Máy điện báo thủy lực của Aeneas: Phương tiện liên lạc thời cổ đại
So với nền công nghệ trong quá khứ, những tiến bộ khoa học vượt bậc hiện nay đã làm thay đổi cách sinh hoạt của chúng ta. Tuy nhiên, ít ai tin nền văn minh cổ xưa lại có thể sáng tạo ra “máy điện báo thủy lực” có thể truyền tải thông tin ở khoảng cách rất xa.
Loại phương tiện này được sử dụng rộng rãi trong thời cổ đại. Đặc biệt, nó có thể giúp mọi người giao tiếp với nhau ở khoảng cách nghìn dặm.
Vào năm 350 trước Công Nguyên, một người Hy Lạp tên là Aeneas đã phát minh ra hệ thống điện báo thủy lực, đây là một phương tiện giao tiếp quan trọng thời bấy giờ. Thông tin được truyền tải khá rõ ràng và nhanh chóng.
Aeneas là nhà văn, chuyên gia sử học, chiến lược gia và người phụ trách thông tin liên lạc của Hy Lạp. Ông được biết đến là tác giả đầu tiên của bản hướng dẫn về hệ thống thông tin liên lạc trong quân sự. Phát kiến này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp trao đổi và truyền đạt thông tin trước các cuộc tấn công bất ngờ, từ đó đưa ra các chiến thuật hành quân và tấn công.
Kể từ khi phát minh ra phương pháp mới này, Aeneas đột phá những hạn chế trong việc truyền tải thông tin qua tín hiệu từ ngọn đuốc. Với phương pháp cũ, ngọn đuốc chỉ có thể truyền tải một số thông điệp như cảnh báo nguy hiểm, thông báo đã hoàn thành sự việc gì đó, nhưng họ không thể gửi thông tin mô tả một việc cụ thể nào. Về cơ bản, họ có thể truyền đạt điều đã xảy ra nhưng không thể miêu tả chi tiết sự việc đó.
Để đột phá những giới hạn trên, Aeneas đã phát minh ra hệ thống điện báo thủy lực. Tín hiệu điện được truyền qua hệ thống mạch nước chứa đầy que kèm ký tự thông tin (chẳng hạn như “kỵ binh đang tiến vào” hay “có tàu chiến”).
Cụ thể, khi 2 người muốn giao tiếp, họ sẽ sử dụng hai bộ vật liệu thông tin giống nhau. Phương thức truyền tin dựa vào thị giác như đốt đuốc (giống đèn báo trên thiết bị liên lạc của chúng ta hiện nay) được sử dụng để báo hiệu sắp có tin gửi tới. Thông qua hệ thống kết nối xây dựng bằng đất nung được chôn sâu dưới đất, các trạm gác trên đồi có thể dễ dàng giao tiếp với nhau. Nếu một trạm muốn gửi thông điệp nào đó, họ sẽ đốt đuốc lên để phía bên kia biết. Sau khi bên này hạ ngọn đuốc xuống, phía nhận tín hiệu sẽ nhìn vào hệ thống truyền tải thông tin để đọc thông điệp. Để thông tin được truyền tải đầy đủ và chính xác nhất, hai bên phải có cùng hệ thống cũng như vật liệu que thông tin.
Cách thức xây dựng và vận hành hệ thống này khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả giao tiếp rất cao.
Hệ thống hiệu quả và đơn giản này đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Bởi vì, đây là bước đột phá trong công nghệ thông tin liên lạc, giúp truyền tải các thông điệp được tạo sẵn tới khoảng cách rất xa và an toàn. Trong trường hợp có ngoại xâm hay trong những trận tấn công, họ chỉ cần báo hiệu bằng ngọn đèn cho nhau (giống đèn pin), khiến đối phương hoàn toàn bất lực. Phương pháp mới này có ý nghĩa chiến lược cả về mặt quân sự cũng như truyền thông.
Trong Chiến tranh Punic-I (264-241 trước Công Nguyên), tin nhắn được gửi đi từ thành phố Sicily đến Carthage thông qua hệ thống điện báo thủy lực, còn được gọi là dòng Semaphore, giúp đội quân La Mã giành được thắng lợi to lớn.
Thông qua điện báo thủy lực, chỉ huy có thể giao tiếp với các nhân viên quân sự ở các nhóm khác, cũng như tin tình báo từ người dân. Điều này giúp người Hy Lạp làm chủ thông tin và dành chiến thắng trong nhiều cuộc xâm lược bất ngờ trên cả bộ và trên biển. Theo thời gian, hình thức liên lạc đường dài đầu tiên này dần dần được cải tiến và trở thành hình thức truyền thông hiện nay.
Công Lý – Theo Ancientorigions