Đệ tử quy (Chương 4): Phải làm một người đáng được cho người khác tin
Chương thứ tư: Phải làm một người đáng được cho người khác tin
>>Đệ Tử Quy : Giới thiệu
>> Đệ Tử Quy (Chương 1): Ở nhà hiếu thuận với cha mẹ
>> Đệ Tử Quy (Chương 2): Tiêu chuẩn của người làm em lúc ra ngoài
>> Đệ tử quy (chương 3): Cẩn thận hành vi trong cuộc sống hằng ngày
PHÀM XUẤT NGÔN, TÍN VI TIÊN. TRÁ DỮ VỌNG, HỀ KHẢ YÊN.
Khi nói năng, trước tín nhiệm. Không lừa gạt, không nói dối.
Dịch nghĩa: Khi chúng ta nói chuyện, trước tiên phải lấy chữ tín làm đầu. Làm sao có thể nói lời lừa gạt gian trá vọng ngữ được sao?
THOẠI THUYẾT ĐA, BẤT NHƯ THIỂU. DUY KỲ THỊ, VẬT NỊCH XẢO.
Nói nhiều lời, không bằng ít. Phải nói thật, không nói giả.
Dịch nghĩa: Nói nhiều lời, không bằng nói ít vài câu. Phải nói lời chân thật, không nên bóp méo sự thật.
GIAN XẢO NGỮ, UẾ Ô TỪ. THỊ TỈNH KHÍ, THIẾT GIỚI CHI.
Nói gian trá, lời dơ bẩn. Tập khí xấu, phải trừ bỏ.
Dịch nghĩa: Lời nói gian trá xảo quyệt, là lời dơ bẩn của kẻ lưu manh tiểu nhân bất lương. Đó là tập khí không tốt, nhất định phải trừ bỏ.
KIẾN VỊ CHÂN, VẬT KHINH NGÔN. TRI VỊ ĐÍCH, VẬT KHINH TRUYỀN.
Tự không thấy, không nên nói. Chưa hiểu rõ, đừng tuyên truyền.
Dịch nghĩa: Nếu không phải chính mắt mình trong thấy, không nên vội vàng nói cho người khác biết. Khi chưa chắc chắn hiểu rõ sự việc, đừng nên vội vàng tuyên truyền cho mọi người biết.
SỰ PHI NGHI, VẬT KHINH NẶC. CẨU KHINH NẶC, TIẾN THOÁI THÁC
Việc không tốt, đừng nhận lời. Nếu nhận lời, thì sai lầm.
Dịch nghĩa: Ta cảm thấy việc này không tốt thì đừng nhận lời. Nếu ta nhận lời, làm cũng sai không làm cũng sai.
PHÀM ĐẠO TỰ, TRỌNG THẢ THƯ. VẬT CẤP TẬT, VẬT MƠ HỒ.
Lúc nói năng, chỗ chủ yếu. Đừng nói nhanh, phải rõ ràng.
Dịch nghĩa: Lúc nói năng đến chỗ chủ yếu, phải nói cho rõ ràng minh bạch. Không nói quá nhanh, cũng không nói mơ hồ không rõ.
BỈ THUYẾT TRƯỜNG, THỬ THUYẾT ĐOẢN. BẤT QUÁN KỶ, MẠC NHÀN QUẢN.
Kẻ nói dài, người nói ngắn. Không quan hệ, không xen vào.
Dịch nghĩa: Người khác nói chuyện thị phi, nếu không có liên quan với mình thì không nên xen vào.
KIẾN NHÂN THIỆN, TỨC TƯ TỀ. TUNG KHỨ VIỄN, DĨ TIỆM TÊ.
Người hành thiện, ta học theo. Dù kém xa, cố theo kịp.
Dịch nghĩa: Nhìn thấy người làm việc thiện, chúng ta phải lập tức học theo họ. Cho dù chúng ta vẫn còn kém họ rất xa, nhưng bây giờ chúng ta bắt đầu dần dần sẽ theo kịp họ.
KIẾN NHÂN ÁC, TỨC NỘI TỈNH. HỮU TẮC CẢI, VÔ GIA CẢNH.
Kẻ hành ác, ta phản tỉnh. Có thì sửa, càng cảnh giác.
Dịch nghĩa: Chúng ta nhìn thấy kẻ khác tạo tác ác nghiệp, tự mình phải biết phản tỉnh. Nếu chúng ta có phạm lỗi lầm như vậy, thì liền cải chính, còn như không có chúng ta vẫn phải đề cao cảnh giác.
DUY ĐỨC HỌC, DUY TÀI NGHỆ. BẤT NHƯ NHÂN, ĐƯƠNG TỰ LỆ.
Hạnh đạo đức, và tài nghệ. Không bằng người, phải nổ lực.
Dịch nghĩa: Nếu như đạo đức, phẩm hạnh, học vấn và tài năng của chúng ta không bằng người, thì chúng ta phải tự khích lệ cố gắng cải tiến.
NHƯỢC Y PHỤC, NHƯỢC ẨM THỰC. BẤT NHƯ NHÂN, VẬT SANH THÍCH.
Nếu quần áo, việc ăn uống. Không bằng người, không nên buồn.
Dịch nghĩa: Còn như về quần áo và sự ăn uống của chúng ta không bằng người khác, không nên vì những thứ này mà sanh lòng buồn rầu xấu hổ.
VĂN QUÁ NỘ, VĂN DỰ LẠC. TỔN HỮU LAI, ÍCH HỮU KHƯỚC.
Chê thì giận, khen thì vui. Kẻ xấu đến, bạn tốt xa.
Dịch nghĩa: Như có người phê bình chúng ta, thì ta liền nổii giận. Lại có người khen ngợi chúng ta, thì ta cảm thấy vui mừng. Như vậy thì bạn xấu sẽ tìm đến, bạn tốt thì xa lìa chúng ta.
VĂN DỰ KHỦNG, VĂN QUÁ HÂN. TRỰC LƯƠNG SĨ, TIỆM TƯƠNG CẬN.
Khen thì sợ, phê thì vui. Người đạo đức, đến thân cận.
Dịch nghĩa: Như có người khen ngợi chúng ta, thì ta liền lo sợ. Khi nghe người khác phê bình, ngược lại ta cảm thấy vui mừng. Những người có đạo đức học vấn họ thành thật thông cảm chúng ta, cũng sẽ dần dần đến thân cận chúng ta.
VÔ TÂM PHI, DANH VI THÁC. HỮU TÂM PHI, DANH VI ÁC.
Vô ý phạm, cũng là sai. Cố ý phạm, là tạo ác.
Dịch nghĩa: Nếu ta vô ý đã phạm lỗi lầm, đó là một lỗi lầm. Nhưng nếu ta cố ý phạm, đó thì là tạo ác nghiệp.
QUÁ NĂNG CẢI, QUY Ư VÔ. THẢNG YỂM SỨC, TĂNG NHẤT CÔ.
Nếu sửa lỗi, thì hết tội. Hể che giấu, càng thêm tội.
Dịch nghĩa: Nếu ta đã phạm lỗi lầm mà biết sửa lỗi không tái tạo, thì tội nghiệp không còn nữa. Còn nếu ta đã phạm lỗi lầm mà không chịu thừa nhận, lại còn che giấu lỗi lầm của mình, thì tội nghiệp càng nặng thêm.
Theo Đệ Tử Quy
(sưu tầm và tổng hợp)