Phát hiện cấu trúc nano 300.000 năm tuổi ở Nga, lịch sử nhân loại phải viết lại?

01/02/18, 09:59 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Kết cấu nano 300.000 năm tuổi phát hiện ở Nga được coi là đồ tạo tác bí ẩn nhất trong những năm gần đây. Những cấu trúc nano nhỏ xíu này cho thấy có thể tồn tại một nền văn hóa có khả năng phát triển công nghệ nano từ tận 300.000 năm trước.

Kết quả hình ảnh cho ural mountains springs
Những đồ vật được phát hiện trong núi Ural. (Ảnh: Pinterest)

Những hiện vật gây chú ý này được một nhóm đãi vàng ở dòng sông Narada nằm phía đông triền núi Uval của nước Nga tìm thấy từ giữa năm 1991 – 1993. Khác xa với vàng, cái mà họ đã tìm thấy là những vật thể rất lạ thường có dạng xoắn.

Nếu chỉ xem sét sơ qua, những vật thể này có hình dạng như những con sò nhỏ hay những loài giáp xác (tôm, cua) nhưng qua phân tích, họ đã chứng minh được chúng là một cái gì đó hoàn toàn khác biệt.

Phòng thí nghiệm đã kiểm tra và cho biết những loại vật thể lạ thường này là một dạng hợp kẽm đồng và kim loại hiếm vonfam (tungsten) và molybdenum. Chúng có dạng các cuộn dây xoắn, các đường xoắn ốc, cán tay cầm của giáo mác. Chúng có niên đại vào khoảng từ 20.000 đến 318.000 năm. Trong khi mảnh lớn nhất trong số đó có chiều dài 2,99 cm, thì mảnh nhỏ nhất chỉ bằng 1/25.400 của 1 cm, và rất nhiều trong số chúng cho thấy mức tỷ lệ vàng.

Hình dạng của chúng cho thấy chúng đã được sản xuất chứ không phải là các mảnh kim loại được hình thành trong tự nhiên. Trên thực tế, người ta nhận thấy chúng có hình dạng khá tương đồng với các bộ phận vi tiểu của công nghệ nano đương đại.

 

Kết quả hình ảnh cho pre flood civilization evidence
Hình ảnh phóng đại của một trong các cuộn dây xoắn nano được tìm thấy trong dãy núi Ural. (Ảnh: esoreiter.ru)

Tuy một số người cho rằng những cấu trúc nano này chỉ đơn thuần là các mảnh vụn còn sót lại từ các vụ phóng tên lửa thí nghiệm ở trạm không gian Plesetsk gần đó, một báo cáo từ Viện Moscow đã khẳng định rằng chúng có niên đại quá lớn để có thể bắt nguồn từ quá trình sản xuất hiện đại.

Năm 1996, TS. E.W. Matvejeva, từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất và Khai thác Kim loại quý ở Moscow, đã viết rằng, cho dù có niên đại hàng nghìn năm tuổi, nhưng các bộ phận này là một sảm phẩm có tính chất công nghệ.

Làm sao con người có thể chế tạo được những bộ phận nhỏ bé như vậy trong quá khứ xa xôi, và chúng đã được sử dụng phục vụ mục đích gì? Một số người tin rằng các cuộn dây này chứng tỏ nhân loại đã có một trình độ công nghệ tiên tiến vào Thế Pleistocene (hay Thế Canh Tân), trong khi những người khác cho rằng các di vật này là tác phẩm của người ngoài hành tinh.

Cổ vật này đã được phân tích tại bốn cơ sở khác nhau ở Helsinki, St. Petersburg, và Moscow. Tuy nhiên, các nghiên cứu đi sâu vào các cấu trúc nano này dường như đã kết thúc vào năm 1999, theo sau cái chết của TS. Johannes Fiebag, nhà nghiên cứu chính của phát hiện này.

Trong những năm qua, nhiều phát hiện khảo cổ học tương tự đã làm giới nghiên cứu kinh ngạc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ loài người đã tồn tại lâu hơn so với những gì chúng ta biết và ghi chép lại.

>>> Những bí ẩn về lịch sử loài người khoa học vẫn chưa thể lý giải

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?