Chính quyền Obama và 5 “vũ khí tình báo” do thám chiến dịch tranh cử của ông Trump
Trong suốt thời gian bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, các quan chức chính quyền Obama, gồm các thành viên nội các đã dùng nhiều biện pháp theo dõi chiến dịch tranh cử của ứng cử viên sau này là Tổng thống Donald Trump.
Cả Bộ tư Pháp (DOJ) và Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ gần đây đang điều tra về các hoạt động tình báo và động cơ của chính quyền Obama
Cho đến nay, ít nhất 5 phương pháp khác nhau mà các quan chức đã dùng để theo dõi chiến dịch được phát hiện.
Chúng bao gồm việc sử dụng Mệnh lệnh An ninh Quốc gia (National Security Letters – NSLs), giấy phép FISA, người cung cấp tin mật, báo cáo tình báo xác minh danh tính cá nhân, và dùng cơ quan tình báo nước ngoài chỉ đạo việc do thám thông tin.
Mỗi một phương pháp đều cung cấp các thông tin nhạy cảm về chiến dịch của ông Trump và có thể đã được dùng cho các mục tiêu chính trị.
Thông tin liên lạc nội bộ giữa các quan chức FBI trong cuộc điều tra chiến dịch của ông Trump đã cho thấy sự liên hệ với Nhà Trắng.
Theo một trong những tin nhắn, văn bản mà Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp (DOJ) có được và đã được công khai, nhân viên FBI đứng đầu vụ điều tra là Peter Strzok đã viết trong một tin nhắn vào ngày 2/9/2016 gửi đến luật sư FBI Lisa Page rằng “potus [tổng thống Hoa Kỳ] muốn biết tất cả những gì chúng ta đang làm”. Page từng là cố vấn cho Phó Giám đốc FBI Andrew McCabe.
Hoạt động do thám này cũng có dính líu với chiến dịch tranh cử của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton.
FBI và DOJ đều dựa vào tập hồ sơ chưa xác định hay còn gọi là hồ sơ Trump được người của Hillary Clinton và Đảng Dân chủ chi trả, nhằm có được giấy phép FISA (giấy phép của tòa án theo Đạo luật Do thám Tình báo Nước ngoài) nhờ đó mà được quyền theo dõi Carter Page, cố vấn trong chiến dịch tranh cử của ông Trump.
- Mệnh lệnh an ninh quốc gia
Cơ quan FBI trong thời gian Giám đốc James Comey và Phó Giám đốc McCabe làm lãnh đạo, đã sử dụng các công cụ phản gián được gọi là mệnh lệnh an ninh quốc gia để do thám chiến dịch của ông Trump.
Marc Ruskin, một cựu binh làm việc hơn 27 năm cho FBI, nói với Epoch Times rằng, FBI có các quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng các phương thức điều tra như điều tra an ninh quốc gia, tội phạm và khủng bố. Việc triển khai một cuộc điều tra phản gián nước ngoài (FCI) phù hợp với quy định an ninh quốc gia, sẽ có mức yêu cầu về nguyên nhân chính đáng thấp hơn so với một cuộc điều tra tội phạm.
Nhờ việc sử dụng FCI để điều tra chiến dịch của ông Trump, FBI có thể thu thập thông tin tình báo – không nhất thiết thu được bằng chứng – bởi không thể thu thập bằng chứng như cách điều tra tội phạm, vì thiếu nguyên nhân chính đáng.
Tuy nhiên, FBI có lẽ đã sử dụng các công cụ FCI – có thể là bất hợp pháp – để khởi động một cuộc điều tra tội phạm tiếp sau đó.
Comey tuyên bố hùng hồn trước Quốc hội vào tháng 6/2017 rằng mục tiêu cuộc điều tra không nhắm vào ông Trump, dù là do thám chiến dịch của ông này.
Tương tự, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Rod Rosenstein, người giám sát cuộc điều tra và nhận được cố vấn đặc biệt từ Robert Mueller, cho biết vào tháng 4 rằng ông Trump không phải là mục tiêu mà Mueller điều tra.
- Giấy phép FISA
FBI và DOJ đã có được giấy phép FISA từ đó có thể do thám Carter Page, cố vấn đối ngoại cho chiến dịch tranh cử của Trump, vào ngày 21/10/2016. Với nguyên tắc “two-hop” (hai bước nhảy), giấy phép FISA có thể được dùng vào việc do thám bất kì ai liên hệ trực tiếp với Page và người đã liên hệ với người đó; nghĩa là người liên hệ trực tiếp với Page sẽ bị do thám, đây là bước nhảy một; bước nhảy hai nhắm đến những người liên hệ với các viên chức trong chiến dịch.
Điều này có nghĩa là cho dù Carter Page chưa bao giờ nói chuyện với ông Trump, như đã nói trong cuộc phỏng vấn trên ABC News vào ngày 6/2, thì ông Trump vẫn có thể bị theo dõi, bởi vì Page đã liên hệ với thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông.
Bởi vì Page là công dân Mỹ, nên các thủ thục cần có sự xác nhận của giám đốc và phó giám đốc FBI. James Comey đã ký vào ba đơn xin trát FISA, trong đó có đơn gia hạn, và Phó Giám đốc Andrew McCabe ký vào một đơn. Về phía Bộ Tư pháp có Quyền Tổng chưởng lý Sally Yates, Quyền phó Tổng Chưởng lý Dana Bente và Thứ trưởng Rod Rosentein ký vào một đơn.
Giấy phép FISA là một trong những cách tốt nhất để xâm phạm và theo dõi một cá nhân. Nó bao gồm quyền truy cập vào dữ liệu được thu thập theo Mục 702 của Đạo luật Giám sát Tình báo nước ngoài.
Dữ liệu này bao gồm tất cả các thông tin kỹ thuật số như lịch sử duyệt web, cuộc trò chuyện qua điện thoại, email, nhật ký trò chuyện, hình ảnh cá nhân và vị trí GPS.
Bản thân FBI có quyền truy cập dữ liệu được thu thập bởi NSA. Một báo cáo giải mật từ Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài (FISC) được công bố vào tháng 4/2017 đã cho thấy rất nhiều vi phạm của FBI trong việc xử lý dữ liệu này.
Các vi phạm này bao gồm việc FBI cung cấp quyền truy cập dữ liệu FISA chưa qua xử lý cho các nhà thầu tư nhân, điều này vi phạm chính sách bảo vệ dữ liệu. Các nhà thầu này bị phát hiện đã duy trì quyền truy cập vào các dữ liệu nhạy cảm, bao gồm các thông tin liên lạc của quốc gia.
FBI cũng cung cấp dữ liệu theo mục 702 cho một thực thể cá nhân mà mình không có đủ thẩm quyền quyết định. Theo FISC, FBI cũng không giám sát hoặc bảo quản các dữ liệu mà họ được sử dụng. Không rõ tổ chức tư nhân mà FBI đã cung cấp thông tin là tổ chức nào.
Hiện chưa rõ liệu các thông tin liên lạc của Trump và chiến dịch của ông đã được cung cấp cho các đối tượng đó chưa.
Ngoài các sai phạm về dữ liệu được thu thập theo Mục 702 của FBI, báo cáo mật của FISC cho thấy nhiều vi phạm của chính quyền Obama liên quan đến các thủ tục nhằm bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân của người Mỹ. Điển hình như việc NSA có 85% tỷ lệ không hài lòng về các nguyên tắc được dùng để khai tác thông tin công dân Mỹ.
- Xác minh danh tính
Trong các báo cáo tình báo cho thấy quan chức hàng đầu của Obama đã thực hiện hàng trăm yêu cầu đòi hỏi NSA xác minh danh tính các thành viên thuộc chiến dịch Trump.
Yêu cầu xác minh là hành động gửi yêu cầu đến một cơ quan tình báo, trong trường hợp này là NSA, để xác minh thân phận của một công dân Mỹ, theo mặc định là được bảo mật nhằm bảo vệ danh tính.
Cố vấn an ninh quốc gia của ông Obama là Susan Rice, Đại sứ Liên Hiệp Quốc Samantha Power và Giám đốc CIA John Brennan được cơ quan tình báo Nhà Trắng xác định là những người đã đệ trình các yêu cầu như vậy.
Vào tháng 10/2017, Power đã khai với Ủy ban Giám sát Nhà nước rằng mặc dù các yêu cầu đã được đưa ra với danh tính của bà, nhưng thực ra chúng đã được thực hiện bởi một quan chức giấu tên khác.
Các thông tin liên lạc thu được từ Rice và Brennan có thể đã được cung cấp cho Obama trong các cuộc họp báo tình báo hàng ngày.
- Người cung cấp tin mật
FBI đã cài người vào chiến dịch của ông Trump.
Stefan Halper, giáo sư đại học Cambridge có quan hệ với CIA và cơ quan tình báo Anh MI6, đã liên hệ với Carter Page; George Papadopoulos, cố vấn chính sách đối ngoại và Sam Clovis, một viên chức cấp cao trong chiến dịch của Trump.
Từ năm 2012 đến năm 2017, Halper đã nhận được hơn 1 triệu USD từ Bộ Quốc phòng.
Trong cùng thời gian mà Halper liên lạc với Papadopoulos, vào tháng 9/2016, Văn phòng Đánh giá Tổng quát thực tế — một cơ quan chiến lược dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng, đã gia hạn hợp đồng của Halper lên gần 412.000 USD. Hồ sơ của chính phủ ghi nhận phận sự của Halper là “đặc trách nghiên cứu /phân tích – chính sách an ninh quốc gia”.
Theo các phương tiện truyền thông, Halper đã gặp Carter Page vào đầu tháng 7/2016, cùng tháng FBI mở cuộc điều tra phản gián nhắm vào chiến dịch của ông Trump.
Vào ngày 20/5/2018, ông Trump đã ra lệnh cho Bộ trưởng Tư Pháp điều tra các hoạt động của người cung cấp tin mật cho FBI.
“Nếu có ai xâm nhập hoặc theo dõi các thành viên trong một chiến dịch tranh cử tổng thống vì mục đích không phù hợp, chúng ta cần phải biết rõ và có hành động thích hợp”, Thứ trưởng Tư Pháp Rod Rosenstein nói trong một tuyên bố.
Bộ trưởng Tư Pháp Michael Horowitz đã mở rộng phạm vi điều tra về việc FBI sử dụng lệnh FISA để theo dõi chiến dịch của ông Trump.
- Tình báo nước ngoài
Tờ Guardian đưa tin, cơ quan tình báo Anh GCHQ đã cung cấp người cho CIA, cả hai điều là thành viên của liên minh tình báo “Five Eyes” (bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Úc và New Zealand) để cung cấp thông tin về chiến dịch ứng cử của ông Trump vào đầu năm 2015.
Theo công bố, vào mùa hè năm 2016 người đứng đầu GCHQ là Robert Hannigan đã cung cấp cho Giám đốc CIA John Brennan những thông tin nhạy cảm về chiến dịch của Trump
Brennan sau đó chuẩn bị một bản tường trình cho Obama cùng ba trợ lý cấp cao của ông và cả 8 nghị sỹ đứng đầu Quốc Hội.
Các thông tin mà Hannigan đã cung cấp cho Brennan rất bất thường, bởi vì Ủy ban Tình báo đã không phát hiện ra chứng cứ tình báo chính thức nào của Five Eyes tồn tại.
“Chúng tôi không hỗ trợ theo dõi công dân của nhau, mọi việc đang tiến triển tốt và sẽ tiếp tục như thế. Sở dĩ chúng tôi biết mọi thứ đang hoạt động tốt là vì không có báo cáo tình báo nào truyền qua kênh Five Eyes đến chính phủ của chúng tôi”, Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Devin Nunes đã nói trong chương trình Buổi sáng với Maria vào Chủ nhật (22/4).
Liên minh Five Eyes sử dụng các nguyên tắc nghiêm ngặt để đảm bảo rằng các cơ quan tình báo tham gia tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Úc và New Zealand không theo dõi công dân của nhau. Ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ sử thông tin tình báo thu được bởi Five Eyes phục vụ cho thông tin liên lạc của người Mỹ – nhưng chính phủ không được phép theo dõi mà không có biên bản bảo đảm.
Tuy nhiên, Hannigan và Brennan dường như đã có được quyền theo dõi bằng cách không chính thức nào đó, điều đó giải thích tại sao không có bất cứ chứng cứ tình báo chính thức nào của Five Eyes tồn tại.
Thực tế là không có thông tin tình báo chính thức nào tồn tại nào được sử dụng để cho phép mở cuộc điều tra về cáo buộc thông đồng giữa Trump và Nga trong chiến dịch tranh cử.
Hannigan đã bất ngờ thông báo từ chức sau khi Trump nhậm chức tổng thống được 3 ngày.
>>> Email rò rỉ tiết lộ nhà Clinton thông đồng với người Nga?
>>> Email rò rỉ cho thấy âm mưu tẩy não công chúng của chính quyền Obama
Bảo Long, theo Epoch Times