Rò rỉ tài liệu mật “kế hoạch 15 ngày đánh hạ Ukraine”, TQ đã sớm biết sự việc

08/03/22, 18:15 Thế giới

Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy ĐCSTQ từ lâu đã biết Nga sẽ phát động chiến tranh và còn lên kế hoạch 15 ngày tổng tấn công Ukraine. Nhưng trên thực tế, cuộc chiến không diễn ra suôn sẻ như vậy. Các học giả phân tích dưới tác động của hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế, ĐCSTQ và Nga sẽ bị ràng buộc với nhau. Điều này có thể khiến thế giới rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên lề một hội nghị tại Nga tháng 11/2019. (Ảnh: Reuters)

Rò rỉ kịch bản 15 ngày Nga tấn công Ukraine: ĐCSTQ đã sớm biết

Tờ New York Times gần đây cho biết theo tình báo phương Tây, các quan chức cấp cao Trung Quốc hồi đầu tháng 2 đã đề nghị quan chức cấp cao Nga không nên tấn công Ukraine trước khi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh kết thúc. Báo cáo này chỉ ra rằng Trung Quốc đã có hiểu biết nhất định về kế hoạch tấn công của Nga.

Hôm 3/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã chỉ trích báo cáo trên là “thông tin hoàn toàn sai sự thật”, một sự đánh lạc hướng, và là “những phát ngôn đổ lỗi đáng hổ thẹn”.

Tuy nhiên cùng ngày, đại sứ quán Ukraine tại Nhật Bản cũng tiết lộ một tài liệu mật của Hạm đội Biển Đen Nga trên mạng xã hội Twitter. Tài liệu này cho thấy kế hoạch chiến đấu dài 15 ngày của quân đội Nga đã được đánh dấu, bắt đầu tấn công từ ngày 20/2, và dự kiến kết thúc vào ngày 6/3 sẽ hoàn toàn chiếm được Ukraine. Kế hoạch được thông qua vào ngày 18/1.

Đại sứ quán Ukraine tại Nhật Bản hôm 3/3 thông báo trên Twitter đã thu được tài liệu mật từ Hạm đội Biển Đen của Nga. (Ảnh: Twitter của Đại sứ quán Ukraine tại Nhật Bản)

Trao đổi với Epoch Times, ông Trịnh Khâm Mô, Giám đốc Khoa Đối ngoại và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Đạm Giang ở Đài Loan, cho biết thông tin tình báo thu được từ phương Tây cho thấy “ĐCSTQ đã biết việc Nga xâm lược Ukraine từ trước, hơn nữa còn đạt được thỏa thuận với Putin về cuộc chiến này. Vì vậy, nếu nói Trung Quốc đã ‘câu kết’ với Nga thì cũng không phải là nói quá”.

Trịnh Khâm Mô là Tiến sĩ Khoa học Xã hội tại Đại học Warsaw, Ba Lan, chuyên về chính sách an ninh của Châu Âu và Nga. Ông phân tích rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy kịch bản ban đầu của Putin là chiếm Kiev trong một đến ba ngày, sau đó lập nên chính phủ bù nhìn thân Nga. “Putin hẳn cũng đã hứa với ĐCSTQ rằng cuộc chiến này sẽ tốc chiến tốc thắng, sau đó Nga sẽ bảo vệ lợi ích của ĐCSTQ ở Ukraine, bao gồm cả Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”.

Ông tin rằng điều này cũng giải thích tại sao ĐCSTQ không sơ tán ngay Hoa kiều ở Ukraine khi chiến tranh nổ ra. Ban đầu, đại sứ quán Trung Quốc còn đề nghị công dân “có thể dán cờ Trung Quốc trên xe”. Sau đó, khi tình hình đảo ngược và Ukraine kiên quyết chống trả, ĐCSTQ mới đổi giọng khuyên công dân không nên tiết lộ danh tính.

Kể từ khi chiến tranh nổ ra, Liên Hợp quốc ước tính khoảng 1 triệu người ở Ukraine đã phải di tản và hàng trăm nghìn người đã chạy trốn khỏi nước này. Tuy nhiên, một lượng lớn người Ukraine ở nước ngoài đã trở về tham chiến, và sĩ khí chiến đấu chống Nga không hề bị chiến tranh đánh bại.

“Toàn bộ tình hình hoàn toàn khác với nhận định của ĐCSTQ và Putin. Putin đã gây ra một vấn đề lớn. ĐCSTQ đã quá muộn màng. Hai nước đã lợi dụng nhau và ban đầu muốn chia sẻ lợi ích của Ukraine”, ông nói.

Phương Tây tăng cường trừng phạt, có thể dẫn đến Chiến tranh Lạnh mới

Cư dân địa phương chạy khỏi thị trấn Irpin, sau khi bị pháo kích dữ dội từ quân đội Nga ngày 6 tháng 3 năm 2022. (Ảnh: REUTERS)

Ngày 3/3, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu Nga lập tức rút quân vô điều kiện khỏi Ukraine với số phiếu áp đảo. ĐCSTQ đã bỏ phiếu trắng. Hãng truyền thông Mỹ Axios phân tích rằng mặc dù nghị quyết này không có giá trị pháp lý, nhưng nó phản ánh sự cô lập của cộng đồng quốc tế với Nga sau cuộc tấn công Ukraine.

Giáo sư Khâu Tuấn Vinh, nhà kinh tế học Đài Loan và giáo sư Khoa Kinh tế tại Đại học Central, nói với Epoch Times vào ngày 3/3: “Bạn có thể gọi đó là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, hoặc thậm chí là một cuộc đối đầu căng thẳng hơn xen lẫn Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh Nóng. Tác động của nó là rất sâu rộng”.

Trước khi Putin phát động cuộc chiến, EU là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Vào năm 2021, kim ngạch thương mại song phương giữa Nga và Châu Âu đạt 282 tỷ đô la, chiếm 35,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nga; kim ngạch thương mại giữa Nga và Mỹ là 34,4 tỷ đô la. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga đạt 146,87 tỷ đô la, theo số liệu từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Hiện tại, Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada và các nước khác tuyên bố sẽ đóng cửa không phận đối với các chuyến bay của Nga. Đáp lại, Nga đã ra lệnh cấm các chuyến bay của 36 quốc gia, bao gồm cả Anh và Đức, xâm nhập vào không phận Nga.

Liên minh châu Âu đã thông báo trục xuất 7 ngân hàng Nga khỏi SWIFT, và sẽ không loại trừ việc gia hạn các biện pháp trừng phạt đối với tất cả các ngân hàng Nga, bao gồm cả những ngân hàng có liên quan chặt chẽ đến giao dịch năng lượng.

Ông Trịnh Khâm Mô nói rằng kể từ khi ông Trump phát động chiến tranh thương mại với Trung Quốc vào năm 2018, đã có những ý kiến về một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhưng vì Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn còn nhiều trao đổi thương mại, cộng thêm lập trường của Phương Tây không đồng nhất nên cuộc chiến đó vẫn chưa xảy ra. “Nhưng Putin đã khởi xướng nó. Cuộc chiến này đã thống nhất toàn bộ phương Tây”.

Trong khi quốc tế áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lên Nga thì ĐCSTQ cho biết họ sẽ không áp đặt trừng phạt mà vẫn giữ quan hệ hợp tác bình thường với Moscow. 

Ông Khâu Tuấn Vinh cho rằng cuộc chiến này đã thay đổi mô hình đối đầu ý thức hệ và trao đổi kinh tế thương mại trong quá khứ, và “biến thành một cuộc đối đầu rất rõ ràng giữa liên minh Trung-Nga và Âu-Mỹ”.

Chiến tranh Nga-Ukraine có thể phát triển thành một mô hình Chiến tranh Lạnh mới, trong đó phương Tây đang bao vây Trung Quốc và Nga.

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi