Lưu Bị đánh thắng 10 trận liên tiếp, Lục Tốn dùng kế gì để xoay chuyển tình thế?

24/01/17, 12:57 Cổ Học Tinh Hoa

Trong trận chiến Di Lăng, mặc dù nắm giữ lực lượng hùng hậu, giành thắng lợi liên tiếp 10 trận, nhưng quân của Lưu Bị cuối cùng lại đại bại trước quân Ngô yếu thế. Nguyên nhân thất bại cũng là bài học đắt giá cho hậu thế.

Kết quả hình ảnh cho hinh anh luu bi
Tạo hình nhân vật Lưu Bị trong phim. (Ảnh: Internet)

“Dĩ dật đãi lao” hay còn gọi là kế thứ 4 trong “Tam thập lục kế”, một cuốn sách tập hợp các sách lược quân sự của Trung Hoa. Điểm chốt yếu của kế sách này là lấy tĩnh chế động, lấy bất biến ứng vạn biến, dựa vào “tĩnh” để nắm giữ quyền chủ động, vẫn ung dung dù đang rất bận rộn, âm thầm lặng lẽ chờ đợi thời cơ.

Trong cuốn binh pháp “Quân tranh thiên” của Tôn Tử có đoạn: “Cố tam quân khả đoạt khí, tướng quân khả đoạt tâm”. Trong chiến đấu, ban đầu quân sĩ hừng hừng khí thế, thời gian kéo dài thì khí thế đó ắt suy giảm, sau cùng khi đã mỏi mệt, nhuệ khí chẳng còn, quân lính chỉ một lòng muốn bỏ về.

Cho nên người khéo dùng binh thì phải tránh lúc địch đang khí thế sục sôi, bảo tồn sức lực đợi địch mệt mỏi rồi mới tiến công, đó là biết phát huy sĩ khí toàn quân. Để đánh bại đối phương không phải chỉ có 1 cách duy nhất là tiến công dồn dập, mà còn có phòng ngự chờ đợi thời cơ. Khi tâm đã vững, khí đã mạnh mới dốc toàn lực tiến lên.

Đôi khi phòng thủ lại là 1 cách hữu hiệu trong chiến đấu, thủ chắc còn có thể tiêu hao sinh lực địch, khiến đối phương chán nản, từ mạnh thành yếu, còn quân ta thì tranh thủ nghỉ ngơi rèn luyện, đợi đến khi quân địch hỗn loạn thì chuyển thủ thành công, tung đòn quyết định và giành lấy thắng lợi.

Lục Tốn đã dụng kế “dĩ dật đãi lao” đả bại Thục quân trong trận chiến Di Lăng

Câu chuyện bắt đầu từ cái chết của Quan Vũ. Năm 219 Lữ Mông nhận lệnh tấn công Kinh Châu, sau khi Quan Vũ vì chủ quan mà để mất Kinh Châu, bỏ chạy về Mạch Thành. Sau đó đã mạo hiểm phá vòng vây, chỉ để lại hai người Vương Phủ và Chu Thương thủ thành.

Kết quả trên đường bị trúng mai phục, Quan Vũ bị bộ hạ của Phan Chương là Mã Trung bắt. Quan Bình mang quân đến trợ giúp cũng bị bắt. Tôn Quyền thấy hai người không chịu hàng nên đã cho giết cả 2. Khi chết Quan Vũ 58 tuổi.

Sau khi lên ngôi được 3 tháng, hoàng đế Lưu Bị vì nôn nóng mong muốn trả thù cho em trai Quan Vũ và đòi lại đất Kinh Châu, không nghe lời khuyên của Gia Cát Lượng và Triệu Vân, đã đích thân dẫn quân thảo phạt Đông Ngô.

Năm 221, quân Thục từ thượng nguồn sông Trường Giang rầm rộ tiến về hạ lưu. Quân đoàn mạnh mẽ cộng với thông thuộc địa hình Kinh Châu nên đã trở thành 1 đội quân bất bại trong giai đoạn đầu cuộc chiến, quân Thục giành thắng lợi liên tiếp 10 trận.

Đại tướng phía bên Đông Ngô lúc bấy giờ là Lục Tốn, sau khi phân tích tình hình sĩ khí của quân Thục ông quyết định “Dĩ dật đãi lao” kiên trì phòng thủ không ra ứng chiến. Lục Tốn cho quân đóng ở nơi bằng phẳng trống trải, quân Thục phía núi rất khó triển khai mà ngược lại còn rơi vào thế bị động.

Hai bên cầm cự nhau trong nửa năm, mùa hè nóng bức khiến nhuệ khí của quân Thục bắt đầu suy sụp. Lưu Bị lập ra liên tiếp mấy chục doanh trại bằng gỗ cây rừng với một khoảng cách quá xa khiến quân lính phân tán, điều này đã phạm vào đại kỵ của binh gia.

Nhận thấy đây là thời cơ mình đang chờ đợi, không chần chừ Lục Tốn hạ lệnh toàn diện phản công, đánh cho quân Thục trở tay không kịp. Doanh trại làm bằng gỗ nên rất bén lửa, Lục Tôn đã dùng hỏa công thiêu rụi lô doanh trại trải dài gần 700 dặm cùng nhiều binh sĩ của Lưu Bị. Đây là một trong những trận “lấy ít địch nhiều” hiếm hoi được hậu thế ca ngợi.

Kết quả hình ảnh cho china: 9 day discovery package for two including flights (departing mel/syd)
Các nhà sử học cho rằng nguyên nhân thất bại của Lưu Bị là “dĩ nộ hưng sư”, hung hăng hiếu chiến, phạm vào điều tối kỵ của binh gia. (Ảnh: Internet)

Quân Thục náo loạn bởi hỏa công

Sau trận chiến ở Di Lăng, nước Thục tổn thất nặng nề, khí giới vật tư và nhiều tướng lĩnh tử trận. Lưu Bị cũng qua đời vào năm 223, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ Thục Hán sau này.

Theo phân tích của nhiều sử gia thì nguyên nhân thất bại chính của Lưu Bị là quá nôn nóng trả thù, “dĩ nộ hưng sư” phạm vào điều tối kỵ của binh gia. Nhưng theo một số nhận định khác, thì có thể việc trả thù chỉ là một cái cớ, mục tiêu quan trọng của ông là muốn chiếm lại Kinh Châu.

Lý do là bởi vì vùng đất Ích Châu, Tứ Xuyên mà Thục Hán đang nắm giữ là 1 nơi đồi núi gập ghềnh, rất khó cho lưu thông thương mại phát triển, trong khi vùng đất phì nhiêu Kinh Châu lại bị Đông Ngô chiếm cứ. Do đó giành lại Kinh Châu mới là mục đích phạt Ngô thực sự.

Trong các trận đánh trước đây, Lưu Bị được biết đến là lấy nhiều thắng ít, đánh trận chủ yếu dựa vào chiến thuật và kinh nghiệm trận mạc. Trong trận đánh Di Lăng, nguyên nhân thất bại chủ yếu đến từ hỏa công, Lưu Bị đánh giá thấp đối phương. Hơn nữa, ông vì giận mà dấy binh, nôn nóng muốn đánh nhanh thắng nhanh. Nếu không quá sức tại Di Lăng có lẽ ông cũng không đến mức phải vong mạng.

Vậy đâu là chìa khóa thắng lợi của Lục Tốn? Ông ban đầu cũng có 1 số trận giao tranh nhưng kết quả thất bại, đem đến tổn thất không nhỏ. Tuy nhiên, nhờ tâm thái bình tĩnh, sử dụng chiến thuật “dĩ dật đãi lao”, sau đó dùng hỏa công, ông mới giành được chiến thắng.

Sau trận chiến Lưu Bị đã rất hối hận, ông đã dành hơn nửa năm cho cuộc chiến ở Di Lăng, nhưng trắng tay. Cuối cùng Lưu Bị than rằng: ”Bại trận, thân này cũng vong”.

Hoàng An, Theo Watchinese

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!