Có tồn tại một đại dương rộng lớn bên trong Trái Đất?

08/01/16, 07:00 Khoa học

Những giả thuyết khoa học thường lặp đi lặp lại và đưa ra những tổng kết làm chúng ta quên mất rằng chúng chỉ là “lý thuyết” và không phải là thực tế.

Minh họa khái niệm lõi Trái Đất. (Johannes Gerhardus Swanepoel/iStock). Phông nền: Glacier Leieng/iStock)

Khi bạn nghĩ về “tâm của quả Đất”, bạn có lẽ sẽ hình dung sơ đồ trong cuốn sách giáo khoa ở phổ thông cho thấy mặt cắt ngang của Trái Đất giống như một củ hành: lớp vỏ, quyển Manti trên, quyển Manti dưới, lõi ngoài, lõi trong.

Nhiều người xem đây là một thực tế đơn giản, rõ ràng. Nhưng nhân loại chỉ có thể xuyên đến 8 dặm (khoảng 12 km) vào bên trong Trái Đất, nhưng cần xuyên tới 4.000 dặm (hơn 6000 km) thì mới tới lõi. Chúng ta đã có tới 3.992 dặm là giả thuyết.

Tất nhiên, những giả thuyết này có lý luận tốt hỗ trợ. Chúng được dựa trên các hiện tượng địa chất quan sát được. Tuy nhiên, một khám phá được thực hiện trong năm 2014 là một dẫn chứng cho thấy hành tinh của chúng ta có thể khác nhiều so với cách chúng ta nghĩ.

Giáo sư Graham Pearson tại Đại học Alberta đã dẫn dắt một nhóm các nhà khoa học phân tích một viên kim cương giá rẻ nhưng đã mang lại những hiểu biết vô giá.

Nhóm của ông đã trả khoảng 20 USD cho một viên kim cương được các thợ mỏ thủ công tìm thấy trong khu vực Juína của Mata Grosso, Brazil vào năm 2008. Bên trong viên kim cương màu nâu này, họ đã vô tình tìm thấy một khoáng chất được gọi là ringwoodite trong khi tìm kiếm những khoáng chất khác nhau.

Đại dương bên trong Trái Đất ‘có thể có nhiều nước bằng tất cả đại dương trên thế giới cộng lại’, Graham Pearson, Đại học Alberta

Ringwoodite trước đó đã được tìm thấy trong các thiên thạch, nhưng đây là lần đầu tiên nó được tìm thấy trong Trái Đất. Chất ringwoodite có ý nghĩa quan trọng vì nước đã mắc kẹt bên trong nó và nó đã được hình thành khoảng 250 – 350 dặm (400 – 450 km) dưới bề mặt của hành tinh, nơi đây là “vùng chuyển tiếp” giữa quyển Manti trên và quyển Manti dưới.

Điều này cho thấy có một đại dương bên trong Trái Đất. Và đại dương này “có thể có nhiều nước bằng tất cả đại dương trên thế giới cộng lại”, Pearson nói trên bảng tin Đại học Alberta.

Graham Pearson holds the rough diamond containing the first terrestrial sample of ringwoodite ever found. (Richard Siemens/University of Alberta)
Graham Pearson giữ viên kim cương thô chứa mẫu chất ringwoodite đầu tiên trên mặt đất từng được tìm thấy. (Richard Siemens/Đại học Alberta)

The $20 diamond that yielded the ringwoodite sample. (Courtesy of the University of Alberta)
Viên kim cương 20 USD mang lại mẫu chất ringwoodite. (Đại học Alberta)

Nếu viên kim cương này đại diện cho phần vật chất sâu trong Trái Đất nơi chúng được hình thành, thì điều này cho thấy có một đại dương khổng lồ đang tồn tại ở đây. Điều này không nhất định đúng, nhưng việc tìm kiếm ra chất ringwoodite là một bước tiến quan trọng khẳng định rằng nước là một phần quan trọng bên trong Trái Đất.

Đại dương khổng lồ này sẽ tác động đến rất nhiều mảng kiến tạo, sự hình thành của núi lửa và sự thay đổi vị trí lớp đá bên dưới lớp vỏ Trái Đất, tất cả khía cạnh cơ bản của địa chất học.

Phát hiện của Pearson được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 3/2014.

Phát hiện này làm gợi nhớ lại chuyện trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng kinh điển “Hành trình đến Trung tâm Trái Đất” được Jules Verne viết trong thế kỷ 19. Một nhà khoa học dũng cảm phát hiện một đường hầm tới trung tâm của Trái Đất và ở sâu thẳm trong lòng đất anh ta tìm thấy một đại dương cũng như đất và những sinh mệnh thông minh.

Giả thuyết Trái Đất rỗng đã nhận được sự yêu mến của đại chúng trong thế kỷ 19 và một số người vẫn xem nó là khả thi như những giả thuyết khác ngay cả khi nó bị chế giễu.

Trong khi chúng ta khám phá những bí ẩn của vũ trụ, thế giới chúng ta đang đứng vẫn còn là một bí ẩn đối với chúng ta theo nhiều cách khác nhau.

Thanh Phong dịch từ Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng