Diêm vương tiết lộ khi nào kẻ xấu sẽ phải nhận quả báo

Có một câu nói mà hiện nay người ta vẫn thường nhắc đến: “Người tốt sống không thọ, kẻ xấu sống ngàn năm”. Câu nói này thể hiện sự bất lực của con người trước nhân sinh và sự hoài nghi về quy luật “thiện ác hữu báo”. Tuy nhiên, câu chuyện dưới đây sẽ tiết lộ khi nào quả báo của người xấu sẽ thực sự xuất hiện.

địa ngục
Cảnh tượng địa ngục. (Ảnh minh họa qua Dkn)

Chúng ta thỉnh thoảng vẫn nghe nói một số kẻ xấu làm điều ác, nhưng vì có quyền thế mà thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật. Những người có ý thức về chính nghĩa lại bất lực không biết làm sao nên đành nói “người tốt sống không thọ, kẻ xấu sống ngàn năm” để tự an ủi mình. Vì họ đã nghe nhiều và thấy thực tế có sự việc như vậy nên dù có tin vào lý nhân quả báo ứng, nhưng sau một thời gian, trong tâm cũng sẽ không tránh khỏi hoài nghi: Lẽ nào lý “Thiện ác tất báo” là không tồn tại? Thiên tai nhân họa có phải là ngẫu nhiên?

Thật ra thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo không phải là không báo, mà là chưa đến thời điểm. Dưới đây là câu chuyện khiến chúng ta phải suy ngẫm về điều này.

Vào thời Thuận trị, đời nhà Thanh, ở huyện Thuận Nghĩa có một gia đình giàu có họ Cống, tài sản trong nhà vô cùng nhiều. Đến tuổi trung niên, hai vợ chồng sinh được một người con trai đặt tên là Cống Khánh Hữu. Lúc đó một người hầu của nhà họ Cống cũng sinh được một người con trai tên là Lý Phúc.

Theo thỉnh cầu của người hầu, Cống gia cho phép Lý Phúc được học cùng một thầy với Cống Khánh Hữu. Khi hai đứa trẻ được 14 tuổi, một đêm, Lý Phúc nằm mơ thấy cổng trời mở ra, có hai vị thần hạ xuống sân, một vị thần chỉ vào Cống Khánh Hữu và nói: “Cuộc đời của cậu ta sau này thế nào?” 

Vị Thần kia trả lời: “Anh ta là người có đầy đủ phúc phận, 17 tuổi đỗ tú tài, 19 tuổi đỗ cử nhân, làm quan nhị phẩm, một đời vinh hoa phú quý”. 

Sau đó chỉ vào Lý Phúc nói rằng hãy đem những gì nhìn và nghe thấy trong giấc mơ kể lại với cha mẹ và bạn bè của mình. Còn về cuộc đời của Lý Phúc thì như thế nào? 

Vị Thần nói: “Cậu ta là người khổ mệnh, cả đời không có công danh”. Nói xong, cả hai vị Thần liền bay lên trời mà rời đi, và cổng trời cũng đóng lại. Khi Lý Phúc tỉnh dậy, cậu cảm thấy rất buồn.

Từ hôm đó Lý Phúc luôn chú ý đến tình hình của Cống Khánh Hữu. Năm 17 tuổi, Cống Khánh Hữu thực sự đã đỗ tú tài, còn Lý Phúc lúc này đã dừng việc học và bắt đầu làm ruộng ở nhà. 

nông dân
Cống Khánh Hữu thực sự đỗ tú tài, còn Lý Phúc dừng việc học và bắt đầu làm ruộng ở nhà. (Ảnh minh họa qua Kknews)

Tuy nhiên Cống Khánh Hữu tính tình vừa ngang ngược vừa hung bạo, có thể nói là hành ác đa đoan, nhưng sự nghiệp làm quan lại luôn suôn sẻ sau khi đỗ tú tài, về sau còn được thăng quan đến chức nhị phẩm. Tuy nhiên lúc làm quan, ông ta lại tham ô, ăn hối lộ, bức hại bách tính.

Lý Phúc cho rằng Cống Khánh Hữu gian ác như vậy tất sẽ gặp ác báo, tuy nhiên sau này Cống Khánh Hữu vẫn sống đến hơn 70 tuổi, tiền tài quyền thế đầy đủ, hơn nữa còn biết trước được ngày chết của mình. 

Rất nhiều người thấy rằng những người sau khi làm điều ác, không lập tức gặp phải quả báo, từ đó hoài nghi về thiên lý nhân quả báo ứng. Lý Phúc chính là người như vậy, trong tâm ông vô cùng bất bình, muốn đến âm phủ xem rốt cuộc là như thế nào. Do vậy vào ngày Cống Khánh Hữu chết, Lý Phúc cũng chết theo và đi xuống âm phủ.

Sau khi đến âm gian, Lý Phúc thấy Khánh Hữu được đối xử rất tốt nên càng thêm tức giận, đã lập tức đem mối nghi ngờ của mình nói với Diêm Vương. Diêm Vương ra lệnh cho phán quan mở một cuốn sách ra cho Lý Phúc xem, thì thấy bên trong ghi lại những việc thiện – ác, sinh – tử của Khánh Hữu. 

Diêm Vương nói: “Kiếp trước ông ta đã làm rất nhiều việc thiện, kiếp này làm điều ác đã khiến tiêu hao không ít phúc đức tích lũy được trong quá khứ, nhưng đức vẫn còn rất nhiều, nên kiếp sau sẽ còn được hưởng phúc, nhưng sẽ không lớn bằng kiếp này. Còn đối với những việc làm ác của ông ta, vẫn chưa đến lúc phải chịu quả báo”.

Đồng thời Diêm Vương nói với Lý Phúc rằng, kiếp trước bởi vì ông không hành thiện tích đức, cho nên vốn dĩ đời này sẽ phải chịu khổ. Nhưng vì kiếp này ông chuyên tâm hành thiện, tích đức nên không thiếu cơm ăn áo mặc, đó đã là tốt rồi, đợi đến khi đầu thai liền sẽ hưởng phúc.

Sau này Diêm Vương đặc biệt cho phép Lý Phúc chuyển sinh cùng thời điểm với Cống Khánh Hữu. Khánh Hữu được đầu thai vào một gia đình giàu có, còn Lý Phúc đầu thai vào một gia đình trung lưu. 

Âm phủ
Cảnh Diêm Vương xử án. (Ảnh minh họa qua Báo Mới)

Sau khi lớn lên Cống Khánh Hữu trở thành huyện lệnh, nhưng ông ta vẫn bức hại bách tính như cũ, tham ô hối lộ, bẻ cong luật pháp và hãm hại những người lương thiện. Ông ta còn từng dùng cực hình, bức cung, móc mắt của người ta. Trong một trường hợp khác, ông ta thậm chí còn chặt đứt hai chân của người dân nọ. Khi đến 70 tuổi thì bạo bệnh mà chết.

Còn Lý Phúc ở kiếp này vẫn làm việc thiện và tích đức, hơn nữa còn nỗ lực tu hành. Sau khi Khánh Hữu qua đời, ông đã có thể xuất ra nguyên thần đi xuống âm phủ để xem kết quả của sự việc. Ông thấy Cống Khánh Hữu đang chịu phán xét ở âm phủ.

Trong sổ ghi chép, toàn bộ phúc đức của ông ta chẳng còn lại gì, khi làm quan làm ra những chuyện như móc mắt, chặt chân người đã không còn phúc đức gì để có thể bù đắp lại được, nên phải lấy thân trả nợ, bị trừng phạt chuyển sinh vào một gia đình nghèo khổ, vừa sinh ra hai mắt đã mù lòa, hai chân tàn phế, cả ngày phải ăn xin ngoài đường phố, khổ không thể tả.

Lý Phúc được chứng kiến 3 kiếp sống của Cống Thánh Hữu, thì càng nỗ lực tu luyện, hy vọng có thể sớm ngày thoát khỏi bể khổ luân hồi.

Cống Thánh Hữu trong câu truyện đã tích được phúc báo từ kiếp trước, trải qua 2 đời làm việc ác khiên phúc phận bị tiêu hết chẳng còn lại gì. Đến kiếp sống thứ 3, ác báo mới thể hiện ra ở nhân gian. Chỉ là con người đang ở trong mê, không thể nhìn ra những mối quan hệ nhân duyên này. 

Vậy nên con người thực sự không thể phán xét tùy tiện về thiên lý. Phật gia giảng, tất cả mọi thứ ở nhân gian đều là huyễn tượng, những gì người ta nhìn thấy bằng mắt thường không nhất định là chân thật, chỉ có người tu luyện đến một cảnh giới nhất định mới có thể nhìn thấu chân tướng ở nhân gian.

Chiếu theo nguyên lý “thiện ác tất báo”, thì kẻ ác hành ác vô độ sẽ luôn có quả báo xảy ra ở một thời điểm nào đó. Người xưa nói: “Tích đức càng nhiều thì đời sau càng sống tốt”. 

Trong câu truyện, Khánh Hữu vì ở kiếp trước đã làm rất nhiều việc đại thiện, tích được đức rất lớn, vì vậy được làm quan trong 2 kiếp. Nhưng ông ta lại liên tục làm việc ác khiến tiêu hao phúc phận của mình, không chỉ phải chịu đựng thống khổ trong địa ngục mà khi đầu thai trở lại, phải trở thành một người khổ mệnh, mù lòa, hai chân tàn phế, suốt ngày ăn xin ngoài đường. Đây chẳng phải là quả báo cho kẻ ác sao? 

Tử Vi

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?