Loại bỏ ‘khối u trong tính cách’ để vượt qua căn bệnh ung thư
Trong cuộc sống thực tại, nhiều người tái nhợt đi khi đề cập đến “ung thư”. Các chuyên gia ung thư nói rằng ngoài việc do ảnh hưởng của gen và lối sống, tính cách của một người có tác động chặt chẽ với sự phát triển của ung thư. Điều này có nghĩa là nhiều bệnh nhân ung thư thực sự có một ‘khối u trong tính cách’.
Y học hiện đại cho rằng các yếu tố tâm lý không trực tiếp gây ra ung thư, nhưng do sự kích thích mãn tính kéo dài, nó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến sự bất ổn và rối loạn nội tiết. Điều này cho phép các tế bào ung thư phá vỡ hàng phòng ngự của hệ thống miễn dịch và hình thành khối u.
Những số liệu thống kê cho thấy nguy cơ mắc ung thư của những người có tính cách hướng nội và u sầu là cao hơn nhiều so với người thân thiện cởi mở. Y học cổ truyền Trung Quốc (YHCT) cũng công nhận mối liên hệ giữa tính cách và bệnh tật.
Ông Vu Mẫn, giáo sư tại Đại học Thượng Hải ngành Y học cổ truyền Trung Quốc, nói rằng những người có “khối u trong tính cách” có thể được chia thành hai loại:
Đầu tiên là loại người quá nghiêm túc. Đối với loại người này, bất cứ điều thông thường nào cũng có thể làm cho họ cảm thấy lo lắng, tức giận, bực dọc và hờn dỗi. Họ dễ bị ung thư đường tiêu hóa.
Ông Vu Mẫn cho biết: “Sự tức giận kéo dài trong tâm sẽ tạo nên áp lực. Nó sẽ làm cho sinh lý cơ thể bạn luôn ở trạng thái đối phó và cảnh giác cao độ. Vì vậy, bạn cần phải học cách thư giãn bản thân mình bất kỳ lúc nào”.
Loại thứ hai là người không cố gắng để vượt qua những khó khăn lúc đầu và để nó tích lại đến lúc cuối cùng. Đến khi đó, họ phải chiến đầu liều lĩnh như một con thú bị dồn vào chân tường; họ sợ phải cạnh tranh và cảm thấy lo lắng. Với tâm trạng rối loạn lâu dài, loại người này dễ tạo ra các điều kiện tiên quyết hình thành ung thư. Tâm trạng xấu, chẳng hạn như trầm cảm, hoang tưởng, giận dỗi và lo lắng là một môi trường cho bệnh ung thư phát triển.
“Ngu si hưởng thái bình, khôn quá hóa dại” và “đừng nghiêm trọng hóa mọi việc” sẽ là liều thuốc tốt
Ông Vu Mẫn nói: “Tôi còn nhớ các bác sĩ trong khi mở bụng thăm dò, đã phát hiện bệnh nhân ung thư tuyến tụy có một khối u bao bọc xung quanh mạch máu chính, họ không có lựa chọn nào khác nên đành phải khâu bụng cô ấy lại. Nhưng các thành viên trong gia đình bệnh nhân nói dối với cô ấy rằng khối u tuyến tụy đã được gỡ bỏ“.
“Với một tính cách vô tư, bệnh nhân đã không suy nghĩ quá nhiều về nó và tin rằng nó đã khỏi. Sau đó, bệnh nhân vẫn duy trì tình trạng ổn định, và sau 5 tháng sức khỏe cô đã trở lại làm việc bình thường.“
“Vô tình, cô biết được sự thật qua một cuộc đối thoại với đồng nghiệp, nhưng cô không lo lắng, chỉ bình tĩnh nói: ‘Mình không cảm thấy đau gì cả. Khối u có lẽ vẫn ở bên trong. Cứ để nó tự nhiên đi!’ Với tính cách lạc quan đó, cô không nhĩ về căn bệnh nhiều và vẫn có một tâm trạng tốt. Đến hôm nay là đã 13 năm trôi qua. Chúng ta có thể nói là cô ấy đã sống sót qua ung thư”.
Giáo sư Hạ nói thêm: “Cho dù thái độ không xem mọi thứ quá nghiêm trọng là thật hay chỉ là ‘giả vờ’, nó sẽ giúp bạn điều chỉnh lại tâm trạng, cải thiện chức năng vật lý và tăng cường khả năng miễn dịch, nó tạo điều kiện để hồi phục khỏi bệnh ung thư. Sự phục hồi của bệnh nhân ung thư là do thái độ lạc quan của họ đối với cuộc sống và duy trì một tâm trạng tốt”.
Bệnh nhân ung thư cần phải học cách sống một cuộc sống ‘nhịp độ chậm’.
Ông Vu Mẫn cho biết, sau khi nghe lời khuyên của ông, nhiều bệnh nhân cảm thấy tiếc nuối và nói những câu như: “Lúc đó, tôi chỉ ngu ngốc chôn mình trong công việc, làm việc rất cực khổ, nhưng cuối cùng tôi thậm đã tự hỏi ý nghĩa của việc lao tâm nhọc sức này là gì.“
“Họ không nhận ra rằng thành công trong công việc không đáng để hy sinh sức khỏe bản thân, mãi cho đến khi họ mất đi sức khỏe”.
Hiện nay, các nước phát triển đã bắt đầu ủng hộ một “cuộc sống nhịp độ chậm” để “trở về với tự nhiên”. Sống một cuộc sống nhịp độ chậm không chỉ là thái độ đối với cuộc sống, một suy nghĩ lành mạnh, mà nó còn là một sự cố gắng tích cực, một niềm tin mạnh mẽ vào cuộc sống. Bạn phải học cách để làm chậm nhịp độ cuộc sống của chính mình.
Thanh Phong, dịch từ Vision Times