10 bản đồ Mặt Trăng kỳ thú từ thế kỷ 16
Những bản đồ được phác thảo Mặt Trăng từ thế kỷ 16 tới nay của các các nhà khoa học được tập hợp trong loạt ảnh thú vị dưới đây:
Mặt trăng không có vẻ mịn màng chút nào, nhưng lại hiện ra lỗ chỗ nhiều thung lũng. 400 năm kể từ ngày đó, ngành thiên văn học đã phát triển hơn rất rất nhiều. Mỗi thời điểm tương ứng với sự đột phát trong công nghệ, các nhà khoa học ngày nay sử dụng các thiết bị tân tiến nhất để quan sát, và họ đã vẽ hay chụp lại hình ảnhMặt Trăng.
Những bức ảnh vô giá mà họ lưu giữ qua các thời kỳ kể từ khi có kính thiên văn là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Dưới đây là 10 bản đồ Mặt Trăng đẹp nhất từ trước đến nay mà CNN đã thu thập được từ các nhà thiên văn học. Mời các bạn cùng xem, cùng vượt qua những cột mốc huy hoàng nhất trong lịch sử ngành thiên văn.
1. Galileo Galilei, 1610
Galileo Galilei, người được cho là “cha đẻ của nền khoa học hiện đại”, là người đầu tiên công bố bản vẽ của Mặt Trăng khi nhìn qua kính viễn vọng. Các bản vẽ được chụp lại, xuất bản trong chuyên luậnSidereus Nuncius, cho thấy bề mặt của Mặt Trăng trong các giai đoạn khác nhau của nó. Vào thời điểm đó, ông mô tả bề mặt của Mặt Trăng nhấp nhô như có nhiều núi, thách thức lý thuyết tin rằng Mặt Trăng – và tất cả các thiên thể khác hoàn toàn trơn tru và có hình cầu.
2. Giovanni Battista Riccioli, 1651
Giovanni Battista Riccioli cùng với cộng sự của mình là Francesco Maria Grimaldi đã vẽ một bản đồ Mặt Trăng và đặt tên cho nhiều hố va chạm, những tên này vẫn được giữ đến ngày nay. Ngoài ra ông còn là người đầu tiên đề cập đến áp suất sâu trên bề mặt Mặt Trăng.
3. John Russell, 1797
John Russell đã quan sát Mặt Trăng trong vòng 30 năm, sau đó ông tạo ra Selenographia vào năm 1797, trên đó thể hiện những chi tiết của Mặt Trăng một cách đầy tinh tế và nghệ thuật.
4. Wilhelm Beer và Johann Heinrich von Mädler, 1834-1836
Bản đồ chi tiết đặc biệt này được sản xuất bởi nhà thiên văn học người Đức Wilhelm Beer và Johann Heinrich von Mädler, và chỉ phát hành một góc phần tư vào giữa năm 1834 và 1836.
5. Walter Goodacre, 1910
Walter Goodacre, người đã vẽ bản đồ chi tiết Mặt Trăng. Ban ngày ông là một doanh nhân nhưng khi màn đêm và các vì sao buông xuống, ông lại là một nhà thiên văn nghiệp dư. Dựa trên những quan sát của mình như nhìn qua một kính thiên văn ở nhà, đồng thời tham chiếu hình ảnh hiện tại của Mặt Trăng và quan sát của những người khác, ông đã làm cho bản đồ của mình chính xác nhất có thể.
Ông là chủ tịch bộ phận nghiên cứu Mặt Trăng của Hiệp hội Thiên văn Anh trong vòng 42 năm, và sẽ tiếp tục xuất bản một cuốn sách bản đồ cũng như mô tả các tính năng của Mặt Trăng.
6. Viện Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), 1979
Trong những năm 1960, Viện Khảo sát địa chất Hoa Kỳ bắt đầu một dự án để giúp đỡ với những nỗ lực thăm dò không gian của NASA. Một trong số những dự án này chính là việc xuất bản một bản đồ “ảo giác” về địa chất của Mặt Trăng.
7. NASA, 1996
Hình ảnh Mặt Trăng do NASA tạo ra bằng cách kết hợp 15 hình ảnh của Mặt Trăng chụp bởi Galileo Orbiter vào năm 1992. Các bộ lọc màu khác nhau cho thấy thành phần của đất trên Mặt Trăng. Khu vực màu đỏ thường tương ứng với vùng cao nguyên, màu xanh và màu da cam chỉ ra dòng chảy dung nham núi lửa cổ xưa hoặc biển. Khu vực xanh đậm chứa nhiều titan hơn các vùng da cam.
8. NASA, 1999
Bản đồ Mặt Trăng được tạo ra bởi NASA năm 1999 chỉ ra sự khác biệt lực hấp dẫn ở từng khu vực trên bề mặt Mặt Trăng.
9. NASA, 2010
Các nhà nghiên cứu đến từ NASA , Đại học Brown và MIT đã tạo ra bản đồ đầu tiên của bề mặt Mặt Trăng bao gồm tất cả 5.185 miệng núi lửa lớn nhỏ vào năm 2010. Nó được tạo ra bằng cách sử dụng hơn 3 tỉ phép đo từ Reconnaissance Orbiter của NASA.
10. NAOJ, GSI và JAXA, 2013
Tấm bản đồ Mặt Trăng được thực hiện năm 2013 là kết quả của sự hợp tác giữa Đài thiên văn quốc gia Nhật Bản, các thông tin không gian địa lý quan của Nhật Bản và Cơ quan hàng không vũ trụ thám hiểm Nhật Bản. Bản đồ này cung cấp cho chúng ta một ý tưởng tốt hơn về sự chính xác ở các miệng núi lửa sâu có tác động như thế nào đối với Mặt Trăng.
Theo Tinhte, CNN