Bão Mặt trời đang hướng đến Trái đất
Sự xuất hiện của một tia sáng Mặt trời cực mạnh chiều hôm thứ Tư (10/9) vừa qua có thể dẫn đến một số biến đổi bất thường trong mạng lưới điện của Trái đất, đồng thời gây ra nhiễu loạn nhẹ đối với sóng vệ tinh và vô tuyến vào thứ Sáu và thứ Bảy tuần này.
Dù thuộc dạng”X-class”, loại tia sáng Mặt trời có cường độ cao nhất, nhưng tia sáng này theo dự kiến sẽ không gây nhiều nhiễu động trong trái đất. Tia sáng ngày thứ Tư xuất hiện sau một tia sáng khác yếu hơn vào cuối ngày thứ Hai.
“Chúng tôi cho rằng cấp độ của cơn bão địa từ nằm trong khoảng G2 (trung bình) và G3 (mạnh)”, Bill Murtagh, chuyên viên dự báo của Cơ quan Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (NOAA) cho biết.
“Những cơn bão địa từ cấp độ G2 – G3 có thể gây ra một số vấn đề cho mạng lưới (điện) nhưng có thể khắc phục dễ dàng. Tín hiệu vệ tinh cũng có thể có một số thay đổi bất thường, vì vậy các đài vận hành vệ tinh trên toàn cầu đã được thông báo. Bão từ ở mức độ này cũng đã ảnh hưởng đến độ chính xác của hệ thống GPS”, ông Murtagh cho biết thêm.
Hình ảnh Mặt trời trong hôm thứ Tư (10/9).
Các tia sáng cường độ lớn như hôm thứ Tư vừa qua thường liên quan đến các vụ phun trào nhật hoa (coronal mass ejection – CME). Một vụ phun trào vật chất ở vành nhật hoa chứa hàng tỷ tấn ion hidro và heli, kèm theo từ trường phát ra từ bề mặt Mặt trời.
Mặc dù sẽ tác động xuống Trái đất, CME này không đủ lớn hay đủ mạnh để gây ra một cơn bão địa từ có khả năng gây nhiễu loạn hơn. Nhưng ông Murtagh cũng lưu ý “bất kỳ vụ phun trào nào xảy ra lần nữa trong vài ngày tới sẽ có thể dẫn đến nhiều rối loạn hơn trong địa từ trường của chúng ta”.
Theo ông Thomas Berger, Giám đốc NOAA, hiếm khi có sự phun trào liên tiếp của 2 CME như thứ Hai và thứ Tư vừa rồi.
Hình ảnh Mặt trời ngày thứ Tư (10/9) trong hệ thống máy tính tại Trung tâm Mặt trời. Ảnh: Solar Dynamics Observatory.
Cơn bão Mặt trời cũng có tác dụng phụ thú vị như hiện tượng cực quang (aurora borealis) hay còn được gọi là Northern Light dọc khắp Canada và Bắc Mỹ.
Dân sinh sống ở phía bắc New England, những khu vực nằm xa ở phía bắc Plains và Tây Bắc Thái Bình Dương sẽ có tầm nhìn tốt nhất để chiêm ngưỡng hiện tượng cực quang lần này. Những hình ảnh cực quang đẹp nhất sẽ xuất hiện vào tối thứ Sáu, tuy nhiên cũng có thể quan sát được hiện tượng này từ tối thứ Năm.
Cực quang xuất hiện khi các nguyên tử trong bầu khí quyển bên trên của Trái đất tương tác với các hạt mang điện tích của Mặt trời. Chúng thường xuất hiện dưới dạng các dải sáng ánh lục trên bầu trời đêm tại những vùng địa cực. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, các dải cực quang cũng có thể có màu đỏ và lam nhạt.
Một số hình ảnh cực quang trên thế giới.
Ánh sáng cực quang tại Vườn quốc gia Badlands ngày 23/4/1014 ở Nam Dakota. Ảnh: AP
Tia sáng phát ra từ bề mặt Mặt trời sinh ra hiện tượng cực quang ngày 7/1/2014. Ảnh: NASA.
Một hình ảnh cực quang tại vùng đài nguyên Alaska.
Cực quang xoáy trên bầu trời làng Yukon River ở Ruby, Alaska ngày 9/3/2012. Ảnh: AP.
Hình ảnh cực quang ngày 8/2/2012 gần biên giới British Columbia và tiểu bang Washington được chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế. Ảnh: NASA.
Cực quang phát sáng trên bầu trời ngày 24/10/2011 tại Ozark, Ark. Ảnh: AP.
Cực quang xuất hiện ngày 29/1/2010 tại Vatnajokull Ice Cap, Iceland.
Hồ Duyê[email protected] – Theo USA Today