiều sự lão hóa ở người.

Theo Tinhte.vn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi