Những hiểu biết về bệnh tiểu đường, triệu chứng, cách điều trị

Càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường và tỉ lệ bệnh nhân càng ngày càng gia tăng. Điều này dẫn đến những hệ quả vô cùng lớn đối với sức khỏe cá nhân và áp lực xã hội.

Bệnh tiểu đường là gì?

Vì thế, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến cách phòng ngừa và điều trị bệnh một cách thận trọng, sau khi phát hiện có bệnh tiểu đường thì càng cần phải nhanh chóng điều trị kịp thời, như vậy mới đảm bảo được việc ngăn chặn bệnh tiến triển nặng.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là gì?

Để biết được tại sao mình bị bệnh, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.

Trao đổi glucose

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen).

Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy).

Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.

Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

Các triệu chứng của tiểu đường ?

Các triệu chứng của tiểu đường ?

Các triệu chứng chính của bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
  • Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.

Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng khác, như:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Mờ mắt;
  • Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;
  • Nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
  • Khô miệng;
  • Chậm lành vết loét hoặc vết cắt;
  • Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.

Phân loại 

Bạn bị đái tháo đường (tiểu đường) loại nào?

 

Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1, là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết.

Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên. Chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Các bác sĩ cho rằng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể là do nguyên nhân kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu:Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp 1

  • Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
  • Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.
  • Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 khá cao.

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tuýp 2

 

Bệnh tiểu đường tuýp 2, còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao, hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.

Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.

Không xác định được chính xác lý do tại sao, tuy nhiên các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân.

Các loại khác

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi chuyển dạ.Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác.Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, đây lại là một trường hợp bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể điều trị.

Nên điều trị bệnh tiểu đường thế nào?

1. Điều trị bằng tâm lý

Trị liệu tâm lý cho người bệnh tiểu đường hoặc kể cả khi chưa có bệnh đòi hỏi người bệnh tiểu đường phải chủ động duy trì tâm trạng tốt, bởi vì một tâm trí lành mạnh có thể cải thiện hiệu quả kết quả phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

Nếu một người mắc bệnh tiểu đường mang tâm trạng quá căng thẳng, quá áp lực, đời sống tâm lý tình cảm dao động, bi quan, chán nản hoặc có thái độ sống tiêu cực thì đều dẫn đến những hậu quả không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Do đó, nếu là bệnh nhân tiểu đường, bạn cần phải học cách thư giãn và điều hoà cảm xúc, giải phóng áp lực của mình, vượt qua được trạng thái tâm lý bất ổn thì mới có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.

2. Điều trị bằng vận động

Tập thể dục là một trong những cách điều trị cơ bản nhất dành cho người muốn phòng bệnh tiểu đường hoặc đã có bệnh tiểu đường.

Tập thể dục là một trong những cách điều trị cơ bản nhất dành cho người muốn phòng bệnh tiểu đường hoặc đã có bệnh tiểu đường.

Việc sử dụng liệu pháp tập thể để điều trị bệnh tiểu đường phải dựa trên tình hình thực tế của bệnh nhân, lựa chọn đúng và hợp lý về môn tập và mức độ tập thể dục, thực hiện tuần tự từng bước trong khả năng của mình, quan trọng là thực hiện đều đặn và liên tục.

Cách tập thể dục, cường độ và tần suất cần được xác định dựa theo tình hình thực tế của từng cá nhân. Nếu tập để phòng bệnh thì bạn có thể tập thường xuyên trong khả năng, nhưng khi đã có bệnh tiểu đường thì bạn không nên tập thể dục quá nặng, để tránh nguy cơ rắc rối cho cơ thể người bệnh.

3. Điều trị bằng thuốc

Nếu không may bị chẩn đoán đã mắc bệnh tiểu đường, bạn phải áp dụng phác đồ điều trị bệnh bằng thuốc, tức là sử dụng các tác nhân hạ đường huyết để kích thích sự bài tiết insulin của các tế bào B, có thể làm giảm lượng đường trong máu để điều trị đái tháo đường.

Nói chung, các thuốc điều trị bệnh tiểu đường chủ yếu có tác dụng hạ đường huyết bằng cách ức chế đường ruột, phục hồi glucose và thúc đẩy sự phân hủy glucose trong các tổ chức mô.

Chế độ ăn uống để ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường “3 nên 3 không”

Ở trên chúng ta hiểu được đơn giản một số cách phòng tránh và điều trị bệnh tiểu đường, nhưng chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường cũng nên chú ý đặc biệt, ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu công thức ăn uống ngắn gọn trong nguyên tắc: 3 thứ nên ăn và 3 thứ nên kiêng/hạn chế.

3 thứ nên ăn

3 thứ nên ăn cho người bị bệnh tiểu đường.

1. Ngũ cốc thô

Nên ăn thêm các loại ngũ cốc thô như kiều mạch, yến mạch, ngô vì những thực phẩm dạng này rất giàu vitamin B, nhiều yếu tố vi lượng và chất xơ thô, sử dụng trong thời gian lâu dài có thể làm giảm lượng đường trong máu, hạ lipid máu.

2. Đậu và các chế phẩm từ đậu

Đây là thực phẩm có nhiều chất đạm, muối vô cơ và vitamin, dầu đậu nành chứa các axit béo chưa bão hòa, có thể làm giảm cholesterol và triglyceride huyết thanh, rất tốt cho người muốn phòng ngừa tiểu đường và bệnh nhân tiểu đường.

3. Rau củ quả

Một số loại trái cây, rau củ tốt cho người tiểu đường gồm mướp đắng (khổ qua), hành tây, nấm, bưởi, bí đỏ… vì chúng giúp làm giảm lượng đường trong máu, đây chính là thực phẩm lý tưởng dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Nếu bạn có thể sử dụng thực phẩm chứa selen nguồn gốc thực vật trong một thời gian dài, hiệu quả của việc giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng sẽ tốt hơn.

3 thứ nên hạn chế

3 thứ người tiểu đường nên hạn chế.

1. Thực phẩm chứa đường

Không nên ăn tất cả các loại đường, mật, nước ngọt từ trái cây, kẹo, trái cây đóng hộp, nước ngọt, nước ép trái cây, kem, bánh ngọt, các loại bánh làm từ đường, … bởi vì những thực phẩm này có chứa lượng đường cao dẫn đến nguy cơ đường trong máu cao.

2. Thực phẩm chứa chất béo

Không nên ăn những thức ăn chứa cholesterol cao và chất béo từ thực phẩm nguồn gốc động vật, chẳng hạn như não động vật, gan, tim, phổi, cật, lòng đỏ trứng, thịt mỡ, bơ, mỡ động vật… bởi vì những thực phẩm này dễ làm tăng lipid máu, dễ bị xơ vữa động mạch.

3. Rượu

Không nên uống rượu, rượu có thể gây ra hiện tượng lượng đường trong máu thay đổi, uống nhiều rượu khi đói có thể khiến bạn bị hạ đường huyết trầm trọng. Không những thế, say rượu thường có thể che dấu hết những dấu hiệu của việc bị hạ đường huyết, rất khó phát hiện và gây ra nguy hiểm.

Do phải hạn chế đồ ngọt, nên người bị tiểu đường có thể ăn một chút mật ong, mật ong không chứa đường nên có thể dùng để tăng vị ngọt cho món ăn.

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La