Bài thơ cổ 2.500 tuổi phá bỏ ranh giới giữa thi ca và thiên văn học

23/05/16, 16:01 Khoa học

Các nhà vật lý và thiên văn học từ Đại học Texas tại Arlington đã sử dụng phần mềm thiên văn tiên tiến để xác định chính xác ngày sáng tác tác phẩm “Bài thơ đêm khuya” của nhà thơ Sappho, bài thơ miêu tả bầu trời đêm Hy Lạp hơn 2.500 năm trước đây.

444444444444
“Bài thơ đêm khuya” của nhà thơ Sappho mô tả một chòm sao được gọi là Pleiades mọc vào khoảng nửa đêm. (Ảnh: Internet)

Các nhà khoa học đã mô tả nghiên cứu của họ trong bài viết “Nhìn nhận lại niên đại ‘Bài thơ đêm khuya’ của nhà thơ Sappho” được công bố trên Tạp chí Lịch sử và Di sản Thiên văn học. Martin George, cựu Chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, hiện làm việc tại Viện Nghiên cứu Thiên văn Quốc gia Thái Lan, cũng tham gia vào công việc này.

“Đây là một ví dụ về việc cộng đồng các nhà khoa học có thể  chung sức để cùng nghiên cứu và mô tả các văn bản cổ xưa quan trọng”, Manfred Cuntz, giáo sư vật lý, tác giả chính của nghiên cứu cho biết. “Bài thơ được viết trong những năm rất xa xưa, nhưng chúng tôi có thể xác định một cách khoa học thời gian tương ứng với mô tả cụ thể của tác giả về bầu trời đêm là vào năm 570 TCN“.

“Bài thơ đêm khuya” của nhà thơ Sappho mô tả một chòm sao được gọi là Pleiades mọc vào khoảng nửa đêm, và Sappho được cho là đã quan sát chòm sao này từ một hòn đảo của Hy Lạp, Lesbos.

Mặt trăng vừa mọc,

Với  Pleiades,

Đó là vào giữa đêm,

Thời gian trôi qua,

Và tôi ngủ một mình.

Sappho (trái) và các bạn đồng hành chăm chú lắng nghe thi sĩ Alcaeus chơi đàn “kithara”. (Ảnh: Internet)

Cuntz cùng cộng sự và nhà thiên văn Levent Gurdemir, giám đốc của Planetarium tại UTA, sử dụng phần mềm tiên tiến được gọi là Starry Night phiên bản 7.3, xác định được ngày đầu tiên chòm sao Pleiades mọc vào lúc nửa đêm hoặc sớm hơn theo giờ địa phương là năm 570 TCN. Các hệ thống thiên văn Digistar 5 cũng cho phép tạo ra bầu trời đêm của Hy Lạp cổ đại tại địa điểm và thời gian nơi Sappho sáng tác bài thơ này.

Sử dụng phần mềm thiên văn cho phép chúng ta mô phỏng bầu trời đêm chính xác hơn vào bất cứ thời gian nào, quá khứ hay tương lai, ở bất cứ vị trí nào“, Levent Gurdemir nói. “Đây là một ví dụ về cách chúng tôi đang mở ra những tiền đề để nghiên cứu các ngành ngoài thiên văn học, bao gồm cả khoa học địa lý, sinh học, hóa học, nghệ thuật, văn học, kiến trúc, lịch sử và thậm chí y học”.

Các phần mềm Starry Night chứng minh rằng vào năm 570 TCN, chòm Pleiades đã mọc vào đêm ngày 25/1, có thể đó là ngày đầu tiên mà bài thơ đã miêu tả.

Chòm sao Pleiades. (Ảnh: Internet)

Cuntz nói: “Tại thời điểm đó, họ không có đồng hồ cơ khí chính xác như chúng ta, chỉ có đồng hồ nước, nên chúng tôi cũng xác định thời điểm gần nhất Sappho có thể nhìn thấy Pleiades ở các ngày khác nhau vào buổi tối.”

Các nhà nghiên cứu cũng xác định rằng ngày cuối cùng quan sát được Pleiades là vào lúc chạng vạng – thời điểm độ cao của Mặt Trời là -18 độ và bầu trời tối sẫm – là ngày 31/ 3. “Từ đó, chúng tôi có thể xác định chính xác thời gian sáng tác bài thơ này là từ giữa mùa đông đến đầu mùa xuân, điều này một lần nữa xác nhận ước tính trước đó của các học giả khác”, Cuntz nói.

Sappho là nhà thơ nữ hàng đầu vào thời Hy Lạp cổ, sánh ngang với Homer. Các kiến thức về thiên văn học của bà không chỉ thể hiện trong bài thơ này mà còn ở công việc nghiên cứu của bà về Mặt trời, Mặt trăng và Kim tinh…

Bức bích họa Sappho tại bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia Naples. (Ảnh: Internet)

Sappho nên được xem là một người đóng góp chính thức cho nền thiên văn học cổ đại của Hy Lạp cũng như cho xã hội Hy Lạp”, Cuntz  bổ sung. “Không có nhiều nhà thơ cổ đại quan sát thiên văn rõ ràng như bà ấy”.

Morteza Khaledi, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học UTA, chúc mừng công việc của các nhà nghiên cứu, một phần của chiến lược tập trung phát hiện dữ liệu theo định hướng trong kế hoạch chiến lược năm 2020 của UTA: Giải pháp táo bạo | Tác động toàn cầu.

Nghiên cứu này giúp phá vỡ sự tách biệt truyền thống giữa khoa học và nghệ thuật tự do, bằng cách sử dụng công nghệ chính xác cao để xác định đúng ngày sáng tác các tác phẩm thơ ca cổ đại”, Khaledi nói. “Nó cũng chứng minh rằng thiên văn có thể ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực nghiên cứu khác”.

Tiến sĩ Manfred Cuntz là một giáo sư vật lý tại UTA nghiên cứu hoạt động trong ngành vật lý thiên văn Mặt trời và các vì sao, cũng như sinh học vũ trụ. Trong những năm gần đây, ông đã tập trung nghiên cứu các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời, bao gồm khu vực của các ngôi sao và phân tích sự ổn định của quỹ đạo. Ông nhận bằng Tiến sĩ từ Đại học Heidelberg, Đức, vào năm 1988.

Levent Gurdemir đã nhận bằng thạc sĩ khoa học vật lý của UTA, và là giám đốc thiên văn của trường. UTA sử dụng các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy và tiếp cận cộng đồng, phục vụ số lượng lớn  sinh viên và công chúng tại cơ sở địa phương này.

Theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng