Hẹn ước ngày Thất Tịch: 10 năm nữa cha mẹ sẽ đoàn tụ cùng con

14/08/21, 12:03 Cuộc sống

Chính sách một con của Trung Quốc đã gây ra không biết bao tang thương cho các gia đình và những đứa trẻ vô tội. Cặp vợ chồng ông bà Từ Lễ Đạt và Phấn Hương cũng là một trong những ba mẹ phải xa cách đứa con khi mới lọt lòng…

Năm xưa khi bà Hương lỡ mang thai đứa con thứ 2, vì lo sợ bị chính quyền ép bỏ con nên bà phải sống chui lủi cùng chồng và cô con gái 3 tuổi trên một chiếc thuyền ở kênh Tô Châu, cách nhà ở Hàng Châu 120km chờ ngày sinh.

Chính tay ông Đạt, khi ấy 24 tuổi, đã cắt cuống nhau cho vợ với một chiếc kéo được khử trùng bằng nước sôi. Do nhau thai không bong, ông đã đến cầu cứu một bác sĩ gần đó, van xin người ấy đừng tố cáo với chính quyền và may mắn là người này đã đồng ý giúp đỡ.

Đứa trẻ đã ra đời như thế, nằm trong vòng tay mẹ, tiếng khóc cất lên, hai vợ chồng ông Đạt và bà Hương vừa mừng vừa chua xót. Mừng vì con sinh ra khỏe mạnh, đau đớn là sắp tới đây hai vợ chồng không thể nuôi đứa trẻ.

Một bản sao của mảnh giấy ông Đạt để lại cùng con gái Tịnh Nghệ. (Ảnh: SCMP)

Ôm con trong lòng thêm vài ngày nữa, ông Đạt bế con vẫn còn ngủ say đến chợ. Nhớ lại giây phút ấy, ông cắn chặt môi để không bật khóc: “Con bé đang ngủ say, nó không khóc, tôi hôn nhẹ con bé và biết đó là lúc phải chia tay”.

Sau đó ông đặt một lá thư vào người đứa trẻ, với nội dung tha thiết cầu xin:

“Con gái Tịnh Nghệ của chúng tôi sinh vào 10h sáng ngày 24/7 Âm lịch năm 1995. Bởi vì cuộc sống quá nghèo khổ và pháp luật nghiêm khắc nên chúng tôi buộc phải bỏ rơi con bé. Cầu xin lòng thương xót của những ông bố bà mẹ trên thế gian này! Cảm ơn vì đã cứu lấy con gái chúng tôi. Nếu như Thiên đường nghe thấu, nếu như chúng tôi được mang đến với nhau bằng định mệnh, hãy cho chúng tôi gặp lại nhau một lần nữa trên cây cầu Gãy ở Hàng Châu, vào buổi sáng lễ Thất tịch trong 10 hay 20 năm nữa”.

Nước mắt chờ con ngày Thất Tịch 

Tịnh Nghệ sau đó được một gia đình người Mỹ nhận nuôi. (Ảnh: BBC)

Thời gian 10 năm dài đằng đẵng, đôi vợ chồng không lúc nào quên hình ảnh đứa con gái bé xíu trên tay đã bị chính mình bỏ rơi. Họ trông ngóng từng ngày, chờ đến dịp lễ Thất Tịch 10 năm sau sẽ đoàn tụ.

Lễ Thất Tịch năm 2005 là tròn 10 năm như lời hẹn, dẫu không biết con gái có còn không, nhưng họ vẫn hy vọng cô bé sẽ được một gia đình tốt bụng nhận nuôi. Hai vợ chồng đứng đợi trên cầu Gãy từ sáng sớm tinh mơ, cầm trên tay chiếc bảng lớn cùng nội dung bức thư năm xưa, gặp ai qua cầu cũng hỏi xem có phải con gái mình không?

Từ sáng sớm đến chiều tàn, hai vợ chồng thậm chí không dám rời khỏi cây cầu nhưng tất cả người đi qua đều lắc đầu. Hai vợ chồng đành thất thểu ra về.

Họ không biết rằng, lúc họ vừa đi thì có một người phụ nữ đến. Người phụ nữ này tên Ngô được một đôi vợ chồng người Mỹ, là ông Ken và bà Ruth Pohler ở Hudsonville, tiểu bang Michigan, ủy thác đến cây cầu Gãy để tìm hiểu xem có đôi vợ chồng Trung Quốc nào đang tìm con không.

Ông Ken và bà Ruth Pohler chính là người đã nhận nuôi Tịnh Nghệ. Họ vẫn giữ lá thư và nhớ đến lời hẹn, nhưng vì sự việc khá mơ hồ nên đôi vợ chồng không muốn cho con gái biết. 

Tới nơi nhìn mãi chẳng thấy ai đang tìm con, cô Ngô định bỏ về thì vô tình bắt gặp một nhóm quay phim đang quay lễ Thất tịch trên cầu Gãy. Cô nảy ra ý định nhờ nhóm quay phim cho mình xem lại những đoạn phim, và thật bất ngờ là đôi vợ chồng cũng xuất hiện rõ mồn một.

Lễ Thất Tịch năm 2005 là tròn 10 năm như lời hẹn, hai vợ chồng ông Đạt bà Hương đã đứng đợi trên cầu Gãy từ sáng sớm tinh mơ đến chiều tàn, thậm chí không dám rời khỏi cây cầu nhưng vẫn không gặp được con gái.(Ảnh cắt từ clip)

Nhóm quay phim bắt được nguồn tin từ trên trời rơi xuống, dĩ nhiên cũng tận dụng đăng tải câu chuyện này rầm rộ trên khắp các mặt báo. Ông Đạt và bà Hương cuối cùng cũng gần kết nối được với con thì một lần nữa bị đứt liên lạc.

Vợ chồng ông bà Pohler lo sợ con gái bị ảnh hưởng, càng không muốn ai xâm hại đến quyền riêng tư của con nên cắt đứt mọi liên lạc với bà Ngô, gia đình ba mẹ ruột con gái, và cả giới truyền thông.

Ông Ken giải thích: “Chúng tôi nghĩ rằng nên đợi Kati lớn lên để xem con có muốn biết thêm tin tức không. Kati có ba mẹ ruột nhưng nó cũng là con gái chúng tôi. Con bé còn quá nhỏ để có thể chịu đựng những áp lực từ giới truyền thông, cũng như đưa ra quyết định có muốn gặp lại bố mẹ ruột hay không”.

Cuộc đoàn tụ sau 20 năm

Ông Đạt và bà Hương gặp lại Tịnh Nghệ trên cây cầu Vỡ ở Hàng Châu sau hơn 20 năm xa cách. (Ảnh: SCMP)

Ở phía bên kia Trái Đất, Tịnh Nghệ đã có một tuổi thơ êm ấm và hạnh phúc bên ba mẹ nuôi. Cô bé có tên tiếng Anh là Catherine Su Pohler hay còn gọi là Kati.

Từ nhỏ ông bà Pohler không hề che giấu thân phận con gái. Bà Ruth chia sẻ: “Con bé hỏi tôi ‘có phải con từ bụng của mẹ ra không’”. Bà đã thẳng thắn trả lời: “Không con không từ bụng mẹ ra, con từ bụng của một phụ nữ Trung Quốc. Nhưng con từ trái tim mẹ ra, con sinh ra từ trong trái tim mẹ”.

Từ đó, Kati không còn hỏi thêm nữa, và mãi đến năm 20 tuổi, cô mới được cha mẹ kể tường tận về câu chuyện nhận nuôi con từ trại trẻ mồ côi ở Tô Châu. Khi mang Kati rời đi, vợ chồng Pohlers đã thấy lá thư của ba mẹ ruột Kati, và nhờ một người thông dịch đọc lại.

Ông Ken bồi hồi nhớ lại: “Cô ấy rất xúc động, vừa khóc nức nở vừa đọc bức thư ấy cho chúng tôi nghe bằng tiếng Anh. Đó có lẽ là những lời nói từ tâm can họ”.

Biết được sự thật, Kati quyết định sẽ gặp lại ba mẹ ruột. Sau hơn 20 năm cô đã có mặt trên cây cầu Gãy, mặc dù hôm ấy không đúng vào ngày Thất Tịch, nhưng vẫn là một ngày thật sự ý nghĩa.

Bà Hương nhìn thấy con gái lập tức òa khóc ôm chầm lấy con. Người cha cũng lặng lẽ đứng nhìn con mà không nói được lời nào.

Ông bà Pohler mừng vì con gái nuôi đã gặp lại được cha mẹ ruột: “Chúng tôi yêu cháu hết lòng và cháu biết điều đó. Hôm nay chúng tôi không mất gì”. (Ảnh: SCMP)

Kati đã có vài ngày ở bên cạnh ba mẹ ruột và người chị gái. Cô cảm nhận được sự quan tâm của ba mẹ, và tình yêu của họ dành cho cô thật lớn lao. Tuy nhiên sự khác biệt về văn hóa và rào cản ngôn ngữ cũng khiến cả gia đình gặp khó khăn trong giao tiếp.

Sau vài ngày ở Hàng Châu, Kati nói lời chia tay ba mẹ đẻ và chị gái. Kati cố gắng trấn an ba mẹ rằng, cô không oán trách ba mẹ, cô biết thời điểm đó ba mẹ rất đau khổ khi phải bỏ cô, và cô cũng biết ơn vì họ đã mạnh mẽ sinh ra cô, cho cô có cơ hội được bên một gia đình mới rất yêu thương mình.

Vợ chồng ông Đạt cũng rất biết ơn vợ chồng nhà Pohler đã cho phép Kati tới Trung Quốc thăm họ. 

Tịnh Nghệ tới thăm gia đình trong thời gian ở Trung Quốc. 

Ngày trở lại Mỹ, Kati xúc động bày tỏ: “Tôi muốn gặp lại họ, tôi muốn có một mối quan hệ nào đó. Nhưng câu hỏi lớn ở đây là, họ là gì của tôi? Tôi còn chẳng biết phải gọi họ như thế nào nữa. Dù là thế nào, tôi thật sự cảm thấy rất vui vì có thể kết nối trở lại với nơi tôi đã được sinh ra”.

Dường như vẫn cần thời gian để Kati quen việc mình còn có một gia đình ở Trung Quốc, cô tiếp tục trở về Mỹ với nhiều dự định trong tương lai của mình. Nhưng cái kết như hiện tại đối với cả ông bà Đạt, Hương và cả Kati đã quá mỹ mãn, và chắc chắn rằng từ phương xa họ vẫn sẽ chúc phúc và quan tâm đến nhau.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?