Người Tây Tạng có bộ Gene kỳ lạ giúp ‘thích ứng với độ cao’
Sống trên “nóc nhà của Thế giới”, người Tây Tạng sở hữu một bộ Gene đặc biệt giúp họ đã thoát khỏi trận Đại hồng thủy xảy ra 3.000 năm trước đây.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra lý do khiến người Tây Tạng có khả năng sống ở độ cao hơn 4.000 m một cách bình thường là do họ mang trong mình hệ gene độc đáo.
Điều thú vị là bộ Gene của họ rất hiếm tìm thấy ở ngoài vùng Đông Nam Á, mà thuộc về những người cổ đại cách đây ít nhất hàng trăm ngàn năm.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy một biến thể Gene EPAS1, nó giúp điều tiết lượng oxi trong cơ thể ngay cả khi lượng oxi trong không khí chỉ còn 30%.
Theo ông Rasmus Nielsen, nhà nghiên cứu Gene của ĐH California, Berkeley cho biết, khi cơ thể tiếp xúc với nồng độ oxy thấp ở độ cao lớn, EPAS1 cảnh báo các gene khác trong cơ thể để hoạt động và kích thích tạo ra các tế bào màu đỏ mới.
Giáo sư nhân chủng học Todd Disotell của Đại học New York, người không tham gia nghiên cứu, đã nói rằng đây là tác phẩm mới và “là một trong những kết quả khoa học thú vị nhất mà tôi từng thấy”.
Chuyên gia về ADN cổ đại David Reich của Trường Y Harvard nói rằng đây là một phát hiện “quan trọng và thú vị” trong thể hiện gen còn lưu lại từ người cổ đại.
Tiến sĩ Nielsen tiết lộ thêm một điểm lý thú khác đó là có đến 90% người Tây Tạng mang phiên bản gene EPAS1 và 10 % là của người Hán.
Theo các nghiên cứu trước đây, người Tây Tạng không có mối quan hệ gì với người Hán khoảng từ 3.000 năm trước. Nó trùng với thời kỳ của trận Đại Hồng Thủy được ghi chép trong lịch sử. Có thể họ là hậu duệ còn lại của những người thuộc chu kỳ nền văn minh trước đó.
Nam Việt @Bocau.net
Theo Huffingtonpost