Tuyển dụng giảng viên hy hữu ở 1 trường đại học

04/01/12, 08:21 Tin Tổng Hợp

Chuyện một thí sinh điểm thi cao, bằng giỏi bị đánh trượt trong đợt thi và xét tuyển giảng viên năm 2011 đang được quan tâm ở Trường ĐH Hà Tĩnh.

Trường ĐH Hà Tĩnh

Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế năm 2011 được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao, trong các tháng 8 và 9/2011, Trường ĐH Hà Tĩnh tổ chức tuyển dụng viên chức, giảng viên. 

Sau khi xét hồ sơ, thi tuyển phù hợp với quy chế tuyển dụng (ban hành ngày 21/9), Hội đồng tuyển dụng đã công bố số danh sách thí sinh được tuyển, gồm 21 người.  

Sau khi có kết quả, những người được tuyển dụng đã phản ánh việc xét thí sinh trúng tuyển không khách quan, với những thông tin khiến dư luận và bản thân người bị đánh trượt khó hiểu. 

Đối với phần thi tuyển giảng viên, tại bộ môn thể dục, trong danh sách trúng tuyển có hai người là anh V và chị T. Xét theo điểm thi và bằng cấp, thí sinh T. chỉ đứng thứ 3 trong những người tham gia thi tuyển. 

Trong danh sách, thí sinh B. – tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm giáo dục thể chất, giáo dục Quốc phòng loại giỏi, điểm thi khảo sát chuyên môn đứng đầu với 366.7 điểm. 

Nhưng, khi công bố kết quả, ngoài thí sinh Viên (tổng điểm cao nhất, con thương binh, bằng giỏi) thì người thứ hai được đưa vào danh sách là T  (tổng điểm đứng thứ 3, bằng khá) chứ không phải thí sinh B. 

Trao đổi với VietNamNet,

Trường Đại học Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 318/QĐ-TTg, ngày 19-03-2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sát nhập và nâng cấp 3 đơn vị:  Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh; Trường Trung học Kinh tế Hà Tĩnh và Phân hiệu Đại học Vinh tại Hà Tĩnh 

Trường đã và đang đào tạo 40 mã ngành khác nhau có trình độ từ trung cấp, cao đẳng đến đại học và sau đại học. Trường Đại học Hà Tĩnh có 258 cán bộ, giảng viên và 8435 học sinh sinh viên.

Với câu hỏi, nếu hội đồng làm theo quy chế thì tại sao anh B., vừa thuộc diện ưu tiên bằng giỏi, vừa có điểm thi cao nhưng không đạt, còn chị B chỉ khá, điểm thấp hơn lại trúng, ông Tuấn cho hay: 

Hội đồng tuyển dụng chọn chị T. vì nhiều lý do. Tuy nhận bằng khá nhưng chị lại là vận động viên thành tích cao, đã từng đạt 4 huy chương các loại trong các kỳ thi đấu. Một lý do khác, hiện giáo viên thể dục trong trường có 8 người nhưng chỉ có 2 nữ, nhà trường lại có tới 82% sinh viên là nữ nên ưu tiên chọn chị. 

Theo ông Tuấn, cơ sở để Hội đồng tuyển dụng đưa ra quyết định này là vì, ngoài quy chế chung thì căn cứ vào nhu cầu cụ thể của trường nên Hội đồng sẽ định hướng. Tromg trường hợp này, sau khi có kết quả xét hồ sơ và thi tuyển, thay vì làm theo quy chế, Hội đồng tuyển dụng đã cho Th. trúng tuyển vì là nữ, có thành tích thi đấu. 

Giải thích thêm về sự lựa chọn này, ông Tuấn cho hay, hội đồng làm theo quy chế, chỉ thiếu sót ở chỗ  không đưa ưu tiên thành tích cao vào quy chế. “Do sơ suất trong thủ tục hành chính, không đưa định hướng của nhà trường vào quy chế. Còn lại chúng tôi làm đúng” –  trưởng phòng khẳng định. 

“Sau khi có kết quả tuyển dụng, gia đình anh B. thắc mắc và chúng tôi cũng đã giải thích. Nếu anh B. vẫn có nguyện vọng làm việc ở trường thì sẽ đệ trình tuyển anh vào theo diện thu hút nhân tài của tỉnh”, ông Tuấn nói.

Sở Nội vụ: Tuyển dụng như thế là không đúng quy chế 

Ông Bùi Khắc Phước, Trưởng phòng quản lý Công chức Viên chức – Sở Nội vụ Hà Tĩnh thông tin: Sau khi có kết quả thi, xét tuyển, ông Nguyễn Văn Đính – Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh có ra làm việc với Sở Nội vụ.  

Ông Đính có trình bày sự việc, xét về điểm thi thì thí sinh B. cao hơn nhưng hội đồng tuyển dụng xin được tuyển thí sinh Th.. Lý do của việc chọn lựa này là do Th. là nữ, hộ khẩu Hà Tĩnh và có thành tích cao trong thi đấu. 

“Hôm đó ông Hảo – Giám đốc Sở Nội vụ có nói, nhà trường nên thông báo kết quả công khai, nếu không có ai khiếu nại gì thì mới chấp nhận được”, ông Phước cho biết. 

Ông Phước tiếp tục cho biết, tất cả các kỳ tuyển dụng công, viên chức thì Hội đồng tuyển dụng buộc phải thực hiện theo quy chế và Nghị định 116 của Chính phủ. Nếu áp dụng theo quy chế thì việc tuyển dụng cô Th. thay vì anh B. như thế là không đúng. 

“Trong quy định tuyển dụng, không phân biệt nam nữ, hộ khẩu và những yếu tố ngoài quy định. Nếu Hội đồng tuyển dụng  ĐH Hà Tĩnh đưa thông tin cần người có thành tích cao thì phải đưa vào quy chế, như thế thì anh B. chưa chắc đã lọt qua vòng nộp hồ sơ. Hội đồng tuyển dụng sẽ đạt được mong muốn”, ông Phước tiếp tục cho biết. 

Được biết, kết quả tuyển dụng trên đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt.


  • Duy Tuấn

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"