Cổ nhân làm thế nào để trường thọ và chống lão hóa?

Những tìm tòi của nhân loại về đạo trường thọ đã bắt đầu từ thời cổ đại. Dưỡng sinh chính là bảo dưỡng sinh mệnh, là phương pháp chủ yếu giúp cơ thể cường tráng, phòng ngừa bệnh tật, phòng chống già yếu.

Cổ nhân làm thế nào để trường thọ và chống lão hóa. Ảnh 1
Ngưỡi xưa có thể đạt được hòa hợp giữa tinh thần và thể chất mà sống trường thọ,. (Ảnh qua Sohu.com)

Trong “Hoàng đế nội kinh” đã có phân tích sâu sắc: “Người có hiểu biết vào thời thượng cổ biết phép âm dương, hòa hợp với thuật số, ăn uống có chế tiết, sinh hoạt hàng ngày theo thói quen, không ngại lao động, vì thế có thể đạt được hòa hợp giữa tinh thần và thể chất mà sống trường thọ, qua trăm tuổi mới mất”.

>>> 20 bí quyết dưỡng sinh của người xưa, bỏ túi ngay không lo bệnh tật

Ý nói rằng, con người vào thời thượng cổ, biết đạo dưỡng sinh mà thuận ứng với sự biến hóa âm dương của thế giới tự nhiên, để điều dưỡng âm dương bên trong cơ thể, vận dụng phương pháp và kỹ thuật dưỡng sinh một cách chính thức và hợp lý.

Ẩm thực có chế tiết, không được quá no, cũng không được để quá đói; ngũ vị chua đắng ngọt cay mặn phải điều hòa; công việc không được quá sức. Như vậy mới có thể đạt được khỏe mạnh cường tráng về thân thể, tinh thần đầy đủ. Bởi vậy có thể đạt được thọ mệnh thiên phú, đó cũng là thọ mệnh thông thường.

5000 năm nay, Trung y trên phương diện dưỡng sinh chống lão hóa, bệnh tật, làm tăng tuổi thọ, cũng tích lũy được kinh nghiệm rất phong phú. Trong “Lão Tử luận” có viết: “Quay trở về bản chất tiên thiên, thanh tĩnh vô vi”; trong “Lữ Thị Xuân Thu” có viết: “Nước lưu động sẽ không có mùi, cửa thường chuyển động sẽ không bị hỏng”, đều là những danh ngôn lưu truyền qua đời sau.

Tuy rằng trường thọ khỏe mạnh là tâm nguyện của rất nhiều người, nhưng con người đều đến lúc già, đối với dục vọng lúc sống, sự sợ hãi cái chết, đau khổ của bệnh tật, buồn đau của tuổi già, đều là nhân tính và tình cảm cơ bản nhất của con người.

“Thượng thư Hồng Phạm” có nhắc đến Ngũ phúc: Thứ nhất là trường thọ, thứ hai là phú quý, thứ ba là khang ninh, thứ tư là tu dưỡng đạo đức tốt, thứ năm là thiện chung; và Lục cực: thứ nhất là họa chết sớm, thứ hai là bệnh tật, thứ ba là lo âu, thứ tư là nghèo túng, thứ năm là tội ác, thứ sáu là yếu ớt; đều nói rõ hạnh phúc của đời người không phải chiếm lấy giàu có, địa vị danh vọng, mà là sự an bình khỏe mạnh và trường thọ của sinh mệnh.

Hoàng đế nội kinh là một bộ kỳ thư triết học y kinh. (Ảnh: Internet)

Trung y dưỡng sinh chống lão hóa, ứng dụng đạo dưỡng sinh vào thực tế

Các nhân tố ảnh hưởng thọ mệnh rất nhiều, như thiên chất, thể chất, bệnh tật, biến hóa cảm xúc, sinh hoạt ăn uống,… làm thế nào để bỏ đi những nhân tố không mang đến khỏe mạnh, để đạt được mục đích kéo dài và có lợi cho tuổi thọ?

Danh y đời Minh là Cung Đình Hiền, trong tác phẩm của ông “Thọ thế bảo nguyên – Lão nhân” có viết: Liên quan vấn đề làm thế nào an hưởng tuổi già, đề ra những điểm quan trọng sau đây:

1. Người lớn tuổi không nên quá vì lễ tiết mà hao phí sức lực, “An yên của người lớn tuổi, không phải phí phạm sức lực cho lễ nghĩa, tiệc tùng lớn không nên miễn cưỡng tham dự, đó là giới ở tuổi già”. Người già cần để thân thể và tâm thái an nhàn, làm việc phải cân nhắc sức lực của mình có thể không chịu đựng nổi, nếu vì cần thiết giữ lễ tiết mà tham gia các buổi tiệc rượu long trọng, nếu như thân thể mỏi mệt rồi, cần gì phải miễn cưỡng tiếp khách? Đây là điều mà người ở những năm già yếu cần kiêng cữ.

2. Giới trong sự “được mất”. “Không thực hiện những việc hồ đồ, sự nghiệp trong nhà cứ mở lòng giao lại cho con cháu, cuộc sống an nhàn tự nhiên, thanh tâm quả dục”.

3. “Y phục mỏng mềm nhẹ, không nên thô nặng rực rỡ, thận trọng khi cởi ra, tránh để gió, lạnh, nóng, ẩm ướt xâm nhiễm, cẩn thận điều dưỡng”.

4. Uống nước ấm, ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa, ăn uống cần nhai chậm nuốt chậm, không nên tham nhiều, bốn mùa nên làm bữa ăn dưỡng sinh phù hợp;

5. Không nên vì ngắm cảnh mà thức sớm, không nên vì cùng người trẻ tuổi say sưa tiệc vui mà về trễ, cảm xúc vui vừa phải là được rồi.

Những điều này đều là đặc điểm sinh lý, tâm lý phù hợp người lớn tuổi, thích hợp đạo dưỡng sinh thực tiễn hàng ngày. Nếu muốn ít bệnh trường thọ, tu tâm còn quan trọng hơn dưỡng thân.

Trong “Hoàng đế nội kinh”, “Tố vấn – Thượng cổ thiên chân luận” có viết: “Sự trường thọ khỏe mạnh của con người, liên quan đến giải trừ các chủng sầu lo và dục vọng, lao động nghỉ ngơi phải thích hợp, nên bảo trì tâm cảnh vui vẻ và yên tĩnh”.

Nhà y học Đào Hoằng Cảnh triều Tấn có nói: “Không lo sầu quá độ, không nhớ thương buồn bã quá mức, đây gọi là trung hòa, người có thể trung hòa, tất có thể trường thọ”. Ý nghĩa là những người có thể tránh khỏi mối lo lớn, nỗi buồn lớn, thì có thể trường thọ.

Rất nhiều người không tin tưởng rằng sinh mệnh dài hay ngắn là có định số, cho rằng điều quyết định là bản thân có bảo dưỡng tốt hay không, kỳ thực, bảo dưỡng tốt thì trường thọ, điều này tuy rằng không sai, nhưng cá tính đặc điểm của mỗi người, lại chính là yếu tố mấu chốt quyết định có thể khỏe mạnh trường thọ hay không. Mà những đặc tính này thông thường có liên quan đến quan niệm cá nhân hoặc vì quan niệm mà hình thành sự cố chấp.

Người có thể trường thọ thông thường có đặc tính lắng nghe người khác khuyên việc thiện, ngược lại người đa nghi và không dễ tin tưởng người khác, thực sự họ không biết dưỡng sinh trước hết phải dưỡng tâm, dưỡng tâm phải chú trọng tình cảm ý chí điều hòa.

Người thường có tư duy tiêu cực, đối với người khác phòng bị nghiêm ngặt, làm sao có thể áp chế được nóng giận và dục vọng, đạt được cảnh giới thường xuyên vui vẻ biết thỏa mãn, nếu không biết tự mình tu dưỡng, cũng không biết tự mình giải sầu.

Một loại tâm tình tốt đẹp còn tốt hơn mười thang thuốc hay, càng có thể bài trừ những đau khổ mỏi mệt trong người. Cho nên tấm lòng rộng rãi, tính tình cởi mở, cảm xúc bình thản là điều cần thiết để khỏe mạnh trường thọ.

Nói đơn giản, tu tâm hơn cả dưỡng thân, càng giúp cho con người khỏe mạnh trường thọ. Mục đích cuối cùng của dưỡng sinh là để con người “quy chính lại sự tình”, bất luận là ẩm thực sinh sống, sinh hoạt và làm việc nghỉ ngơi, cách đối nhân xử thế đều phải điều tiết có mức độ.

Tu tâm hơn cả dưỡng thân, càng giúp cho con người khỏe mạnh trường thọ. (Ảnh: Chanhkien.org)

Kịp thời tiêu trừ tà bệnh

Nói đến bệnh tật, khí huyết âm dương, lục phủ ngũ tạng của người lớn tuổi đều ở trạng thái suy thoái mất điều hòa, một khi bị bệnh, nhiều chứng bệnh cùng nổi dậy, dễ tạo thành bệnh mãn tính, cho nên bệnh tật và già yếu có liên hệ mật thiết.

Muốn trường sinh trước hết bài trừ bệnh tật, cơ thể người lớn tuổi yếu dễ chiêu tà nhiễm, năng lực khí hóa không mạnh, hành huyết không thông, tà khí dễ tích tụ dễ phân tán, nếu có thể kịp thời tiêu trừ tà bệnh, thì càng có lợi cho sức khỏe và sống lâu.

Ẩm thực là trụ cột dinh dưỡng của tinh, khí, thần

Nói đến khỏe mạnh cần thiết nghiên cứu ẩm thực, ẩm thực có thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trụ cột vật chất quan trọng nhất của thân thể người là tinh, khí, thần. Dinh dưỡng thân thể đầy đủ, thì tinh, khí sung túc, thần tự sẽ cường tráng. Ẩm thực là trụ cột dinh dưỡng của tinh, khí, thần.

Thức ăn có vị khác nhau, tác dụng đối với phủ tạng cũng khác nhau. “Tố vấn – Chí chân yếu đại luận” có viết: “Ngũ vị khi vào dạ dày, mỗi vị trở về nơi khác nhau, tính chua (acid) trước tiên vào gan, đắng trước tiên vào tim, ngọt trước tiên vào lá lách, cay trước tiên vào phổi, mặn trước tiên vào thận”.

Tác dụng dinh dưỡng của thức ăn đối với thân thể cũng biểu hiện lên tạng phủ, kinh lạc, chính là cái được gọi là “quy kinh”. Ví dụ: màu xanh của rau quả nhập vào kinh can; trái lê, củ sen là màu trắng nhập vào kinh phế, gạo nhập kinh kỳ vị; thức ăn màu đen nhập kinh thận,… Chọn lựa ẩm thực phù hợp theo tính đối ứng này, dinh dưỡng cần thiết phải đầy đủ.

Công hiệu của ẩm thực dưỡng sinh có hai phương diện:

  1. Khỏe mạnh, phòng bệnh

Ẩm thực cung cấp dinh dưỡng, khiến cho khí huyết sung túc, chức năng của lục phủ ngũ tạng mạnh mẽ. Hoạt động tân trần đại tạ và sức sống mạnh mẽ, năng lực ứng biến đối với biến hóa của thế giới tự nhiên mạnh, năng lực chống cự bệnh tật tăng lên.

“Tố vấn – âm dương ứng tượng đại luận” có viết: “Hình thể không đầy đủ, dùng khí để làm ấm, tinh thần không đầy đủ, dùng vị để bổ”. Căn cứ theo đặc điểm khí và vị của thức ăn và tình huống mạnh yếu âm dương trong thân thể, làm cho dinh dưỡng ẩm thực thích hợp, hoặc là dưỡng tinh, hoặc là bổ hình, làm được dinh dưỡng đầy đủ, có thể điều chỉnh sự cân bằng âm dương, không những đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, cũng là biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh tật phát sinh.

  1. Lợi ích cho tuổi thọ, phòng ngừa suy yếu

Điều dưỡng ẩm thực là yếu tố đầu tiên giúp tăng tuổi thọ, chú trọng thói quen ẩm thực và hấp thu dinh dưỡng có thể đạt được mục đích chống lão hóa, phòng suy yếu, tăng tuổi thọ, đây là lý luận trọng điểm của y học qua các triều đại.

Trung y cho rằng: Tinh sinh ra từ tiên thiên, mà dưỡng có từ hậu thiên, tinh ở trong thận và dưỡng ở ngũ tạng, tinh khí đầy đủ thì vị khí hưng, thận khí sung túc thì cơ thể tráng kiện tinh thần dồi dào, đây là mấu chốt để gia tăng tuổi thọ, chống suy lão. Lúc ăn uống chọn thức ăn thích hợp, đồng thời chú ý phối hợp ẩm thực, đối với việc phòng chống lão hóa rất có ý nghĩa.

Trong “Dưỡng lão phụng thân thư” có viết: “Người có tuổi chân khí kiệt quệ, ngũ tạng suy yếu, toàn dựa vào ẩm thực để cung cấp khí huyết”. Nhà dưỡng sinh triều Thanh, Tào Đình Đống cho rằng, dùng cháo để điều trị bảo dưỡng người lớn tuổi, có thể giúp tăng tuổi thọ. “Người lớn tuổi có thể ăn cháo, không kể giờ giấc, đói liền ăn, thì thân thể cường kiện, hưởng đại thọ”. Vì vậy đã biên chế hơn trăm loại cháo để hướng dẫn ẩm thực cho người lớn tuổi.

Phép dưỡng sinh ẩm thực Trung y truyền thống có kinh nghiệm điều dưỡng rất phong phú, cho dù là loại ngũ cốc, loại thịt, rau quả hay trái cây, phối hợp thì có thức ăn mềm, thức ăn cứng, đồ uống, món ăn, điểm tâm,… chỉ cần điều phối hợp lý, không chỉ có công hiệu dưỡng sinh giúp thân thể khỏe mạnh, mà còn đạt được hiệu quả trị liệu.

>>> Tinh túy của dưỡng sinh nằm ở chỗ giữ gìn tam bảo “tinh, khí, thần”

>>> Ngẫm về món ”thuốc thịt người”: Muốn dưỡng sinh trước hết phải tu thiện

Tuệ Tâm, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi