Vì sao Hoàng đế thời xưa thường tự xưng là “quả nhân”?

27/01/22, 08:00 Cổ Học Tinh Hoa

Ngày nay khi nói đến vua chúa thời xưa, một số người thường cho rằng họ thuộc “tầng lớp thống trị”, dựa vào quyền lực tuyệt đối để khiến người dân cung phụng, kính sợ. Tuy nhiên, nếu nhìn lại cách xưng hô của các vị Hoàng đế thời đó, lại thấy một điều hoàn toàn khác.

Vì sao Hoàng đế thời xưa thường tự xưng là “quả nhân”? (Ảnh qua new.qq.com)

“Quả nhân” là gì?

Một trong những cách xưng hô thường thấy của Hoàng đế thời xưa là “quả nhân” (寡人). 

Xét về nghĩa bề mặt, “quả” (寡) ở đây là ít ỏi, lẻ loi. Còn “nhân” (人) ngụ ý là nhân nghĩa, nhân đức. Từ “quả nhân” thời cổ còn có ý nghĩa là “quả đức chi nhân”, ý chỉ “người ít đức”. 

Do đó “quả nhân” là cách xưng hô khiêm tốn của các vị vua, tự cho mình là người ít đức, hay về phương diện tu đức vẫn làm chưa tốt.

Người xưa nhấn mạnh “Dĩ đức trị quốc”, “Quân quyền Thần thụ”, nghĩa là quyền lực của quân vương là do Trời ban cho. Hoàng đế mang sứ mệnh trọng đại là thay mặt Thiên thượng cai quản nhân gian, dùng “đức” để dẫn dắt dân chúng tuân theo Thiên đạo, tạo phúc cho dân.

Do đó Trời sẽ chỉ ban thiên hạ cho những người có đức lớn. Và nếu các bậc quân vương mất đức, sa đọa, thì sẽ bị Thiên thượng trừng phạt. Vì vậy mà quốc vương, hoàng tử hay các vị vua thời xưa thường chú trọng tu tâm dưỡng đức và khiêm tốn gọi mình là “QUẢ NHÂN”.

Như trong “Tả Truyện” có chép về chuyện Tống Mục Công quyết nhường ngôi cho cháu thay vì cho con trai như sau:

Năm 720 TCN khi Tống Mục Công ốm nặng, ông cho truyền Đại Tư Mã Khổng Phụ Gia, nói muốn lập con trai của Tuyên công là Dữ Di lên nối ngôi, trong khi các quần thần lại muốn lập công tử Phùng, con của Tống Mục Công lên làm vua.

Lúc đó Tống Mục Công nói: “Hãy phò tá phụng sự Dữ Di lấy xã tắc làm trọng, như vậy dù quả nhân có chết cũng không hối hận”. Ông còn bắt con trai là công tử Phùng sang nước Trịnh làm con tin, nhường ngôi cho cháu để báo ơn anh đã nhường ngôi cho mình, mặc cho nhiều ý kiến phản đối.

Quân vương nhân đức được Thiên thượng ban thưởng

Trong cuốn “Tân tự tạp sự tứ” của Lưu Hướng có chép một câu chuyện khác như sau: Vào thời Xuân Thu, khi Tống Cảnh Công làm vua nước Tống, xuất hiện tinh tượng Huỳnh hoặc trấn sao Tâm. Tống Cảnh Công kính sợ Thiên thượng, trong lòng lo âu, gọi Tử Vi đến hỏi: “Huỳnh hoặc trấn sao Tâm là đại biểu cho điều gì?”

Tử Vi nói: “Huỳnh hoặc là đại biểu cho sự trách phạt của thiên thượng. Tai họa sẽ giáng vào thân của quân vương nước Tống. Mặc dù vậy, cũng có thể chuyển Huỳnh hoặc vào thân của tể tướng”.

Tống Cảnh Công đáp: “Tể tướng là nhân tài trị quốc, chuyển vào thân của ông ấy thì ông ấy sẽ chết. Không được. Quả nhân sẽ tự mình gánh chịu”.

Tử Vi nói: “Hoặc cũng có thể chuyển vào thân của bách tính”.

Tống Cảnh Công nói: “Bách tính chết đi thì ta làm quốc vương còn có ý nghĩa gì? Ta nguyện một mình ta chết cũng được”.

Tử Vi nói: “Vậy có thể chuyển sang kết quả thu hoạch lương thực năm sau”.

Tống Cảnh Công đáp: “Kết quả thu hoạch năm sau nếu không tốt thì dân chúng sẽ chết đói. Vì lợi ích của quân vương mà giết dân chúng của mình thì quá tùy tiện, ai còn xem ta là quân chủ nữa? Mệnh của quả nhân đã đi đến cùng rồi, khanh không cần nói nữa”.

Tử Vi quỳ xuống nói: “Vi thần to gan xin chúc mừng đại vương. Thiên thượng ở trên cao nhất định có thể nghe thấy lời của ngài. Đại vương 3 lần nói lời nhân từ, Thiên thượng nhất định sẽ thưởng cho ngài 3 lần. Đêm nay nhất định tinh tượng sẽ biến đổi 3 lần, thọ mệnh của đại vương sẽ kéo dài thêm 21 năm”.

Đêm hôm đó, tinh tượng quả nhiên dịch chuyển 3 lần đúng như Tử Vi nói.

Tinh tượng là đại biểu cho sự biến hóa của Thiên thượng, đối ứng với phúc họa của thế nhân, cũng là để cảnh báo con người. Tống Cảnh Công thuận theo Thiên mệnh, đứng trước đại nạn mất mạng mà vẫn giữ lòng nhân nghĩa, nghĩ cho bá tánh muôn dân. Tấm lòng nhân đức này quả là hợp với Thiên đạo nên đã được Trời cao ban phúc, kéo dài dương thọ.

Tống Cảnh Công làm vua 61 năm, trị vì dân chúng một cách nhân từ, độ lượng. Ông vô cùng kính trọng các bậc thánh hiền, trọng Đức, tuân Lễ, nhờ vậy mà trăm họ được an cư lạc nghiệp, thiên hạ thái bình.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới