Phương pháp mới: Sử dụng ý thức trong các bài tập thể thao
Khi quan sát mối quan hệ giữa tinh thần và thể chất, tình huống tương tự như trên thường xảy ra khá rõ ràng – một tinh thần tỉnh táo thì không tuân lời cơ thể.
Lắng nghe và quan tâm đến cơ thể bạn là điều quan trọng. Cùng với cuộc cách mạng về thể dục, những sự hiểu biết về cơ thể bạn sẽ mang lại nhiều hiểu biết sâu sắc về cách chúng ta nên tập thể dục và chăm sóc cơ thể như thế nào cho đúng.
Ngay cả khi việc tập thể dục được ưu tiên và đã được lên kế hoạch rõ ràng trong ngày, sự quan tâm đến cơ thể thường bị cắt bỏ xuống còn những khoảng thời gian hạn chế – một vài giờ đồng hồ mỗi tuần khi cơ thể được tập luyện. Trong những lần đó, cơ thể thường bị buộc phải căng thẳng vào một số loại “kiểu cách” định kiến hoặc là phải đạt tới một mục tiêu nào đó như vượt hơn một mức thời gian nào đó hoặc chiến thắng một trò chơi.
Điều này để nói lên rằng nếu chúng ta bị ám ảnh vào các mục tiêu đã được định hướng trong các hoạt động thì chúng ta thực sự đã kiềm chế các công dụng của các bài tập thể dục. Những câu nói như “không mất, không được” vẫn còn tràn ngập quan điểm đối với thể dục thể chất, và người ta có một ý tưởng rằng cơ thể cần phải bị ép buộc và rèn luyện nghiêm khắc để có thể thích nghi với việc nó cần trở nên như thế nào.
Có bao nhiêu người bạn biết từng bị thương tích vì nâng tạ, chạy, chơi các môn thể thao đòi hỏi thể lực, hay thậm chí khiêu vũ hoặc tập yoga? Mặc dù lợi ích sức khỏe của một lối sống năng động là không thể phủ nhận, các chấn thương trong thể thao và làm việc nặng vẫn còn phổ biến. Chúng dẫn đến hơn 15% các ca tai nạn vô ý phải “đến thăm” phòng cấp cứu và gây ra hơn 3 triệu chấn thương thể thao hàng năm.
Những thương tích nói lên một thói quen văn hóa, buông thả cơ thể cho việc sử dụng mục tiêu định hướng, thường là một cách vô thức. Cơ thể của chúng ta có thể làm rất nhiều việc mà không cần phải có ý thức kiểm soát. Nó có thể để cho phần trung tâm sâu hơn của não bộ nắm bắt trong khi làm việc, học tập, mua sắm, hoặc dọn dẹp cũng như khi lao động hoặc theo đuổi những môn thể thao. Đây là một điểm tốt.
Nếu chúng ta thiết lập những mục đích lành mạnh, cơ thể có thể rơi vào trạng thái được điều khiển bởi “bộ não thấp” của chúng ta, nhưng với nghĩa tích cực thì là mục tiêu của não phải. Với một sự tập trung vào mục tiêu cuối cùng, năng suất, thể lực, thành tích, chiến thắng, hoặc kết quả, chúng ta đang để não trái đóng vai trò chi phối và không cân bằng.
Mục tiêu cuối cùng trở nên quan trọng hơn so với những biện pháp mà chúng ta bắt cơ thể mình phải chịu đựng. Kết quả là những động tác khắc nghiệt, sử dụng cơ thể một cách lặp đi lặp lại, các hoạt động đó thường không phù hợp với cấu trúc của cơ thể.
Những sự cứng nhắc và thói quen này đưa cơ thể đến sự thoái hóa hoặc hỏng hóc. Những động tác lặp đi lặp lại và những chấn thương do sự căng thẳng thể hiện trong xương, gân, dây chằng, và những câu trả lời nằm trong sức căng của cơ bắp khi số lượng và cường độ tập luyện hoặc mục tiêu được đặt ở vi trí quan trọng hơn chất lượng kỹ thuật và kinh nghiệm khi thực hành động tác.
Chúng tôi không muốn làm nản lòng bất cứ ai đang làm việc hoặc tham gia vào hoạt động thể chất nhưng là để khuyến khích khả năng nhìn vào bên trong và lắng nghe các tín hiệu cơ thể khi chúng ta tập luyện tại phòng tập và ở nhà, trong lúc rảnh rỗi, làm việc nhà, và tập thể dục hoặc hoạt động thể thao.
Trong thực tiễn, ở trường hợp của chúng tôi phương pháp Chức năng Biểu hiện (Dynamic Embodiment) và Thể dục kết hợp Tinh thần Thể chất (BodyMind Fitness) là một hoạt động dựa trên sự cảm nhận, kinh nghiệm của người đi đầu về cơ thể như là chủ yếu. Quá trình này gọi là quá trình soma.
Phương pháp rèn luyện soma chẳng hạn như Alexander, Bartanieff, BodyMind Centering, Continuum, Feldenkrais, và giống như tất cả những điều được dạy cho mọi người để tăng cường sự nhận cảm trong cơ thể của họ cũng như giác quan vận động của họ – hai giác quan bạn có thể hoặc không thể biết được rằng mình có nó.
Sự nhận cảm trong cơ thể là khả năng giúp chúng ta tiến nhập vào một vị trí trong cơ thể. Kinethetics là khả năng cảm thấy chúng ta di chuyển như thế nào. Giáo dục soma được nghiên cứu dựa trên điều này và do đó dạy những kĩ năng giúp nâng cao độ nhạy bén với hệ thống này.
Vậy thì phương pháp soma cần phải làm gì với thể dục? Việc trở nên “thon gọn” có thể liên quan đến việc đáp ứng một bộ các tiêu chuẩn xác định trước, hoặc nó có thể ngụ ý rằng có một sự liên kết tốt giữa một hành động và người tham gia vào đó. Chúng tôi dám chắc rằng thể dục thật sự gia tăng bằng cách chú ý đến tín hiệu của cơ thể trong khi tham gia vào bất kỳ hoặc tất cả cách hoạt động trong cuộc sống.
Soma dạy bạn cách lắng nghe bên trong cơ thể và phản ứng lại sự lựa chọn thông tin (tự do) dựa trên thông tin đến từ bên trong. Chức năng Biểu hiện (Dynamic Embodiment) bao gồm việc thực hành cách chuyển đổi bất kỳ hoạt động thường ngày nào thành một cơ hội để cảm nhận và kinh nghiệm bản thân một cách có ý thức hơn.
Bất cứ là hoạt động gì, chúng ta đều có khả năng hỗ trợ chính mình, tăng cường chức năng cho hệ thống của chúng ta, và cảm nhận tốt hơn bằng cách nhận thức sâu sắc hơn về bản thân chúng ta, cho phép những khoảnh khắc của việc tự xâm nhập vào cuộc sống của chúng ta và cho phép chúng ta nắm quyền kiểm soát bản thân mình một cách toàn vẹn hơn.
Chú ý tới cơ thể bạn, đặt ra câu hỏi, và lắng nghe nó sẽ mang đến nhận thức về tín hiệu của cơ thể. Nó có liên quan gì đến làm việc có hiệu quả?
Khi đang làm việc, bạn có thể tự hỏi mình: đó có phải là cảm giác khó chịu khi thúc đẩy sức mạnh của tôi theo chiều hướng tốt, hay đó là khớp, gân, và dây chằng đang gửi tín hiệu cảnh báo, hay đơn giản là cảm giác thông tin và năng lượng đang đi qua hệ thống?
Nó giúp cho có một nền tảng cơ bản, để biết rằng cái gì là ‘bình thường’ và sự thoải mái quen thuộc. Bài tập soma được thiết kế để tích hợp với cuộc sống của bạn. Dành thời gian cho cơ thể là rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng việc kiểm tra nhiều lần để duy trì mối quan hệ này với cơ thể bạn cũng rất quan trọng.
Quá trình này đòi hỏi sự từ tốn và tinh tế. Chuyển động chậm hơn và tinh tế hơn cho phép các giác quan thần kinh trở nên sâu sắc hơn và dễ tiếp nhận các tín hiệu nội bộ hơn. Chất lượng bài thể dục tăng lên khi chúng ta tôn trọng cơ thể mình và làm việc chăm chú hơn trong khả năng sức khỏe của chúng ta.
Hoạt động thứ nhất. Dành một khoảng thời gian để cảm nhận các nguồn lực (cơ bắp, sức sống, xương) đang chống đỡ bạn ngay lúc này. Bạn có thể miêu tả hơi thở của mình như thế nào? Nhẹ nhàng chuyển mình để nhìn qua một trong hai vai. Bạn có thể nhìn được dễ dàng xa đến đâu? Bạn có đang chống đỡ trên phần nào của cơ thể mà dường như không cần thiết không? Bạn có cảm nhận đặc thù nào không?
Điều này có thể thực hiện bất cứ khi nào (ngay bây giờ, ngồi trước máy tính; ở chỗ làm, nhà, khi chờ đợi) mà bạn thấy cơ thể hơi căng thẳng – hoặc đang ở trạng thái cực kỳ tốt!
Hoạt động thứ nhì. Đây là một bài tập nhằm xây dựng sự phối hợp và sức mạnh thần kinh trong khi đang nhận thức theo phương pháp soma. Dùng một vật có trọng lượng nhỏ khoảng 0.5-10 pound, chẳng hạn như một cuốn sách cũng có thể phát huy tác dụng. Trọng lượng nhẹ là một sự lựa chọn đặc biệt để gây ra một lực kháng cự nhỏ nhằm hỗ trợ trong việc định vị không gian của cơ thể bạn.
Trọng tâm chính là hơi thở nhẹ nhàng và khả năng tưởng tượng về sự chuyển động. Mục đích là để tháo gỡ các tình trạng căng thẳng thường xuyên và truy cập vào một nhận thức về sự thả lỏng bản thân nhằm hỗ trợ các hoạt động của bạn. Một khi bước cơ bản này bắt đầu thành lập, tập thể dục mạnh mẽ sẽ có tác dụng hơn và an toàn hơn.
1. Dồn trọng lượng vào một tay, từ từ và nhẹ nhàng đưa nó lại trung tâm rốn, nơi nó có thể được giữ với cố gắng tối thiểu. Chú ý sự hỗ trợ của đất mẹ lên đôi chân của bạn, thông qua khung xương của bạn, lên trên trọng lượng.
Nhẹ nhàng và từ từ phối hợp với sự chuyển động tự nhiên của tay, đẩy trọng lượng đi xa hơn từ mặt đất cao quá đầu mà không bị căng thẳng. Cân bằng trọng lượng trên bàn tay bạn. Cảm nhận hướng của sức hút trái đất lên trọng lượng.
2. Dịch chuyển vị trí xương cụt đến điểm khác của chân để dồn trọng lượng từ bên này sang bên kia và dịch chuyển theo hình số 8. Để những chuyển động nhỏ di động dọc sống lưng. Chú ý nơi bạn cảm thấy rõ nhất là nơi hỗ trợ sự nâng lên của trái đất, từ xương của bạn, vào trong trọng lực. Thực hiện điều này thật nhẹ nhàng mà không cần lấy hơi.
3. Chậm rãi dồn trọng lượng vào điểm trung tâm, cho khuỷu tay tiếp tục hướng xuống dưới. Kiểm tra xem bạn có thả lỏng khuỷu tay mình không. Nó có thể rất nặng. Lặp lại 3 lần mỗi bên. Giữ trọng lượng đi xuống và đi bộ một đoạn để cảm nhận sự khác biệt giữa hai nửa cơ thể mình. Lặp lại ở phía bên kia.
4. Bây giờ bạn có thể mô tả hơi thở của mình như thế nào? Nhẹ nhàng quay cơ thể qua một bên vai. Bạn có thể nhìn xa đến đâu? Bạn có đang giữ trên phần nào không cần thiết không? Có phần nào có cảm nhận đặc biệt không? Thở ra nhẹ nhàng và sâu. Tạm dừng.
5. Dồn cơ thể từ mặt đất lên đến chân, kết hợp thở nhẹ nhàng, cảm nhận đầu của mình như đang nổi lên, vai mở rộng ra và thả lỏng xuống.
Làm thế nào để đạt được hiệu quả của việc lắng nghe và quan tâm ngay cả khi bạn đang làm việc, giải trí
;, hay tập thể dục?
Hoạt động thứ 3. Rất nhiều người thấy rằng âm nhạc là một sự hỗ trợ tuyệt vời cho việc tập thể dục. Chúng tôi cũng cho rằng như vậy. Âm nhạc có thể được lựa chọn một cách cẩn thận để hỗ trợ cho những mục đích khác nhau. Một chiếc đĩa Jockey mix được tạo ra với mục đích hỗ trợ một buổi tập luyện trong nửa giờ có thể được tìm thấy tại http://soundcloud.com/somatic-eye.
Khoảng thời gian từ 7 đến 15 phút đầu tiên là không gian yên tĩnh để tiến nhập vào trạng thái như được miêu tả bên trên. Sau đó bạn có thể cảm nhận thấy âm nhạc hỗ trợ bạn đằng sau một năng lượng vận động tích cực hơn.
Nửa thời gian còn lại bạn sẽ cảm nhận thấy có một nhịp tim tăng nhẹ đem lại bất cứ điều gì cảm thấy tốt cho bạn – sử dụng thiết bị tim mạch, khiêu vũ, hoặc làm việc với toàn cơ thể, một cách nhịp nhàng cho riêng bạn. Hãy tận hưởng nhé!
E Yen Zak là một nhà vật lý học nghiên cứu các bài tập thể dục, chuyên gia chuyển động, nghệ thuật gia quân sự và người ứng dụng thực hành đĩa jockey tại Berkeley, Calif. Ông nghiên cứu cùng với Tiến sĩ Eddy, và có thể tìm thấy thông tin tại somaticeye.blogspot.com.
Tiến sĩ Martha Eddy, CMA, RSMT là một tác giả nổi tiếng và là giảng viên, người sáng lập BodyMind Fitness và hướng dẫn chuyển động soma … hiện tại đang trực tiếp chỉ đạo tại Trung Tâm Moving On – NY.