Wikileaks: Chính quyền Obama nhúng tay vào vụ gian lận cử tri ở các tiểu bang Mỹ
Loạt email rò rỉ từ John Podesta, quản lý chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton, cho thấy cựu Tổng thống Barack Obama có thể đã chỉ đạo những người ủng hộ ông ở bang Colorado tham gia vào một vụ gian lận cử tri.
>>> Hillary Clinton đã mua chuộc nhiều thành viên đảng Cộng hòa trong bầu cử Tổng thống Mỹ 2016
Trang web uy tín Wikileaks đã làm một việc vô cùng tuyệt vời khi công bố loạt email rò rỉ từ hòm thư của ông Podesta vào năm 2016. Đó chính là tiết lộ cho người dân Mỹ biết được sự quấy nhiễu và tham nhũng của chính phủ Mỹ tồn tại ở tất cả các cấp.
Trong một email, ông Podesta, từng là cố vấn cấp cao của Tổng thống Obama trước khi chuyển sang làm việc cho bà Clinton, đã thảo luận về cuộc gặp của ông với hai người ở bang Colorado, những người đã nói rõ rằng: Họ muốn được giúp đỡ trong việc đảm bảo rằng chỉ những người hợp pháp và còn sống mới được phép bỏ phiếu trong cuộc họp kín năm 2015.
Hai cá nhân này đã theo dõi sát sao chiến dịch tranh cử của nhà Clinton. Họ lo ngại rằng có khả năng một số hành vi gian lận không hợp pháp đang diễn ra xung quanh cuộc họp kín, và nếu trường hợp này xảy ra, thì người gian lận không ai khác chính là gia đình Clinton.
Hai người này đã tỏ ra quan ngại mạnh mẽ về khả năng xảy ra việc gian lận cử tri tại bang Colorado là rất lớn. Vậy tại sao khi Đảng Cộng hòa đề cập đến việc gian lận cử tri, họ bị cười nhạo và phải rời khỏi phòng họp? Trong khi Đảng Dân chủ nói về nó, họ không bao giờ đưa ra bất kỳ lời tuyên bố nào về sự tồn tại của gian lận?
Có lẽ đó là vì một đài truyền hình địa phương ở bang Colorado là CBS4 đã phát hiện ra rằng: Những người chết vẫn tiếp tục bỏ phiếu trong nhiều năm qua?! Và bà Sara Sosa là một trong những người đó.
Sau khi qua đời vào năm 2009, bà vẫn cố gắng đi bỏ phiếu vào năm 2010, 2011, 2012 và 2013?! Chồng bà Miguel Sosa qua đời năm 2008, nhưng một báo cáo gần đây cho thấy phiếu bầu của ông vẫn xuất hiện vào năm 2009.
“Tôi đã bị sốc và ngạc nhiên về điều này“, Broerman nói. “Chuyện này không thể xảy ra. Chúng ta không thể nào để điều này xảy ra ở đây hoặc bất cứ nơi nào trên đất nước. Nền dân chủ của chúng ta phụ thuộc vào nó. Mọi người đã đổ máu cho các giá trị, nền tảng và niềm tin của đất nước này”.
Broerman cho biết, sau khi ông bà Sosa qua đời, tên của họ vẫn nằm trong danh sách cử tri tích cực và lá phiếu vẫn được gửi đến nhà họ, vì họ không đáp ứng đủ các điều kiện để xóa tên mình khỏi danh sách cử tri.
“Một người nào đó có thể bỏ phiếu thay cho những người này“, Broerman kết luận.
Vậy cái chết không nằm trong bảng tiêu chuẩn để xóa tên khỏi danh sách cử tri? Điều đó thật lạ lùng, vì theo cuộc kiểm tra cuối cùng của Broerman cho thấy: Đây là một trong số ít những điều khoản khiến một người bị bỏ tư cách cử tri.
Tương tự như vậy, dù bà Cluck qua đời vào tháng 2/2009, nhưng 9 tháng sau người ta phát hiện ra rằng bà vẫn đi bỏ phiếu. Ông John Grosso ở quận Denver qua đời vào năm 2004 và 2 năm sau phiếu bầu của ông vẫn được tìm thấy.
Sau cuộc điều tra của đài truyền hình CBS4, văn phòng Bộ Trưởng Ngoại giao Colorado đã xem xét các phát hiện của nhà đài. Sau đó, họ xác nhận ít nhất 78 cử tri đã chết vẫn đi bỏ phiếu.
Nhưng Colorado không phải là nơi duy nhất mà những người không đủ điều kiện vẫn đi bỏ phiếu. Tháng 9/2016, Liên minh cử tri bang Virginia đã công bố một báo cáo quan trọng.
Trong đó, họ tuyên bố có 1046 “người ngoài hành tinh bất hợp pháp” đã đăng ký bỏ phiếu. Họ đã bất chấp quy định của pháp luật và thực hiện hành động không được cho phép.
Gian lận cử tri là một vấn đề rất thực tế và rất cần một hành động ngay lập tức để ngăn chặn tình trạng này. Nhưng trước khi làm được điều đó, nhiều cử tri còn sống vẫn đang choáng váng trước các phiếu bầu của cử tri đã chết.
>>> Chính quyền Obama và 5 “vũ khí tình báo” do thám chiến dịch tranh cử của ông Trump
>>> Email rò rỉ cho thấy âm mưu tẩy não công chúng của chính quyền Obama
Tú Văn, theo FLP