Hong Kong: Chuyện người mẹ Việt có con ở tuyến đầu Đại học Bách Khoa

12/12/19, 09:02 Cuộc sống

Cháu nói rằng cháu sinh ra và lớn lên ở Hong Kong và được hưởng nền giáo dục ở đây và biết bao những người bạn của cháu cũng ở Hong Kong. Tất cả chúng nó đều là thế hệ trẻ của đất nước và muốn bảo vệ đất nước của mình, vì Hong Kong là quê hương của nó và nó không muốn nhìn Hong Kong rơi vào thảm cảnh như vậy”.

Hong Kong: Chuyện người mẹ Việt có con ở tuyến đầu Đại học Bách Khoa - ảnh 1
Các phụ huynh Hong Kong cầm biển yêu cầu cảnh sát không bắn vào các sinh viên hôm 19/11/2019. (Ảnh: AP)

Chị Thảo, một người Hong Kong gốc Việt có con trai là một trong những người luôn ở tuyến đầu trong các cuộc biểu tình đòi tự do, dân chủ ở trung tâm tài chính quốc tế 6 tháng vừa qua nói về lý do con chị quyết định từ bỏ du học ở nước ngoài và trở về tham gia cùng các bạn.

Chan, con trai chị, nhận mình là người Hong Kong đã bị kẹt ở Đại học Bách Khoa (PolyU) trong những ngày “nóng bỏng” nhất, cảnh sát chống bạo động đột kích, sau đó bao vây tứ phía và Chan chỉ chịu rời đi vì bị các bạn ép khi thấy dấu hiệu bị nhiễm độc trên cơ thể lan rộng.

Tên tuổi và một số địa danh trong bài đã thay đổi để giữ an toàn cho người trong cuộc.

Bị con trai nói dối là vẫn đang du học

Chị Thảo là thuyền nhân, rời Việt Nam đến trại cấm Hong Kong năm 1988 và mãi gần 10 năm sau chị mới được ra ngoài tự do.

Chan là đứa con trai duy nhất của chị, lớn lên trong vòng tay yêu thương, dạy dỗ của mẹ nên Chan nói được tiếng Việt.

Chị nuôi nó từ nhỏ nên nó bị ảnh hưởng ở đây, nó nói được tiếng Việt nhưng không biết viết. Nhưng mà xem chữ Việt thì vẫn có những cái nó đoán được, những từ khó ví dụ viết tắt thì nó không biết đâu!

Từ khi bắt đầu nó lên trung học lên lớp 8 là là nó không muốn về Việt Nam nữa vì nó không có bạn vì thế cho nên cuộc sống đi sâu vào chính trị ở Việt Nam thì nó không biết”, chị Thảo kể về đứa con mà chị đặt hết vào niềm hy vọng.

Rồi biểu tình nổ ra ở trung tâm tài chính quốc tế từ đầu tháng 6 với số lượng có khi lên đến hai triệu người nhưng đều là các cuộc biểu tình ôn hòa.

Bạo lực leo thang kể từ ngày 12 tháng 6 và cao điểm từ tháng 8 năm 2019 khi cảnh sát dùng hơi cay, đạn túi đậu… và cả đạn thật để giải tán người biểu tình và người dân thì phản kháng bằng những gì có trong tay.

Chan khi đó thấy những người bạn mình bị đánh đập bởi cảnh sát chống bạo động và những tên côn đồ trong các cuộc biểu tình đã không thể ngồi yên.

Chan nói dối mẹ, lặng lẽ về nước khi đang du học và quyết định trở thành một người ở tuyến đầu.

(“Người ở tuyến đầu” là một thuật ngữ mới, chỉ những nhóm người biểu tình Hong Kong đeo mặt nạ phòng độc, mũ bảo hiểm luôn sẵn sàng ở phía trước đoàn biểu tình để đối đầu với cảnh sát).

Chị Thảo không hề biết về việc này, chị cứ ngỡ rằng con trai mình vẫn đang học tập ở nước ngoài. Cho đến một ngày Hiệu trưởng ngôi trường Chan đang học ở nước ngoài liên lạc với chị để thông báo về việc nghỉ học đột ngột của Chan.

Hong Kong: Chuyện người mẹ Việt có con ở tuyến đầu Đại học Bách Khoa - ảnh 2
Cảnh sát khống chế người biểu tình Hong Kong hôm 18/11/2019. (Ảnh: Reuters)

Chị tìm cách liên lạc với những người bạn của con trai và biết được cháu đã nói dối để quay về đồng hành cùng các bạn trong cuộc chiến đòi tự do, dân chủ cho Hong Kong:

Những người bạn của nó cũng đi biểu tình, cũng bị người ta bắt và bị đánh đập. Cho nên tâm trạng của nó là không thể ngồi yên được, nên nó đành phải xin lỗi…

Nó biết rằng chị sẽ không vui thế nhưng mà những điều con làm nó nghĩ rằng là có ý nghĩa, và vì nó biết rằng chị thương yêu nó nên cũng sẽ chia sẻ cùng với nó, hiểu được cho nó,” chị Thảo kể về quyết định táo bạo của Chan.

Kể từ khi cuộc biểu tình diễn ra cho đến nay, đã có ít nhất 6 ngàn người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ và con lại ở tuyến đầu, cho nên những lần Chan chuẩn bị bước ra khỏi nhà là mỗi lần chị Thảo thót tim.

Chị chỉ thở phào khi nghe tiếng con mình mở cửa trở về trong đêm khuya sau các cuộc biểu tình.

Bị khủng hoảng tinh thần phải đi gặp bác sĩ tâm lý

Khủng hoảng không chỉ gặp ở người trực tiếp bị đàn áp, ở lực lượng chống bạo động… mà nó còn nằm ở gia đình của những người tham gia biểu tình.

Chị Thảo là một người như vậy!

Chị phải đi khám bác sĩ và phải uống thuốc trong những ngày rơi vào khủng hoảng, nhất là khoảng thời gian mà ở Hong Kong… trong một hai ngày liên tục có những xác chết, mà lại cho là tự tử ở biển nữa.

Nói chung là rồi những ngày con ba, bốn ngày không về, không liên lạc được tự nhiên bị rơi vào cái tình trạng bất an,” chị Thảo kể lại giọng chậm rãi.

Chị ban đầu đã định hạn chế cho Chan tiếp tục tham gia biểu tình vì sự khốc liệt của các cuộc biểu tình khi những cột mốc về bạo động cứ vượt qua đến nỗi người ta không còn nhớ chính xác ngày tháng năm của sự kiện.

Lúc đầu cũng không nghĩ là nên ngăn cấm mà chỉ muốn hạn chế thôi!

Nhưng mà về sau này thì chị chứng kiến quá nhiều cảnh mà những đứa cùng trang lứa với con mình bị đánh, bị tra tấn, rồi lại có những cái xác chết không minh bạch.

Tự nhiên thông tin đó rơi ngay vào những ngày trường kỳ kháng chiến như thế, mà cứ kêu là tự tử, báo chí đưa tin là không rõ nguồn gốc thì tim mình nó thắt lại và càng sợ.

Nhưng mà nghĩ đến những đứa trẻ nó bằng với con mình nó cũng có can đảm để làm như vậy thì mình không thể ép buộc con mình mà giữ con mình ở nhà được”, chị Thảo nói về lý do đồng hành cùng con.

Hong Kong: Chuyện người mẹ Việt có con ở tuyến đầu Đại học Bách Khoa - ảnh 3
Người biểu tình Hong Kong đòi chính phủ phải đáp ứng đủ 5 yêu cầu, ngày 25/11/2019. (Ảnh: Reuters)

Có nghĩa là khi chị biết Chan đi ở đâu thì chị thu xếp công việc đến gần đấy, rồi cũng có khi hòa vào dòng người biểu tình, chưa kể chị còn nghe ngóng thông tin của cảnh sát để báo cho con, hay rời đi để bảo đảm an toàn tính mạng.

Chị vừa qua phải đi khám bác sĩ tâm lý vì máu không lưu thông được.

Bác sĩ cũng nói là, ai sống trong đời sống này cũng đều có một sứ mệnh riêng của người ta và nếu như một ai đó đã quyết định ở một cái vị trí nào đấy rồi thì không thể ngăn cản được.

Có lo nữa thì cái người bị tổn hại sức khỏe là chính mình và mình cần phải có sức khỏe để lo cho con nữa, cho nên là sau khi đi khám bác sĩ thì tinh thần của có đỡ thêm chút ít.”

Chan là một trong số ít người cố thủ ở đại học Bách Khoa Hương Cảng đến những ngày cuối cùng. Cảnh sát khi đó đã dùng đòn tâm lý chiến khi liên tục bắc loa kêu gọi ‘hạ vũ khí, đầu hàng’ và Chan đã đành đưa ra một quyết định quan trọng. Rời đi!

Cảnh sát Hong Kong hôm 29 tháng 11 năm 2019 tuyên bố trao trả quyền kiểm soát trường Đại học Bách Khoa Hương Cảng cho ban quản trị nhà trường sau 12 ngày vây hãm với hơn 1000 người biểu tình bị bắt giữ.

Những ngày đó chị Thảo như ngồi trên đống lửa!

Ném vào cho con trong Đại học Bách Khoa từng hộp cơm

Các tin tức về cuộc vây hãm của cảnh sát chống bạo động xung quanh Đại học Bách Khoa là thông tin đáng chú ý nhất trên các mặt báo những ngày cuối tháng 11 năm 2019.

Chị vẫn liên lạc được với Chan qua ứng dụng chat trên điện thoại từ Đại học Trung Văn về tới Đại học PolyU. Chan luôn bảo: “Con vẫn ổn mẹ không phải lo, ở đây vẫn có cơm ăn”.

Tuy vậy, như một bản năng của người mẹ bảo vệ con của mình, chị đến cổng PolyU nghe ngóng, đưa vào bên trong từng hộp cơm mong đến được tay Chan.

Tại vì ở trong trường Đại học Bách khoa lúc bấy giờ còn khoảng tầm hai chục đứa, nó tản mác khắp nơi.

Bọn chị đứng ở ngoài hàng rào thép muốn đưa đồ ăn vào thì cũng không thể nào đến tận nơi đưa được.

Chỉ có là ném vào hoặc gửi những nhân viên y tế họ mang vào. Họ vào tận nơi khuôn viên gọi nhưng chúng nó không chịu ra, có những đứa rơi vào tình trạng hoảng loạn tinh thần…”

Hong Kong: Chuyện người mẹ Việt có con ở tuyến đầu Đại học Bách Khoa - ảnh 4
Những người biểu tình tìm cách thoát ra ngoài hôm 18/11/2019. (Ảnh: AP)

Đến ngày cảnh sát mở chiến dịch tấn công mạnh mẽ nhất vào trường, chị Thảo mất liên lạc với con hoàn toàn.

Lúc đó tinh thần chị hoảng loạn!”, chị Thảo nói xong và im lặng một lúc lâu.

Người mẹ Hong Kong gốc Việt kể về quyết định của Chan:

Lúc ở trong đấy thì nó luôn nghĩ là phải cùng đồng đội thoát khỏi biến cố của Hong Kong. Chúng nó không nghĩ gì nhiều đâu…

Lúc đấy chúng nó chỉ nghĩ làm sao tự chế ra cái để kháng cự lại, tại vì chúng nó chỉ nghĩ phải quyết liệt cho đến ngày chiến thắng.

Cho đến lúc từng đội, từng đội tan rã để tìm đường trốn ra ngoài. Nhiều người cũng đẩy nó ra ngoài, bảo rằng đi đi!

Nhưng mà nó và các đồng đội quyết tâm lắm, chúng nó nhìn thấy nhau thương quá. Nó cũng không muốn ra nhưng vì nó bị ngấm độc nặng rồi, chân tay nó bủn rủn rồi, không còn biện pháp nào khác nên là người đi cùng ép nó đi”.

Chan và các chiến hữu cùng lứa tuổi đã bằng cách nào đó ra ngoài một cách an toàn, tuy nhiên phải mất vài ngày sau anh mới tỉnh lại…

Khi đó Chan nhờ người báo tin cho mẹ mình. Chị Thảo ngay lập tức chạy đến nơi, mặc dù thấy con vẫn đang trong tình trạng chưa ổn định, chị vẫn cảm thấy yên tâm phần nào vì giờ có gì cũng có hai mẹ con.

Các cuộc biểu tình thức tỉnh giới trẻ Hong Kong

Sau 6 tháng biểu tình, cuộc bầu cử các Ủy viên Hội đồng 18 Quận của đặc khu hành chính sôi nổi hơn lúc nào hết khi lần đầu tiên trong lịch sử có tới gần 3 triệu cử tri xếp hành đi bỏ phiếu vào hôm 24 tháng 11 vừa qua.

Chị Thảo mặc dù gần ba mươi năm ở Hong Kong tuy nhiên đây có lẽ là lần chị cảm thấy háo hức nhất và ý nghĩa nhất với việc bỏ lá phiếu của mình vào thùng phiếu.

Hong Kong: Chuyện người mẹ Việt có con ở tuyến đầu Đại học Bách Khoa - ảnh 5
Những sinh viên tham gia biểu tình tìm cách thoát ra ngoài theo đường ống cống, ngày 19/11/2019. (Ảnh: Reuters)

Năm nay tại sao nhiều người đi bầu là do bạn bọn trẻ mới vừa trưởng thành, vừa đủ 18 tuổi là chúng nó kéo nhau đi hết. Chứ nhiều năm khác là không có đâu, thậm chí là chị cũng chả đi vì nó chẳng liên quan gì đến mình.

Chị trước đó cảm thấy rằng những người được bầu chẳng có ý nghĩa gì cả vì mình chưa nhận thức được là công việc của họ có thể làm gì để giúp được mình hoặc giúp được gì cho xã hội.

Mình cũng nghĩ như kiểu ở Việt Nam là bầu Tổ trưởng khu phố cũng chỉ là hô hào đóng góp này kia chả làm được cái gì. Mình luôn nghĩ như thế!

Nhưng không, phải sau những cuộc biểu tình này tất cả mọi người đều ý thức ra rằng, những ai được bầu cử ở khu phố này họ đều có trách nhiệm và đòi hỏi quyền dân chủ cho mình và những cái gì mà người dân đòi hỏi”, chị Thảo chia sẻ trải nghiệm của mình.

Kết quả kiểm phiếu sau ngày 24 tháng 11 cho thấy, phe ủng hộ phong trào dân chủ tại Hong Kong giành thắng lợi áp đảo ở 17/18 Hội đồng quận, chiếm 347/452 ghế so với chỉ 60 ghế của các Ủy viên thân Bắc Kinh.

Chị Thảo nói chị cảm thấy vui với kết quả như một cuộc trưng cầu ý dân vì “những ứng cử viên sáng giá hầu như là thanh niên trẻ tuổi và đều có những tiếng nói chung với người dân”.

Những thanh niên Hong Kong như Chan sau nửa năm trải qua các cuộc biểu tình vẫn kiên định với “năm yêu cầu, thiếu một cũng không được” đối với chính quyền của bà Carrie Lam.

Cậu thanh niên mang dòng máu Việt Nam giờ đã ổn hơn sau khi được các nhân viên y tế tình nguyện điều trị tích cực. Anh bị phơi nhiễm hơi cay, hóa chất từ vòi rồng xanh và những ngày vất vả trong Đại học Bách khoa Hương Cảng.

Việc sẽ tiếp tục ở tiền tuyến sẵn sàng đối đầu bạo lực với cảnh sát, lui về phía sau hậu cần hay chỉ là người tham gia biểu tình ôn hòa vẫn còn để ngỏ. Riêng phần chị Thảo, chị sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chan, cùng những thanh niên mang hoài bão “Quang phục Hong Kong, Cách mạng Thời đại”.

Theo RFA

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng