13 triệu người Trung Quốc “sống không nổi” với hệ thống chấm điểm công dân

15/05/19, 10:08 Cuộc sống
Công nghệ nhân diện khuôn mặt và kho dữ liệu công dân khổng lồ cho phép Trung Quốc xác định hành vi của từng cá nhân thông qua hệ thống máy quay giám sát.
Công nghệ nhân diện khuôn mặt và kho dữ liệu công dân khổng lồ cho phép Trung Quốc xác định hành vi của từng cá nhân thông qua hệ thống máy quay giám sát.

Được giới thiệu vào năm 2014, hiện đang thí điểm và sẽ chính thức được triển khai vào năm 2020, hệ thống chấm điểm công dân của Trung Quốc sẽ không bỏ sót hành vi của công dân Trung Quốc nào. Người ta sẽ được xếp hạng “chỉ số tín nhiệm” để “giúp uy tín lan tỏa muôn nơi dưới vòm trời, đồng thời khiến những người bất tín bước một bước cũng thấy khó khăn”.

Công nghệ nhân diện khuôn mặt và kho dữ liệu công dân khổng lồ cho phép Trung Quốc xác định hành vi của từng cá nhân thông qua hệ thống máy quay giám sát.
Công nghệ nhân diện khuôn mặt và kho dữ liệu công dân khổng lồ cho phép Trung Quốc xác định hành vi của từng cá nhân thông qua hệ thống máy quay giám sát để xếp hạng “chỉ số tín nhiệm” của công dân. (Ảnh qua MobyGeek.com)

Khi bị mất điểm tín nhiệm

Lái xe ẩu, hút thuốc tại những nơi cấm, nghiện trò chơi điện tử, trốn thuế cá nhân, có lịch sử vi phạm hành chính, gian lận, tham ô, đăng tin tức giả lên mạng, cho đến thả rông chó… đều bị liệt vào những hành vi ảnh hưởng tới hạnh kiểm xã hội, khiến người vi phạm bị trừ điểm.

Các cá nhân đánh mất lòng tin của xã hội sẽ bị cấm làm các công việc liên quan tới quản lý trong các công ty nhà nước và các ngân hàng lớn. Những người không đi nghĩa vụ quân sự cũng bị cấm đặt phòng tại một số khách sạn.

Đặc biệt, quyền lợi giáo dục cũng bị ảnh hưởng. Những thanh niên từ chối ghi danh đi nghĩa vụ quân sự tại Trung Quốc có thể bị cấm đăng ký theo học các trường đại học, cao đẳng hoặc phải thôi học. Vào tháng 7/2018, một trường đại học Trung Quốc đã từ chối một tân sinh viên sau khi phát hiện cha em này bị xếp loại hạnh kiểm yếu.

Một số trường học Trung Quốc có thể từ chối sinh viên ghi danh nếu bố mẹ của họ có điểm tín nhiệm xã hội thấp. (Ảnh: Reuters)
Một số trường học Trung Quốc có thể từ chối sinh viên ghi danh nếu bố mẹ của họ có điểm tín nhiệm xã hội thấp. (Ảnh: Reuters)

Ngoài ra, ở mỗi địa phương lại có một bộ quy định khá lạ. Ở tỉnh Chiết Giang, nhảy việc “quá thường xuyên” bị đánh giá là gây nguy hại cho xã hội, phải bị trừ điểm. Thạch Gia Trang, là tỉnh lỵ tỉnh Hà Bắc, đã cho thiết kế riêng một ứng dụng có tên “Bản đồ con nợ” để cảnh báo công dân khi họ ở trong phạm vi 500m gần những người không trả nợ. Thành phố Ninh Ba đang xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 10 triệu người, gồm số lần thay đổi công việc, bệnh viện và loại thuốc họ sử dụng.

Những người ở cuối bảng

Các công dân có hạnh kiểm yếu sẽ bị liệt vào danh sách đen. Chính phủ Trung Quốc khuyến cáo các công ty tham khảo danh sách này trước khi tuyển dụng và ký hợp đồng với nhân viên.

David Kong là một trong số 13 triệu người Trung Quốc bị liệt vào “danh sách đen”. Nếu cần đi xa, anh chỉ có thể chọn ngồi tàu, chứ không được phép đi tàu cao tốc hoặc máy bay. Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Hạnh kiểm Công cộng Quốc gia Trung Quốc, các công dân bị xếp loại hạnh kiểm yếu của Trung Quốc bị cấm lên 17,5 triệu chuyến bay và 5,5 triệu chuyển tàu nhanh tính đến cuối năm 2018.

Các công dân bị chấm điểm thấp sẽ bị cấm di chuyển trên các phương tiện giao thông "cao cấp" như máy bay hay tàu nhanh. (Ảnh: SCMP)
Các công dân bị chấm điểm thấp sẽ bị cấm di chuyển trên các phương tiện giao thông “cao cấp” như máy bay hay tàu nhanh. (Ảnh: SCMP)

Người đàn ông 47 này chia sẻ: “Như thế này thì còn tệ hại hơn ngồi tù, vì ít ra ở tù còn có thời hạn. Nếu xuất hiện trong ‘danh sách đen’ thì chừng nào còn chưa giải quyết xong các khoản nợ, tên của tôi sẽ chình ình ở đó”.

Sau khi công ty phát hành sách của Kong phá sản, anh không cách nào trả nổi số nợ lên đến 1,6 triệu nhân dân tệ (tương đương 238.000 USD) và bị liệt vào dạng công dân “yếu kém”. Bây giờ, anh muốn phát triển các công việc làm ăn khác để có tiền trả nợ, tuy nhiên với cách xếp hạng này, anh khó lòng lấy lại niềm tin của đối tác và khách hàng.

Một điều đáng nói là dù Kong có tham gia những hoạt động vì cộng đồng như hiến máu hay làm tình nguyện viên thì tên của anh vẫn có trong “danh sách đen”. Vì thế, chừng nào còn nợ nần, Kong vẫn bị coi là một công dân gây hại cho xã hội.

Những người như Kong rất dễ bị xã hội xa lánh bởi mọi người chỉ cần gõ ID lên hệ thống là có thể thấy điểm công dân của anh. Liệu ai còn muốn giao dịch với những người bị đánh giá be bét như anh đây?

Công dân càng nhiều điểm càng sướng

Điểm thưởng sẽ đến với người có những hành vi có ích với xã hội như làm tình nguyện, hiến máu… Một công dân có bằng cấp càng cao, không vi phạm pháp luật, sẽ tích được càng nhiều điểm. Đặc biệt những nhân tài từ Havard, Yale, Oxford hay thạc sĩ, tiến sĩ tu nghiệp ở nước ngoài về sẽ được nhiều đãi ngộ không tưởng như được mua nhà với ưu đãi rất cao thậm chí là miễn phí.

Baihe, website hẹn hò lớn nhất Trung Quốc đã khôn khéo cập nhật profile của những người “có uy tín” này trong danh sách các đối tượng đáng để hẹn hò. Họ còn được giảm giá khi chi trả hóa đơn thanh toán tiền điện, thuê mượn đồ đạc và đặt phòng khách sạn mà không cần đặt cọc, hưởng mức lãi suất ưu đãi tại các ngân hàng, được phép đi du lịch ở nhiều nơi như châu Âu, châu Mỹ

Một người dân ở Tô Châu trình điểm số tín nhiệm công dân của mình để được mượn sách nhiều hơn và nhanh hơn. Ảnh: Caixin.
Một người dân ở Tô Châu trình điểm số tín nhiệm công dân của mình để được mượn sách nhiều hơn và nhanh hơn. (Ảnh: Caixin)

Tuy nhiên, hệ thống chấm điểm công dân của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về tự do cá nhân. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence hồi tháng 10/2018 từng gọi đây là “hệ thống tập trung vào việc kiểm soát hoàn toàn mọi mặt đời sống của con người”. Những cơ quan kiểm soát việc chấm điểm có thể lạm dụng quyền lực và “trừ điểm oan” công dân. Ngoài ra, hệ thống này đòi hỏi xây dựng một hệ thống dữ liệu lớn. Và việc đảm bảo an toàn dữ liệu cũng là một vấn đề “đau đầu” bởi những hệ thống dữ liệu tập trung luôn là “mồi ngon” của tin tặc.

Các nhóm nhân quyền cho rằng đây là một động thái đầy mưu mô tại một đất nước có hoạt động kiểm duyệt truyền thông, internet và nghệ thuật rất chặt chẽ. Chính quyền của ông Tập sẽ cung cấp thêm kiến thức về kế hoạch này cho người dân và kể cả những doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc, Mirijam Messner, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Trung Mercator, cho biết.

Video: Bên trong hệ thống ‘chấm điểm 1,3 tỷ dân của Trung Quốc

Xuân Nhạn (t/h)

Xem thêm: 

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!