Các cách dạy con độc đáo của người Nhật khi trẻ tranh giành đồ chơi

02/06/16, 12:55 Cuộc sống

Bạn sẽ làm thế nào nếu con của bạn và những đứa trẻ khác tranh giành đồ chơi? Nếu chưa biết phải làm sao bạn có thể tham khảo các cách dạy con của người Nhật dưới đây.

Các cách dạy con độc đáo của người Nhật khi trẻ tranh giành đồ chơi - H1
Một trong các cách dạy con của người Nhật khi hai đứa trẻ giành đồ chơi là các bà mẹ vẫn “thờ ơ” nói chuyện.

Mẹ của Ida và mẹ của Sato là người Nhật Bản sinh sống tại Trung Quốc, Ida và Sato năm nay đều 4 tuổi. Một lần nọ hai đứa bé vì tranh giành một món đồ chơi mà xảy ra ẩu đả. Một đứa thì túm lấy tóc, còn đứa khác thì nắm lấy cổ áo của đối phương. Vậy mà hai người mẹ ở bên cạnh lại vẫn cứ nói cười thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra, không hề có ý ngăn cản hoặc khuyên bảo. Một người ở ngoài trông thấy không khỏi lo lắng: “Này, hai chị không sợ hai đứa trẻ bị thương sao?”.

Một người mẹ lên tiếng: “Đây là chuyện của lũ trẻ, chúng sẽ tìm được cách giải quyết, nếu như cha mẹ cái gì cũng giúp, thì sau này, khi gặp phải nhiều khó khăn hơn chúng sẽ không biết ứng đối thế nào”.

Cha mẹ Nhật cho rằng, buông tay đúng lúc khi còn nhỏ để cho trẻ tự giải quyết, sau này lớn lên chúng sẽ tự lập hơn. Trước khi không có phát hiện ra điều bất trắc, cha mẹ người Nhật thông thường sẽ không can thiệp vào chuyện giữa lũ trẻ.

Cuối dùng, Ida vì bị đánh nên lựa chọn đồ chơi khác, trái lại Sato vì không có người tranh giành lại chủ động nhường đồ chơi cho Ida.

Đương nhiên, đối diện với việc trẻ con tranh giành đồ chơi, các bậc làm cha làm mẹ có thể có nhiều biện pháp xử lí khác nhau. Tuy nhiên, hãy chú ý tới một tình huống phổ biến mà rất nhiều gia đình phạm phải này nhé!

Một người bác đưa con trai tới nhà bé M chơi, anh họ của bé M năm nay 4 tuổi. Cậu bé nhìn thấy chiếc xe lửa trên sàn liền cảm thấy rất thích thú nên liền ngồi xuống chơi, bé M ôm chiếc xe vào lòng, miệng kêu lên: “Đây là đồ của em, anh không được đụng đến!”.

Người anh họ vì rất thích, không nói lời nào liền nhào tới chỗ bé M để giằng co chiếc xe. Mẹ bé M thấy vậy, có phần lúng túng nói: “M đừng giành nữa, cho anh chơi cùng đi!”.

Bé M không chịu, người mẹ bèn hất tay của bé M ra: “Sao lại hẹp hòi vậy, để cho anh chơi một chút có sao đâu, với lại anh cũng đâu có mang về nhà đâu mà con sợ”.

Thấy mẹ giúp anh họ giành đồ chơi của mình, bé M “oa” một tiếng khóc òa lên.

Các cách dạy con độc đáo của người Nhật khi trẻ tranh giành đồ chơi - H2

Có lẽ, 99% bà mẹ sẽ đồng ý với cách làm của mẹ bé M, con cái ích kỷ thì cần phải trị như vậy! Tuy nhiên, trên thực tế trẻ nhỏ có thật sự ích kỷ không?

Những ai đã từng nuôi nấng trẻ nhỏ đều biết, trẻ con dường như đều có một đặc điểm kỳ quái, chính là đồ chơi lúc bình thường để ở một xó thì không hề mảy may động đến, nhưng nếu một khi đứa trẻ khác muốn chơi, thì giữa chúng sẽ phát sinh “cuộc chiến” giành giật đồ chơi.

Theo nghiên cứu tâm lí học, trẻ con trước 6 tuổi sẽ trải qua một “thời kỳ mẫn cảm với quyền sở hữu đồ vật”, trong giai đoạn này, chúng sẽ gắn lên những đồ vật thuộc về bản thân mình một  “nhãn hiệu”… ‘đây là đồ của tôi’. Vì thế, đến một ngày nào đó khi quyền lợi thuộc về “cái của tôi” này bị xâm phạm, trẻ sẽ phản kháng để bảo vệ quyền sở hữu của mình.

Giống như người lớn bảo vệ tài sản riêng của mình vậy, quyền sở hữu đồ vật của trẻ cũng cần được tôn trọng. Nếu như người lớn ép con trẻ phải chia sẻ, hoặc “cưỡng đoạt” đồ chơi của chúng cho những đứa trẻ khác, sẽ dẫn đến hậu quả gì?

– Trước hết, trẻ sẽ cảm thấy tủi thân mà khóc ầm lên.

– Phân tích từ góc độ tâm lý học: Trẻ sẽ cảm thấy bản thân không được tôn trọng, vì không nhận được sự ủng hộ của người lớn mà tự cảm thấy lòng tự tôn bị chà đạp.

– Ngay đến cả người lớn bình thường yêu thương mình nhất lại “bênh vực” đối phương, cảm giác an toàn của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

– Nếu như bị cha mẹ đối xử với trẻ như thế trong thời gian dài, tính cách của trẻ sẽ trở nên nóng nảy hơn, đồng thời cũng tự ti hơn.

Khi làm cha mẹ, chúng ta cũng không nên xâm phạm quyền sở hữu đồ vật của trẻ để “chia sẻ” với người khác. Tất nhiên nói vậy không phải để trẻ giữ khư khư đồ vật, vậy chúng ta nên làm thế nào? Tiền đề của việc chia sẻ chính là tôn trọng quyền sở hữu:  

1. Trước tiên hỏi trẻ một câu hỏi

“Đồ chơi này là của ai?”. Câu hỏi này có thể khiến “quyền sở hữu” của trẻ được công nhận, con trẻ cũng sẽ vì sự thừa nhận này của người lớn mà vui mừng, từ đó sẽ giảm thiểu tính phản kháng tranh giành.

2. Sau khi tôn trọng con trẻ ta hãy đưa ra lời chỉ dẫn

“Ồ, thì ra xe lửa này là của bé M. Vậy bé M có quyền quyết định là có chia sẻ hay không, nếu con (anh họ) muốn chơi thì trước hết con phải hỏi ý kiến của bé M mới được”.

Hoặc là nói: “Chia sẻ đồ chơi với người khác là một chuyện rất vui, bé M có đồng ý chia sẻ với anh không này?”.

3. Trước sau tôn trọng ý kiến của trẻ

Nếu như trẻ nhỏ không đồng ý, kiên quyết tránh hành vi cưỡng ép.

Làm người lớn, giảm bớt sức chú ý muốn chơi mà không chơi được của đứa trẻ đó: “Chiếc xe lửa này là của bé M, dì không thể quyết định được, nhưng dì có thể lấy kẹo cho con ăn, được không nè?”. Rất nhiều khi, tranh chấp thường thường vì thế mà được giải quyết dễ dàng.

Các cách dạy con độc đáo của người Nhật khi trẻ tranh giành đồ chơi - H3

Nếu như đồ chơi là của chung thì sao? Cũng có thể làm như vậy

Hỏi xem ai là người chơi trước, để cho con trẻ tuân theo nguyên tắc “đến trước được trước, đến sau phải chờ“. Thì ra là bé M đến trước, bé M có quyền được chơi trước, con ( anh họ) hãy đợi một chút nữa nha. Làm như vậy, con trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng.

Phương pháp đối với các trẻ “hiền khô”

Những đứa trẻ “hiền khô” biểu hiện khi đồ chơi bị giành mất cũng không biết phản kháng. Điều này rất nhiều khi là bởi những đứa trẻ này không có khái niệm “sở hữu đồ vật” của mình hoặc có loại khái niệm này nhưng không biết kiên trì với quyền lợi của mình.

Bạn có thể tưởng tượng một người đang đi trên đường bị cướp giật nhưng lại không hề mảy may xúc động cũng không biết phải làm thế nào? Tính trách nhiệm và ý thức tự chủ của loại trẻ này thường thường sẽ kém một chút.

Vậy chúng ta phải làm sao?

Phụ huynh có thể thiết lập khu vực chuyên để những đồ vật thuộc về trẻ trong nhà. Bình thường cũng cần phải chú ý với cách nghĩ độc lập và nhu cầu được người lớn tán thành của trẻ. Còn về kế hoạch trong gia đình, cũng gắng sức lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ, từ đó để cho chúng dần dần dưỡng thành ý thức tự chủ “cái của tôi”.

Tronng nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần phải tôn trọng quyền sở hữu đồ vật của trẻ, thì cảm giác trách nhiệm, tinh thần, ý thức tự chủ, lòng tự tin cũng sẽ dần dần tốt hơn.

Tiểu Thiện, dịch từ ntdtv.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng