Khỉ dễ mắc bệnh hơn khi ở gần người

27/09/12, 17:33 Khoa học

Những con tinh tinh sống gần người thường phải tìm cách tự tìm các loại thuốc lá để chữa bệnh cho mình. Đó là các loại cây thuốc dùng để điều trị các bệnh gây ra do ký sinh trùng đường ruột do người và gia súc, mang lại.

Những con tinh tinh sống bên cạnh người rất hay bị mắc bệnh đường ruột.

Từ lâu các nhà đông vật học đã biết rằng những loài khỉ dạng người có khả năng tự chữa bệnh. Mỗi khi bùng phát các ký sinh trùng theo mùa chúng thường tìm ăn lá của những loại cây thuốc nào đó, giúp chúng làm sạch ruột khỏi những loài sâu bọ ký sinh.

Các nhà động vật học Trường ĐH Oxford đã quan sát thấy khi những loài khỉ này sống gần người và gia súc, chúng thường xuyên phải tự chữa bệnh nhiều hơn.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sát sao những bầy tinh tinh Uganda sống quanh những làng mạc cũng như các vùng trồng trọt và chăn nuôi. Có thể gọi chúng là “tinh tinh làng” cũng được vì chúng sống khá gần gũi với người dân nông thôn.

Việc phân tích khẩu phần ăn của con vật cho thấy chúng đã phải ăn số lượng lá cây thuốc nhiều gấp 10 lần những đồng loại sống hoàn toàn hoang dã để chống lại các ký sinh trùng đường ruột.

Theo các nhà khoa học sở dĩ như vậy là vì cuộc sống gần người đã khiến chúng đều bị mắc những bệnh mới. Cụ thể chúng rất hay bị bệnh sán dẹt, một loài ký sinh trùng đặc trưng của các gia cầm, mang lại. Dường như hiểu được điều đó, có những con đã bỏ vào rừng sâu để tránh “vùng văn minh”. Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí American Journal of Primatology.

Người ta so sánh hiện tượng này với một hiện tượng đã từng xảy ra trong lịch sử. Trong cuộc chinh phục Nam Mỹ, chính những người châu Âu đã truyền sang cho các thổ dân da đỏ những bệnh tật và người địa phương chưa từng mắc nên trong cơ thể của họ không có các yếu tố miễn dịch để tự bảo vệ. Những căn bệnh mới đã gây ra cái chết của hàng triệu thổ dân ở lục địa này vào thế kỷ 18.

Các nhà sinh thái học cảnh báo có thể thấy trước được ảnh hưởng ngược lại: những ký sinh trùng của khỉ cũng tìm thấy trong cơ thể người môi trường mới, thuận lợi hơn nhiều. Vì vậy việc di chuyển của con người vào sâu trong những khu rừng châu Phi để khai phá đất trồng trọt đang tiềm ẩn những nguy cơ nhiễm trùng mới, những bệnh tật mới trên quy mô lớn mà hậu quả chưa thể nói trước.

Bảo Châu

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời