Nơi hứng chịu sét nhiều nhất trên trái đất
Nơi con sông Catatumbo gặp gỡ hồ Maracaibo (Venezuela) được cho là bị sét đánh nhiều nhất thế giới với… hàng nghìn lần/giờ.
Theo BBC, đây cũng là nơi phải hứng chịu 260 ngày mưa bão với tần suất sét đánh lên tới 140 – 160 đêm mỗi năm, 10 giờ/ngày và 28 lần/phút. Các hiện tượng khí quyển độc đáo tạo ra 1,2 triệu tia sét mỗi năm và có thể nhìn thấy từ cách đó gần 250 dặm (400 km). Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích hiện tượng kỳ lạ này. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, nhiều người cho răng là do các mỏ urani thu hút những tia sét. Gần đây, lại có một giả thuyết khác là do độ dẫn điên của không khí tăng do mặt hồ giải hóng khí metan từ các mỏ dầu bên dưới. Tuy nhiên, tất cả đều chưa được chứng minh.
Cơn bão sét vĩnh cửu của Venezuela đã quyến rũ khách du lịch và cả người dân địa phương qua nhiều thế hệ. Nơi sông Catatumbo giao gặp gỡ hồ Maracaibo, những cơn bão khuấy động 260 ngày mỗi năm với 28 tia sét đánh xuống hồ mỗi phút Theo Tiến sĩ Daniel Cecil thuộc nhóm nghiên cứu sét của Trung tâm Thủy văn và Khí hậu toàn cầu thì nguyên nhân là do sự kết hợp của độ dốc triền núi và độ cong bờ biển tạo nên. Địa hình của khu vực này rất độc đáo. Lưu vực hồ Maracaibo được bao quanh bởi các dãy núi, bắt nhốt những cơn gió ấm từ khu vực Caribbe. Đêm đến, những cơn gió này đẩy các khối không khí ấm tỏa ra từ mặt hồ vào ban ngày, trộn lẫn vào luồng không khí lạnh tràn xuống từ dãy Andes. Sự trộn lẫn tạo ra các cột khói cao tới 12m. Trong các cột khói, không khí ẩm bốc lên từ hồ ngưng tụ lại thành những giọt nước, va chạm với các tinh thể băng trong luồng khí lạnh tràn xuống từ núi cao tạo ra tĩnh điện. Cuối cùng những điện tĩnh được phóng xuống hồ hoặc giữa các đám mây tạo ra trung bình 28 tia sét mỗi phút trên một khi vực rộng – một nguồn năng lượng cực lớn được giải phóng, lớn tới mức có thể đủ chiếu sáng cho tất cả các bóng đèn ở Mỹ Latin. “Rất nhiều điểm nóng về sét có chung các đặc điểm về địa hình – dộ dốc của dãy núi, độ cong của bở biển và sự kết hợp của các yếu tố đó. Những độc đáo về địa hình có thể tạo ra các mô hình gió, cách đốt nóng hoặc làm mát, thúc đẩy khả năng hình thành những cơn bão”, Tiến sĩ Daniel Cecil chia sẻ trên BBC.
Những cơn bão đã trở thành một biểu tượng cho người dân Venezuela và chúng được nhắc đến trong thơ sử thi “La Dragontea” của nhà thơ Lope de Vega. Mặc dù bị sét đánh với tần suất dày đặc nhưng cũng có những lúc chúng “nghỉ ngơi” khoảng 1 vài tuần khiến người dân địa phương vô cùng lo lắng. Họ cho rằng đó là kết quả của một đợt hạn hán khắc nghiệt dẫn đến tình trạng thiếu điện trầm trọng ở một đất nước phụ thuộc rất nhiều vào thủy điện. Lần gần đây nhất người ta thấy thiếu vắng sét và vào năm 2010. Tuy nhiên, chúng cũng ko “nghỉ” lâu, sau 5 tuần im ắng, những cơn sét lại tiếp tục hoành hành. Những dịp khác được ghi nhận là vào năm 1906 sau khi một trận động đất lớn ngoài khơi bờ biển của Columbia và Ecuador gây ra một cơn sóng thần.
Các hiện tượng khí quyển độc đáo tạo ra một 1,2 triệu tia sét đánh một năm và có thể nhìn thấy rõ từ cách gần 250 dặm (400 km). Sét đánh tại Catatumbo đã được ghi nhận vào sách kỷ lục Guiness năm nay, soán ngôi “nơi bị sét đánh nhiều nhất thế giới” với 250 lần sét đánh trên 1 km2 mỗi năm của thị trấn Congo (Kifuta). Một số nhà khoa học coi các cơn bão vĩnh cửu là yếu tố lớn nhất tạo ra ozone ở tầng đối lưu trên hành tinh. Trong những bức ảnh của các tia chớp soi sáng bầu trời, người ta thấy được sự kết hợp của những ánh sáng trắng rực rỡ với màu đỏ và màu tím. Sự khác biệt về màu sắc của những tia sét được giải thích là do ánh sáng trắng bị hấp thụ một phần hay nhiễu xa khi đi qua các lớp bụi và hơi ẩm. Trong không khí khô, những tia sét sẽ có màu trắng, nhưng nếu chúng đi xuyên qua màn hơi nước, các nguyên tử hydro sẽ tạo ra một dòng màu đỏ mạnh mẽ. Vào bạn đêm, những tia sét có thể xuất hiện trong màu tím.
Sét đánh tại Catatumbo đã được công nhận trong sách kỷ lục Guinness thế giới, soán ngôi “nơi bị sét đánh nhiều nhất thế giới” của thị trấn Congo (Kifuka) với 250 tia sét/ 1km2 mỗi năm Ở bang Zulia, nơi có hồ Maracaibo, những cơn bão đóng vai trò như một ngọn hải đăng tự nhiên cho ngư dân địa phương, giúp họ định hướng trong đêm mà không gặp phải bất kỳ vẫn đề gì. Những tia chớp xuyên qua trung tâm đã trở thành biểu tượng của bang và được nhắc đến trong bài ca truyền thống của bang. Những cơn bão đã trở thành một biểu tượng tự hào cho người dân Venezuela và chúng được nhắc đến trong bài thơ sử thi “La Dragontea” của Lope de Vega. Theo sử sách ghi lại, những tia sét đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử Venezuela, giúp ngăn chặn ít nhất hai cuộc xâm lược về đêm của đất nước này. Cuộc chiến đầu tiên xảy ra vào năm 1595, khi những tia sét đã chiếu sáng rực trên bầu trời làm lộ những chiến thuyền được chỉ huy bởi Sir Francis Drake của nước Anh nhằm tấn công những người lính Tây Ban Nha ở Maracaibo. Lần khác là trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Venezuela vào năm 1823, những tia sét đã chỉ điểm một hạm đội Tây Ban Nha đang cố gắng lẻn vào bờ.
Sử sách cho thấy những tia sét đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Venezuela, giúp ngăn chặn ít nhất hai cuộc xâm lược về đêm của đất nước. Trong vòng 17 năm, thông qua các vệ tinh, các nhà khoa học của NASA và Nhật Bản đã tiến hành thu thập được một lượng dữ liệu khí tượng khổng lồ để lập bản đồ sét trên toàn thế giới theo thời gian thực. Họ hi vọng, dựa trên bản đồ này có thể dự đoán chính xác những cơn bão và những tia sét ở mọi nơi trên thế giới. Điều này vô cùng có ý nghĩa với các nước đang phát triển, nơi mà nhiều người phải lao động ngoài trời nhưng không có bảo hộ hoặc các phương tiện phòng tránh sét.
Sét đánh trên đường chân trời trên hồ Maracaibo ở làng Ologa, nơi sông Catatumbo chảy vào.
Ở bang Zulia, nơi bao quanh hồ Maracaibo, người dân địa phương rất tự hào vì có “một tia chớp xuyên qua trung tâm” và họ nhắc đến những tia sáng này trong bài ca truyền thống của mình. Theo Phong Nguyệt/ Khám Phá |
Theo Infonet