Ngẫm về món ”thuốc thịt người”: Muốn dưỡng sinh trước hết phải tu thiện

15/11/18, 13:26 Đọc & Suy ngẫm
Thuốc thịt người phá hoại đạo đức con người. (Nguồn: Internet)
Thuốc thịt người phá hoại đạo đức con người. (Nguồn: Internet)

Về thứ thuốc thịt người của Trung Quốc đang được bày bán hiện nay, người ta nghe nói đến đã rùng mình. Có người uống thứ thuốc này để khỏe người, sống lâu nhưng có lẽ họ nên suy ngẫm nghĩ xem liệu rằng những viên thuốc từ thịt đồng loại có mang lại công hiệu như họ mong muốn.

Thuốc thịt người phá hoại đạo đức con người. (Nguồn: Internet)
Thuốc thịt người phá hoại đạo đức con người. (Nguồn: Internet)

Những viên thuốc phi nhân tính

Loại thuốc này được quảng cáo là có tác dụng điều trị ung thư, tiểu đường và một số bệnh nặng ở giai đoạn cuối.

Nhưng sau khi phân tích những viên thuốc đó, dịch vụ hải quan Hàn Quốc và Viện Khoa học Quốc gia Hàn Quốc đã công bố kết quả: Loại bột trong đó chứa ADN giống 99,7% so với cấu trúc gen người.

Tạm thời chưa nói đến hiệu quả của những viên thuốc ấy ra sao, nhưng khi tờ Daily Mail của Anh đưa tin về quy trình làm ra những viên thuốc ấy, nhiều người đã không khỏi rùng mình: “Thi thể những đứa trẻ được mua lại sau đó trữ trong tủ lạnh, cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ và đưa tới các phòng khám để đưa vào lò sấy y tế. Khi đã khô, chúng được nghiền thành bột và chế thành các viên nang cùng một số loại thảo mộc để che giấu thành phần thực sự nhằm qua mắt các nhà điều tra và nhân viên hải quan”.

Nhiều người tin rằng việc sử dụng chế phẩm chức năng có nguồn gốc từ các bộ phận cơ thể của trẻ nhỏ sẽ cung cấp cho con người sức mạnh thể chất và có tác dụng chữa bách bệnh. Lại có một số người cho rằng thi thể thai nhi đã trở thành một loại thuốc bổ sung sức khỏe và sắc đẹp. Ở Quảng Đông (Trung Quốc), do nhu cầu tiêu thụ các bộ phận của thai nhi chết yểu quá cao, đến mức khiến nhiều người phải… trực tiếp tới bệnh viện để hỏi mua.

Khi những nhà sản xuất tin vào lợi nhuận khổng lồ, khi khách hàng tin vào loại thuốc chữa bách bệnh thì nhiều người sẵn sàng coi bào thai đã chết như những món hàng. Họ cũng không quan tâm là việc ấy có phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức hay không, có phù hợp với luân thường đạo lý hay không.

Khi những nhà sản xuất tin vào lợi nhuận, khách hàng tin vào loại thuốc chữa bách bệnh thì nhiều người sẵn sàng coi bào thai như những món hàng. (Nguồn: Internet))
Khi những nhà sản xuất tin vào lợi nhuận, khách hàng tin vào loại thuốc chữa bách bệnh thì nhiều người sẵn sàng coi bào thai như những món hàng. (Nguồn: Internet)

Chữ Nhân trong văn hóa truyền thống được hiểu như thế nào?

Đạo đức nhân loại đang trượt dốc hàng ngày, khi con người không có lòng Nhân thì điều gì cũng dám làm! Chỉ vì muốn được khỏe mạnh hơn đôi chút mà không cần quan tâm là thuốc đó có nguồn gốc từ đâu, không quan tâm thành phần và phương pháp chế biến có hợp cách hay không. Chỉ vì tin nó tăng cường sức khỏe và bổ trợ sắc đẹp thì thậm chí là “mua” đồng loại của mình, họ cũng không từ. Nếu sử dụng thuốc đó, chẳng phải giống như mình đang ăn thịt đồng loại của chính mình hay sao? Những quan niệm ấy đã quá biến dị rồi!

Nho giáo cho rằng, trong 5 đức tính của con người là Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín thì chữ “Nhân” đứng đầu. Con người sống trong xã hội thì có các quan hệ giữa người với người, nên cần đối xử với nhau hợp với ‘đạo Nhân’. Chữ ‘Nhân’ (仁) gồm bộ ‘nhân đứng’ (亻) nghĩa là con người, và chữ ‘nhị’ (二) nghĩa là hai. Vậy chữ ‘Nhân’ (仁) trong ‘đạo Nhân’ có nghĩa là phép đối nhân xử thế khi có hai người hoặc nhiều người.

Điều con người nên hướng đến là sự thiện lương và lòng nhân nghĩa, hướng đến việc “Kính Thiên ái nhân” (Kính Trời yêu người). Tôn giáo hay lời dạy của các Thánh nhân xưa kia đều hướng con người đến những giá trị tốt đẹp. Những giá trị tốt đẹp ấy giữ cho đạo đức nhân loại không trượt dốc quá nhanh, dạy con người biết phân biệt tốt – xấu, phải – trái, đúng – sai. Khi con người mất đi sự ước thúc về đạo đức thì điều gì cũng dám làm, đến lúc ấy chẳng phải họ đang đẩy mình hướng về nguy hiểm hay sao?

Nhiều người thường nghe nói về kiếp nạn của nhân loại, về những thiên tai nhân họa đang phát sinh trên diện rộng… Nay chưa bàn đến việc điều đó có thật hay không, mà chúng ta hãy nhìn xem cách con người đối xử với nhau căng thẳng như thế, thậm chí còn coi đồng loại như… thực phẩm(!), coi nhân thể như món hàng, thờ ơ với ô nhiễm môi trường, vô cảm trước dịch bệnh, mặc sức chạy đua vũ trang và công nghệ hạt nhân nguyên tử, v.v. thì hãy thử nghĩ xem: có lẽ chưa đến kiếp nạn lớn nhường ấy thì con người đã tự hủy hoại nhau rồi!

Khi lòng nhân giữa con người với nhau không còn, thì chẳng cần điều gì khác mà chính con người đã tự hủy hoại mình rồi. (Nguồn: Internet)
Khi lòng nhân giữa con người với nhau không còn, thì chẳng cần điều gì khác mà chính con người đã tự hủy hoại mình rồi. (Nguồn: Internet)

Quay trở lại với việc sử dụng những viên thuốc làm từ cơ thể người sẽ thấy rằng đạo đức đã suy đồi đến mức độ nào. Nhân tính được định nghĩa thế nào đây khi những đứa trẻ thay vì được chôn cất tử tế, lại trở thành thực phẩm dinh dưỡng cho đồng loại mình? Nay tạm không nói về việc những người mẹ bị ép phải phá thai do chính sách một con của chính quyền Trung Quốc trước đây ra sao. Nhưng khi mà bao hài nhi chết yểu không được chôn cất tử tế mà lại bị đem ra mua bán trục lợi như một ‘món hời’ thì chẳng phải việc làm ấy quá ư bại hoại và trái nghịch với lòng Nhân hay sao? Bất cứ ai sau khi chết đều muốn “mồ yên mả đẹp”, những đứa trẻ ấy cũng là sinh mệnh và phải được đối xử bình đẳng, cớ gì lấy chúng sấy khô rồi nghiền thành thuốc?

Sự việc trên làm người viết liên tưởng đến hồi thứ 78 trong Tây Du Ký: “Nước Tỳ Kheo thương trẻ, khiến âm thần/ Điện Kim Loan biết ma, bàn đạo đức”. Quốc vương nước này những mong có thuốc trường sinh để có thể thỏa dục vọng truy hoan cùng mỹ nữ nên nghe lời Quốc trượng là cần phải moi tim 1111 đứa trẻ. Sau khi thu phục Quốc trượng và tiêu diệt Mỹ hậu – vốn là một con hồ ly, Tôn Ngộ Không nhắn nhủ với quốc vương nước Tỳ Kheo rằng: “Mong bệ hạ từ nay in ít sắc dục, tích ân đức nhiều nhiều. Phàm mọi việc nên lấy dài bổ ngắn. Được như vậy tự khắc sẽ vô bệnh sống lâu. Đó là lời giáo huấn đấy”.

Dưỡng sinh thực ra là dưỡng tính và hành thiện

Nhiều người cho rằng uống các loại thuốc chữa bách bệnh, dùng các thực phẩm giàu dinh dưỡng chính là dưỡng sinh. Thực ra hàm nghĩa của thuật “dưỡng sinh” không thiển cận như vậy. Tìm hiểu về thuật dưỡng sinh của cổ nhân ta sẽ thấy được đạo lý uyên thâm ở trong đó. Các danh y thời xưa đều công nhận một điều: Dưỡng sinh không bằng dưỡng tính. “Dưỡng tính” ở đây là nói về hai phần: Điều hòa các cảm xúc và tu dưỡng đức hạnh.

Tôn Tư Mạc, người được tôn xưng là Dược Vương, là một thầy thuốc nổi danh thời cổ đại trong lịch sử Á Đông đã nhận định như sau:

Dưỡng sinh là bồi dưỡng cho mình cái tính thiện. Bản tính đã thiện thì bệnh tật từ trong hay từ ngoài đều không sinh ra, biến loạn và tai họa cũng không có lý do phát sinh, đó chính là đạo lớn của phép dưỡng sinh… Còn như đức hạnh chưa hoàn thiện, thì có uống đủ các thứ ‘kim đan ngọc dịch’, cũng không thể kéo dài tuổi thọ”.

Người xưa cũng có câu: “Nhân giả thọ”, nghĩa là có lòng nhân thì sống thọ. Điều này được giải thích cụ thể như sau: Người nhân đức sở dĩ có tuổi thọ cao, là vì không tham lam mà trong lòng luôn luôn thanh tĩnh, tâm bình khí hòa cho nên âm dương không bị mất cân bằng, nhờ vậy mà hấp thu được những thứ tinh hoa và cái đẹp trong trời đất để nuôi dưỡng và hoàn thiện thân thể vậy.

>>> Bài học cho kẻ lười biếng: Muốn thành công hãy bớt viển vông lại, làm nhiều hơn!

>>> Người có hai đặc điểm này, nhân sinh sẽ ngày càng thuận lợi

Theo dkn.tv

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng