Cháu đi học không được giấy khen, ông nội chong đèn tự tay vẽ tặng

12/10/21, 11:30 Cuộc sống

Thấy cô cháu gái nhỏ tủi thân vì đi học không được tặng giấy khen, ông nội đã nghĩ ra một cách vô cùng đáng yêu để an ủi cô bé. Đó là tự tay vẽ tặng em một cái bằng khen. Tình cảm và “tài nghệ” sáng tạo của ông dành cho cô bé đã khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Hình ảnh ông nội chong đèn vẽ giấy khen tặng cháu khiến nhiều người xúc động. (Ảnh qua Dân Việt)

Từng nét chữ trong giấy khen được ghi lại rõ ràng và tỉ mỉ: “Thay mặt BGH trường Mầm non xã Phước Minh, ông nội quyết định tặng Bằng khen cháu Lê Hoàng Bảo Ngọc, lớp Lá, 5 tuổi, đã đạt thành tích Bé khỏe, Bé ngoan, biết yêu thương ông bà, cha mẹ. Ông nội: Lê Hoàng Dũng”.

Tấm giấy khen đặc biệt

Ngồi trong căn nhà nhỏ tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, ông Dũng, hiện đã 60 tuổi, kể lại câu chuyện ngày hôm đó.

Ông nói, hôm ấy đi làm về thấy cháu gái mình có vẻ buồn buồn, mắt như chực khóc. Khi hỏi ra ông mới biết do “nay đến lớp, bạn có giấy khen nhưng cháu không có”, thấy vậy ông liền an ủi rồi hứa sẽ làm tặng cháu một cái giấy khen. 

Để có được tấm giấy khen hoàn hảo, người ông đã phải tập vẽ thử trước đó. (Ảnh qua Dân Việt)

Nói xong ông lập tức đi vào phòng lấy giấy bút để vẽ luôn. Để có được tấm giấy khen hoàn hảo, người ông đã phải tập vẽ thử trước đó.

Cuối cùng, sau vài tiếng đồng hồ ngồi cặm cụi vẽ dưới ánh đèn, tấm giấy khen được kẻ khung tỉ mỉ, ghi chữ nắn nót đã được ông Dũng hoàn thành ngay trong buổi tối.

Lúc này bé Na (tên ở nhà của Ngọc) cũng gần như quên mất chuyện giấy khen thì bất ngờ nhận được món quà từ ông nội. 

Nhận được tấm bằng của nội bé Na không khỏi bất ngờ, cười rạng rỡ, ríu rít cảm ơn ông. Thấy cháu mình hạnh phúc ôm tờ giấy khen trong lòng, chốc chốc lại lấy ra ngắm nghía, không những ông Dũng mà cả nhà cũng vui lây. 

Quy trình làm tấm bằng khen tràn ngập yêu thương được ông Dũng kể lại như sau, đầu tiên ông vẽ nháp trong tập học sinh vì có ô ly sẵn, sau đó xếp chồng lên giấy A4 để vẽ lại. Xong xuôi, ông đem giấy khen đi ép nhựa và đóng khung kỹ càng. Khi làm, do mắt đã kém, ánh sáng từ bóng đèn nhà lại không đủ nên ông phải rọi đèn pin mới thấy.

Ông nói thêm, ngày xưa khi công nghệ chưa phát triển như bây giờ, gia đình ông thuộc diện khó khăn nên chỉ có thể tự vẽ nhãn dán rồi cắt mang đi học. Sau này, ông mở tiệm văn phòng phẩm, hiện do tuổi đã cao nên ông để lại tiệm cho cô con gái út trông coi. Đó là lý do trong tấm giấy khen “đặc biệt” dành tặng cháu lại có đóng dấu mộc gắn với tên ông nội.

Bé Na hào hứng nhận giấy khen từ tay ông nội. (Ảnh qua Dân Việt)

Đứa nhỏ hiểu chuyện 

Chia sẻ về lý do tại sao con không được giấy khen như các bạn, anh Lê Hoàng Bảo Anh (35 tuổi, bố của bé Na) cho biết, nguyên nhân là vì thể trạng con gái anh yếu, hay bị ốm vặt, không đi học được đầy đủ. 

Anh kể, hồi đó, hai vợ chồng anh chia tay khi bé Na mới được 16 tháng tuổi. Công việc lái xe khiến anh bận rộn, ít có thời gian bên con. Từ nhỏ cô bé đã gắn bó với ông bà nội, thậm chí còn bắt chước anh gọi bà nội bằng mẹ cho tới tận giờ. 

“Con bé biết hết. Mỗi khi có người tới chơi thấy lạ nên hỏi con: “Bà nội đâu?” là con chỉ vào mẹ tôi. Khi hỏi con vì sao lại gọi bà là mẹ thì con trả lời rất thật: ‘Vì con muốn có mẹ’. 

Thấy con bé hiểu chuyện, và sợ con cảm thấy thiệt thòi nên gia đình tôi cũng không ép con. Dần dần rồi quen. Cả nhà ai cũng dành hết tình thương cho con. Chính vì vậy mà khi nhìn thấy khuôn mặt tủi thân ấy, mẹ tôi thì hứa đền quà gấp đôi, còn cha tôi lập tức đi vẽ giấy khen tặng cháu”, anh nói.

Anh chia sẻ rằng, hành động tâm lý của cha anh không chỉ khiến bé Na mà cả chính anh khi ấy cũng rưng rưng cảm động. Vì tấm giấy khen ông nội tự tay làm mang ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với Na nên anh đã mượn người đóng khung để giữ gìn, cũng là để lưu lại một kỷ niệm đẹp cho con gái.

“Tôi thấy con gái mình may mắn vì dù không sống cùng mẹ nhưng lại được ông bà bù đắp tình yêu thương, nay còn nhận được rất nhiều tình cảm từ các cô chú, anh chị”, anh nói.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ