Người biểu tình Hong Kong: Dù rực rỡ hay lụi tàn, Hong Kong vẫn sẽ là quê hương
Những con người xa lạ tập hợp lại với nhau. Họ không biết tên thật của nhau và cũng rất khó nhận ra nhau dưới lớp mặt nạ, kính bảo hộ và mũ lưỡi trai. Nhưng họ xem nhau như “thủ túc”, một cách nói của người Quảng Đông thể hiện sự gắn kết vững chắc.
14 tuần biểu tình liên tục đã trôi qua, nhà thiết kế trẻ có nickname là Kelvin, 24 tuổi vẫn cùng các “thủ túc” của mình đối mặt với cảnh sát chống bạo động trên tiền tuyến.
Kelvin che bằng mặt bằng khẩu trang và mặc quần áo màu đen có lót miếng đệm vai, cánh tay và bảo vệ ống chân cùng với đôi giầy Nike màu xám. Trên cánh tay anh là một tấm khiên làm từ biển báo mà anh đã gỡ xuống và khắc chữ ‘Revolution” (cách mạng) lên đó.
“Có 3 hàng người đang ở tiền tuyến…hàng đầu, hàng giữa và hàng sau. Những người ở hàng đầu sẽ giữ khiên trong khi những người phía sau sẽ tìm vật dụng có thể ném để hỗ trợ người phía trước”, Kelvin chia sẻ.
Anh cùng một người biểu tình nữa cũng cho hay, nhiều người trong số các “thủ túc” của mình đã viết, hoặc dự định viết, một bản di chúc chi tiết về họ đã làm trong các cuộc biểu tình ở tiền tuyến. Anh nói: Nếu bạn chưa viết di chúc thì bạn không nên ra tiền tuyến.”
Người biểu tình Hồng Kông thực sự muốn gì?
Tại quận Hoàng Đại Tiên, người có biệt danh là Katie, đang chuẩn bị cho năm học mới với một trái tim nặng trĩu. Các bạn cùng lớp của cô đang lên kế hoạch tẩy chay trường học, gây áp lực và kêu gọi chính phủ đáp ứng yêu cầu của người biểu tình, bao gồm cả một cuộc điều tra độc lập vào sự tàn bạo của cảnh sát. Oái oăm thay, cha cô lại là một cảnh sát.
Các khu nhà ở tại khu vực tầng lớp lao động nơi cô sống bị những người biểu tình bao vây nhiều lần trong suốt kỳ nghỉ hè. Một cửa sổ trong căn hộ của cô đã bị đập vỡ. Cha mẹ cô thờ ơ trước các cuộc tấn công. Em trai cô vẫn đang học tiểu học và đã khóc rất nhiều. Katie bộc bạch rằng cô chẳng thể nào ngủ được cho đến khi biết những kẻ gây rối ở tầng dưới đã rời đi và tất cả trở về im lặng.
“Mặc dù các giáo viên của tôi đã nói rằng họ sẽ giữ thái độ trung lập và đôi khi bàn tán này nọ trong lớp về các cuộc biểu tình. Có lúc họ còn nói rằng các sĩ quan cảnh sát hoặc chính phủ không nên làm điều này điều kia. Còn tôi cảm chỉ thấy đau khổ.”
Tại sao người biểu tình Hong Kong xem cảnh sát như kẻ thù?
Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga cuối cùng cũng đã đáp ứng một trong năm yêu cầu của người biểu tình: chính thức rút dự luật dẫn độ.
Nhưng những người biểu tình đã không ấn tượng, họ cho hành động cứu vãn đó là quá ít và quá muộn. “5 yêu cầu, không được thiếu 1” là khẩu hiệu kiên định trong phong trào biểu tình. Tuy nhiên bà Lâm đã từ chối giải trừ bốn yêu cầu còn lại.
Mùa hè bất ổn dường như đã làm phai mờ đi sức sống của năm học mới dù nó vẫn đang diễn ra. Các sinh viên đại học và học sinh cấp hai biến trường của họ thành chiến trường, tổ chức tẩy chay trường học và chạy qua các khu vực biểu tình của thành phố.
3 tháng trôi qua, những người biểu tình trẻ tuổi tin chắc rằng phong trào mang đến cho họ cơ hội tuyệt vời đấu tranh cho nền dân chủ thực sự, thậm chí thoát khỏi sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
“Nếu chúng tôi thất bại, các người cũng sẽ tổn thương”, họ nói. Nhiều người tin rằng đây là do chính phủ đã từ chối yêu cầu dân chủ chính đáng của người dân và dường như họ đang sẵn sàng mạo hiểm mọi thứ vì lý tưởng thiêng liêng đó.
Chính phủ đã chỉ trích nặng nề và thờ ơ với các yêu cầu của cuộc biểu tình. Sự tàn bạo của cảnh cảnh sát đang là tâm điểm gây nên sự phẫn nộ của người biểu tình. Mỗi ngày trôi qua, người dân càng nhận thấy sự thiếu quyết đoán của chính phủ, tất cả những gì mà họ chính phủ Hong Kong làm là chờ đợi tín hiệu từ Bắc Kinh.
Cách mà cảnh sát Hong Kong chọn để đưa thành phố ổn định trở lại
“Sự bế tắc dường như có vẻ đang đông cứng lại, sự nhượng bộ hơn nữa khó có thể xảy ra từ cả hai phía. Nhưng nếu chiến lược của chính phủ là làm suy yếu những người biểu tình thì đó chắc chắn là chuyện không thể. Số lượng người biểu tình có lẽ sẽ mỏng đi chút ít, nhưng thời gian và tuổi thọ của phong trào này là lịch sử”, Tiến sĩ Edmund Cheng Wai, nhà khoa học chính trị của Đại học Baptist, người đã thực hiện nghiên cứu thực địa về các cuộc biểu tình cho biết.
Cốt lõi của của biểu tình không chỉ là 5 yêu cầu. Cả hai bên đều biết điều này ngay cả khi họ sẽ không nói rõ điều đó một cách hùng hồn như khi Cheng nói: Đó là lời kêu gọi khôi phục một quốc gia, hai hệ thống và bảo vệ quyền tự do dân sự và lối sống của họ.
“Việc thực thi nguyên tắc chỉ đạo phân biệt chính quyền Hong Kong với Trung Quốc trước khi cam kết này hết hạn vào năm 2047 là nguyên nhân sâu xa của những lo lắng”, ông tin.
Sự bất bình như vậy rất dễ hiểu mà không cần phải nói nhiều.
“Cá chết lưới rách”
Vào các ngày trong tuần, Kelvin là chàng thanh niên Hong Kong lịch lãm, có chiều cao trung bình với mái tóc gọn gàng, kiểu người dễ dàng hòa nhập vào đám đông. Vào cuối tuần, anh mặc áo giáp có đệm lót và đứng ở tuyến đầu của cuộc đối đầu với cảnh sát chống bạo động, nhặt và ném đạn trả lại vào họ.
“Tôi thực sự sợ hãi – rất sợ hãi – mỗi khi rời khỏi nhà để biểu tình. Tôi chỉ có thể có ăn thật no vào đêm hôm trước và nhắn với người trong gia đình là sẽ trở lại trong 2 ngày, trừ trường hợp tôi bị bắt giữ”, thanh niên 24 tuổi chia sẻ.
Các cuộc biểu tình sẽ hủy hoại vai trò của Hong Kong trong kế hoạch Vùng Vịnh?
Cha của Kelvin khinh thường những người biểu tình và gọi họ là những con gián. Mẹ và chị gái Kelvin từng thờ ơ với chính trị nhưng bây giờ họ liên tục theo dõi các chương trình phát sóng trực tiếp về các cuộc đụng độ. Họ biết phải làm gì nếu Kelvin biến mất: vứt tất cả đồ đạc có liên quan với các cuộc biểu tình của anh và giấu máy tính xách tay của anh ở một nơi bí mật để không ai có thể tìm thấy.
Trong 3 tháng, cảnh sát đã bắn hơn 2.382 lựu đạn hơi cay, hơn 776 viên đạn cao su, đạn đậu và lựu đạn kể từ ngày 10/9 và bắt giữ 1.359 người. Ít nhất 70 người trong số họ đã bị buộc tội bạo loạn, một tội danh có thể bị phạt 10 năm tù.
Kelvin nói rằng anh đã trao đổi với những người bạn làm việc trong các trại cải huấn để tìm hiểu về cuộc sống đằng sau song sắt. “Tôi sẽ bỏ lỡ rất nhiều thứ trong 10 năm và người nhà tôi có thể không còn ở đây nữa và tôi sẽ mất liên lạc với xã hội.”
“Rất khó để đánh giá liệu nó có đáng hay không. Tôi vẫn sẽ tiếp tục biểu tình. Tôi thà ở tù 10 năm nếu điều này thực sự có thể mang lại sự đổi mới cho Hong Kong”.
Khi các cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra, những người biểu tình và cảnh sát đã đụng độ trong các trận chiến gay cấn, càng ngày càng gay gắt. Cảnh sát đã bị buộc tội lạm dụng bạo lực quá mức, những người biểu tình giờ đây không chỉ sử dụng gạch mà còn dùng bom xăng để chống trả.
Hong Kong đang nghiên cứu luật khẩn cấp để dập tắt các cuộc biểu tình
Đối với Kelvin, bước ngoặt khiến anh dám bước ra biểu tình là khi chứng kiến người biểu tình mà anh vừa kết bạn bị tấn công đến đổ máu.
Anh ấy chỉ để lại vết máu dài trên mặt đất. Cảnh tượng này đã xuất hiện trong tâm trí tôi gần như mỗi đêm,” anh nói.
“Đây là lý do tại sao đầu hàng không phải là một lựa chọn cho chúng tôi. Nếu chúng ta bỏ cuộc ngay bây giờ, những cảnh như vậy sẽ chỉ xảy ra ngày càng nhiều hơn”.
Video: 100 ngày biểu tình ở Hong Kong
Vincent Lo, một sinh viên tốt nghiệp đại học gần đây về nghệ thuật thị giác, chỉ tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa nhưng đồng ý với Kelvin.
“Người dân bảo chúng tôi nên tiết kiệm sức lực cho những cuộc chiến tiếp theo. Nhưng ai có thể đảm bảo sẽ có cơ hội tốt hơn thế này trong tương lai không?” Anh cho biết.
Người biểu tình chỉ ra những hành động gây phẫn nộ của Bắc Kinh và chính quyền trung ương, cũng như điều đáng xấu hổ là các công ty như Cathay Pacific lại ngăn cấm nhân viên không được phép ủng hộ phong trào biểu tình hoặc hoặc sẽ trừng phạt.
Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã loại trừ việc điều tra cảnh sát, vậy thì điều gì có thể thay thế nó đây?
Ý tưởng tiếp tục biểu tình cũng bị trói buộc với một niềm tin khác đang nắm giữ phong trào: đi “laam caau”, một cụm từ tiếng Quảng Đông mang ý nghĩa, “cùng nhau diệt vong”.
Sự quan tâm tìm kiếm từ “laam caau” trong tiếng Quảng Đông đang dần tăng lên trên Google Trends, kể từ cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên vào ngày 9/6 nhưng nó đã ghi nhận một sự tăng đột biến trong ngày 11/8 – một ngày đen tối cho phong trào.
Người biểu tình phát hiện phía cảnh sát đã cho các sĩ quan bí mật xâm nhập vào hàng ngũ của họ vào hôm khi họ bắt đầu thực hiện các vụ bắt giữ ở Vịnh Causeway. Một người biểu tình cũng cáo buộc cảnh sát đã bắn đạn hạt đậu vào mắt anh nhưng cảnh sát biện minh thương tích vẫn chưa được làm rõ và vẫn đang tiến hành điều tra.
Trên LIHKG, trang web giống như Reddit và hoạt động như một trung tâm chỉ huy ảo cho phong trào biểu tình, những người dùng đã bắt đầu phản hồi về cuộc nói chuyện gần đây rằng chính phủ có thể viện dẫn đến các thế lực khẩn cấp để chấm dứt tình trạng bất ổn với những khẩu hiệu mà họ sẵn sàng chiến đấu “cùng nhau diệt vong”.
Lo lắng, nghi ngờ, tuy nhiên, tin chắc hành động của họ cũng sẽ để lại tác động lâu dài. “Tôi e Bắc Kinh cũng sẽ phải chịu nỗi đau nếu chúng tôi thực sự bị thất bại”, anh nói.
Kelvin cho rằng tình trạng hỗn loạn hiện tại không khác gì so với hòa bình trước đây: “Chúng tôi không được hưởng lợi ngay cả khi nền kinh tế có phát triển mạnh mẽ đi nữa.”
Theo một cuộc khảo sát học thuật thì cảm xúc đó có thể rất mâu thuẫn khi hầu hết những người biểu tình đều cho rằng bản thân họ xuất thân từ tầng lớp trung lưu. Đại đa số người ở tiền tuyến có một nửa là thuộc tầng lớp trung lưu và nửa còn lại từ tầng lớp thấp hơn.
Kelvin giải thích lý do tại sao người biểu tình cảm thấy rất khác biệt với giới chính quyền thượng lưu. Anh nói Hầu hết những người biểu tình đều không có hộ chiếu nước ngoài, không giống như các nhà cầm quyền và người giàu trong thành phố.
Vì vậy, cho dù là rực rỡ hay lụi tàn và đầy những vết sẹo thương tồn thì Hong Kong sẽ vẫn là nhà của họ, anh nói.
Tiến sĩ Christian Chan, phó giáo sư tại khoa tâm lý của Đại học Hồng Kông, nói rằng những tình cảm như vậy phản ánh sự đổ vỡ hoàn toàn trong niềm tin giữa những người nắm quyền lực và những người biểu tình trên đường phố.
Ông chỉ ra một số biểu hiện của khoảng cách niềm tin uể oải này. Một là tin đồn dai dẳng về việc 3 người đã chết bên trong trạm Prince Edward MTR trong chiến dịch giải phóng mặt bằng của cảnh sát vào ngày 31/8, mặc dù chính quyền đã ra chỉ thị cố gắng dẹp loạn họ ít nhất là bảy lần.
“Khi không có niềm tin, những gì họ nói hoặc hứa sẽ không mang lại hiệu quả như bạn mong đợi”, anh nói.
Một ví dụ khác, Chan nói rằng Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã thất bại trong việc bình ổn công chúng mặc dù tuyên bố vào tháng 7 rằng “dự luật đã chết”.
Đó có phải là một thông lệ mới?
Trong một đoạn video Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố chính thức rút lại dự luật dẫn độ.‘ Bà ‘hứa’ sẽ thành lập một hội đồng nghiên cứu để xem xét các nguyên nhân cơ bản của tình trạng bất ổn xã hội và đề xuất các giải pháp, và cam kết sẽ tổ chức các cuộc đối thoại với mọi người từ mọi tầng lớp. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ điều gì được thực hiện.
Cảm thấy bị lừa dối và xúc phạm, hàng ngàn người biểu tình đã trở lại đường phố vào Chủ nhật tuần trước, kêu gọi Washington thông qua một đạo luật ủng hộ sự phát triển dân chủ và nhân quyền của Hong Kong trong khi các nhóm người biểu tình ở tiền tuyến lại đụng độ với các sĩ quan.
Những người trong nội bộ chính phủ nói rằng đó gần như là một nhiệm vụ bất khả thi đối với chính quyền nếu phải đưa ra những nhượng bộ hơn nữa, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh đã nêu ra một số điểm mấu chốt rõ ràng.
Văn phòng các vấn đề của Hội đồng Nhà nước Hong Kong và Ma Cao đã tổ chức 4 cuộc họp báo để giải thích các ưu tiên của chính quyền trung ương. Đứng đầu trong các ưu tiên này là cần phải chấm dứt bạo lực và khôi phục trật tự. Văn phòng giám sát thành phố Bắc Kinh cũng cho biết Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ mối đe dọa nào đối với mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Chính quyền Trung Quốc đứng đằng sau chính phủ của Lâm, Bắc Kinh ra sức ủng hộ hành động của cảnh sát thực thi luật pháp và trật tự trong thành phố.
Một nguồn tin chính phủ cho biết: “ Điều cuối cùng chúng ta nên làm là làm hao mòn tinh thần của cảnh sát.”
Một nguồn tin khác thừa nhận chính phủ đang vật lộn để tìm giải pháp cho tình trạng bất ổn và hy vọng nó sẽ tiếp tục trên đường “trong một thời gian rất dài”.
Trong khi gần một nửa người dân đồng ý rằng cả người biểu tình và chính phủ nên nhượng bộ để tìm kiếm điểm chung, gần 2/5 số người được hỏi nghĩ ngược lại và cho rằng người biểu tình nên kiên định với năm yêu cầu chính của họ và không được thỏa hiệp.
Trong những tuần gần đây, cảnh sát dường như đã thay đổi chiến lược của họ bằng cách thực hiện các vụ bắt giữ hàng loạt, nhắm vào những người biểu tình cốt lõi và các nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng.
Nhưng Tiến sĩ Victoria Hui Tin-bor, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Notre Dame, người đã viết nhiều về phong trào từ 2014, tin rằng cuộc đàn áp sẽ thúc đẩy thêm chứ không thể làm suy yếu được họ.
“Đàn áp sẽ chỉ làm cho phong trào biểu tình đoàn kết hơn”, cô cảnh báo.
“Người Hong Kong thấy rằng bốn yêu cầu khác là rất quan trọng để bảo vệ các quyền tự do cho thành phố,” cô nói.
Ngay cả khi không có sự nhượng bộ nào khác như thăm dò độc lập, Tiến sĩ David Zweig, Giáo sư danh dự tại khoa khoa học xã hội của Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, nói rằng chính phủ nên thừa nhận hành vi sai trái của một số sĩ quan và khiến giám đốc an ninh phải từ chức.
Trong một bản ghi âm tại một cuộc họp riêng với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp gần đây bị rò rỉ, Lam nói rằng cô có hai người thầy phải phục vụ: gồm Bắc Kinh và người Hồng Kông và nói rằng cô có ”rất, rất ít giới hạn” để tự mình điều động, hay làm một điều gì đó.
Tiến sĩ David Zweig nói rằng tình trạng khó khăn là kết quả không thể tránh khỏi của chính sách “1 quốc gia, 2 chế độ” và tình trạng khó xử đó sẽ luôn tồn tại ngay cả khi khủng hoảng được xoa dịu.
“Vấn đề ‘1 quốc gia, 2 chế độ’ không bao giờ biến mất. Nó chỉ có thể được giải quyết phần nào nếu nỗ lực áp đặt nhiều kiểm soát dừng lại hoặc bị đình trệ”, ông nói.
Có lẽ Bắc Kinh nên học hỏi từ việc thắt chặt thành phố hậu chiếm đóng thông qua các hành động khác nhau, bao gồm cả việc loại bỏ 6 nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, những người này sẽ chỉ gây ra bất bình để làm phiền người dân và sự phát triển thành phố.
Li Xiaobing, phó giáo sư của trường luật tại Đại học Nankai ở Thiên Tân, cũng đồng ý với bài diễn văn về “một quốc gia, hai chế độ”, thành phố cần được làm giàu và nâng cấp sau cuộc bế tắc.
“Xung đột sẽ vẫn còn nếu thành phố không được nâng cấp. Rất nhiều người vẫn nhớ ngày xưa ‘nước giếng không hòa với nước sông’,” ông nói, đề cập đến một thành ngữ Trung Quốc từng được cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân trích dẫn đề nghị Hong Kong không nên can thiệp vào các vấn đề của đại lục và ngược lại.
Mô hình này là một thành quả của thời đại khác, khi Trung Quốc yếu và Hong Kong mạnh. Một đánh giá là theo thứ tự “trước sự tiến bộ đáng kể của đất nước về sự phát triển kinh tế và pháp lý trong những năm qua”, ông Li nói.
Những tình cảm của người theo chủ nghĩa tự nhiên mà các cuộc biểu tình đã khuấy động, bất chấp những tổn thương, rủi ro cho công việc của họ và hàng giờ bị mất khi ở trên đường phố, đã đánh thức lại tình yêu của Kelvin và Lo dành cho quê hương. Điều này cũng giải thích làm thế nào mà một bài hát như Glory to Hong Kong có thể trở thành một giai điệu nổi bật trên toàn thế giới chỉ sau một đêm.
Video: Học sinh ở Hong Kong ủng hộ cuộc biểu tình bằng cách kết thành vòng tay khổng lồ
“Tôi đã từng thất vọng với người Hong Kong trong quá khứ. Tôi từng thấy họ là những người ích kỷ, những người không có mục tiêu và tương lai, chỉ như xác sống biết đi, Lo nói.
Nhưng vào ngày 12/6, khi cảnh sát lần đầu tiên sử dụng hơi cay chống lại người biểu tình và họ nhanh chóng ứng biến các phương tiện để liên lạc trên mặt đất, sử dụng tín hiệu tay độc đáo để ra hiệu cho nhiều người đeo mặt nạ, sơ cứu và dây cáp hoặc che ô cho nhau, anh cảm thấy những hình ảnh đó thật cảm động.
“Từ ngày đó trở đi, tôi cảm thấy rất tự hào khi được là người Hong Kong”, Lo nói.
Thiện Thành (Theo South China Morning Post)