Bé gái 2 tuổi cận 9 đi ốp vì thói quen dỗ con bằng điện thoại của phụ huynh

01/08/19, 09:46 Sức khỏe

Để con ngoan ngoãn chơi một mình, cặp cha mẹ người Trung Quốc đã phải hối hận khi phát hiện con gái mình đã bị cận nặng đến 9 đi ốp khi mới 2 tuổi.

Cô bé 2 tuổi Xiao Man, ở Giang Tô, bắt đầu xem điện thoại di động khi mới chỉ một tuổi. Cha mẹ bé thường cho con dùng máy trong thời gian dài, vì đó là cách duy nhất khiến bé im lặng, không quấy khóc. 

Thời gian trôi qua, bố mẹ bé nhận ra con gái hay cau mày, nheo và dụi mắt khi cầm điện thoại.

(Ảnh minh họa)

Khi đưa con đi khám mắt, hai vợ chồng choáng váng khi con gái bị chẩn đoán cận thị nặng, gần 9 đi-ốp. Các bác sĩ cho biết tình trạng này không thể cải thiện và thị lực của cô bé có thể trở nên tồi tệ khi bé lớn lên.

Bác sĩ nhận định trường hợp của bé Xiao Man là do sử dụng thiết bị điện tử kéo dài và quá sớm. 

Có thể nhận thấy, trẻ em hiện nay được làm quen và sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng từ rất sớm.

Theo thống kê hiện nay, cứ 10 phụ huynh thì có tới 8 người cho trẻ dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng. Đáng lo hơn là có tới hơn 90% gia đình cho trẻ từ 2 tuổi trở lên sử dụng các thiết bị công nghệ, điện thoại thông minh như là một cách để bé ngoan ngoãn hơn.

Trước vụ việc, anh Nguyễn Thành Vi cho rằng: “Mọi người nói thì dễ nhưng khó làm được lắm. Không cho con chơi điện thoại thì phải có trò nào đó cho bé chơi trọn thời gian bố mẹ bận làm việc. Mà thử nghĩ thời nay ở nhà không có sân vườn cây cối ít tiếp xúc với hàng xóm, không có bé chơi cái đó thì biết cho con chơi gì? Trừ những gia đình có điều kiện cho con em đi chơi hoặc có người giúp việc chơi với con thôi, nói ra cũng rất khó cho bố mẹ”.

Một độc giả khác phản biện: “2 đứa nhà mình không xem TV, chỉ được sử dụng Ipad mỗi hôm 15 phút, nếu lèo nhèo hôm sau cắt luôn, có những ngày T7, CN nắng nôi chỉ ở trong nhà cả ngày từ sáng đến tối nhưng chúng cũng không hề đòi xem Ipad hay điện thoại. Vì sao? vì có đòi cũng không được. Thế là chúng đọc sách, vẽ, làm thủ công, chơi đồ chơi. Có những hôm cả ngày không được xem phút nào, chúng nó cũng không làm sao. Những lý do bạn nói là ngụy biện và chọn việc dễ cho bố mẹ thôi. Nhưng khi mọi người nghe mình nói thì cười mình, bảo là gia đình cách ly với xã hội hiện đại”.

Mối nguy hiểm đến từ đồ công nghệ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học y khoa Boston đã đưa ra cảnh báo rằng mặc dù những ảnh hưởng tiêu cực của TV và video lên trẻ nhỏ đã được nhận thức rõ, song nhận thức của xã hội về ảnh hưởng của các thiết bị di động lên não bộ của trẻ em dưới 6 tuổi đã “quá trễ” khi trẻ đã và đang sử dụng các thiết bị này quá nhiều.

Trẻ em ngày nay sử dụng điện thoại quá nhiều.
Trẻ em ngày nay sử dụng điện thoại quá nhiều. (Ảnh qua Dấu Hiệu Thời Đại)

Họ cũng đã cảnh báo rằng việc sử dụng một chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh gây ảnh hưởng đến “sự phát triển về mặt xã hội – tình cảm” của chúng.

“Nếu các thiết bị này trở thành một phương thức phổ biến để dỗ dành và làm phân tâm trẻ nhỏ, thì làm sao trẻ em có thể phát triển cơ chế tự chủ của chúng?”, các nhà khoa học chất vấn.

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng việc cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sử dụng màn hình tương tác cũng có thể làm suy giảm sự phát triển các kĩ năng cần thiết cho toán học và khoa học của một đứa trẻ.

Jenny Radesky, giảng viên về phát triển – hành vi nhi khoa tại Đại học y BU, đã công bố các kết quả nghiên cứu trên tạp chí của Học viện Nhi khoa Mỹ và khuyến cáo, các bậc cha mẹ hãy tăng cường “tương tác trực tiếp” với con của họ, thay vì sử dụng các thiết bị thông minh để “thay thế cha mẹ”.

Radesky khuyến khích sự tăng cường tương tác giữa các thành viên trong gia đình và gợi ý rằng việc trẻ nhỏ được chơi với người thân mà không có bất kì TV hay thiết bị di động nào trong khoảng “thời gian của gia đình” sẽ rất có lợi cho trẻ.

Đặc biệt, với trẻ nhỏ, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước. Lời nói, sự tiếp xúc giữa cha mẹ với con cái, thậm chí là quá trình chơi với con, không chỉ giúp não bé phát triển mà còn tăng cường sự gắn kết tình cảm.

Chính vì vậy nếu sự gắn kết không có chỉ có điện thoại và tablet thì chúng ta sẽ tạo ra những “bộ não mới” cho trẻ một cách nguy hiểm, và đến đời con, đời cháu chúng ta thực sự không biết sẽ như thế nào?

Công nghệ còn tạo ra sự gián cách giữa trẻ và gia đình
Công nghệ còn tạo ra sự gián cách giữa trẻ và gia đình. (Ảnh qua Tin mới)

Ngoài ra nghiện điện thoại không chỉ có thể gây ảnh hưởng về mắt, nguy hiểm hơn là bức xạ từ điện thoại di động và các thiết bị máy tính bảng có thể gây ra ung thư. Năm 2011, Tổ chức y tế thế giới WHO đã chính thức xác nhận điều này. Bộ não trẻ nhỏ có nhiều dung dịch hơn, hộp sọ mỏng hơn nên hấp thu sóng di động cao hơn tới 60% so với người lớn. Tỉ lệ mắc ung thư từ đó cũng lớn dần. 

Theo thống kê, việc cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh từ sớm khiến nguy cơ bị ung thư cao gấp 4 – 5 lần trẻ không sử dụng.

Không chỉ như vậy, việc sử dụng các thiết bị di động còn tác động rất xấu đến tâm sinh lý của trẻ: Làm trẻ tăng nguy cơ béo phì lên tới hơn 30%, tăng nguy cơ mất ngủ lên 55%, sự suy giảm hệ thống miễn dịch do tiếp xúc với vi khuẩn trên điện thoại, gây ra các bệnh tim mạch cho trẻ, gia tăng tính bạo lực, giảm sự tập trung của trẻ…

Thanh Thiên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"