Vì sao các phi tần thời xưa khi mai táng đều được bịt lỗ hậu môn?

27/10/20, 14:37 Cổ Học Tinh Hoa

Vào thời xưa, các vương hậu đều rất chú trọng đến chuyện mai táng, thậm chí cả dân thường cũng tùy theo hoàn cảnh gia đình mà làm theo. Cụ thể, sau khi chôn cất, các phi tần sẽ ngậm lưỡi và dùng ngọc để bít hậu môn. Liệu điều này có phải mê tín? Kỳ thực cách làm này rất khoa học, thể hiện trí tuệ rộng lớn của người xưa.

Hài cốt của Tân Truy phu nhân (Ảnh: Flazaza / Wiki, CC BY-SA 4.0; Huangdan2060)

Có câu nói: “Người sống không biết chuyện sau khi chết, không biết sau khi tử vong sẽ phát sinh chuyện gì, vì vậy dù là hoàng đế hay quý tộc đều muốn giữ của cải ở đời trước lại, nên đã xuất hiện một loại hình thức như thế này, dùng vật có thể bảo tồn linh hồn là ngọc bích, chặn tất cả 9 khiếu (hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, miệng, lỗ sinh thực khí và hậu môn) của người ta lại. Bằng cách này, sẽ có thể lưu lại ba hồn sáu phách của người ta trong thân thể, họ sẽ không chết hoặc luân hồi theo những phương thức khác”.

Theo các truyền thuyết có liên quan, khi chọn ngọc người xưa đều nghiên cứu rất kĩ, cũng như việc ngậm lưỡi vậy, người xưa cho rằng, sau khi chết con người sẽ xuống cõi âm, vai trò của ngậm lưỡi chính là ngăn họ nói những điều vô nghĩa, tránh không gây rắc rối, nếu gặp phiền phức, còn có thể sử dụng ngọc như một tài sản để giải quyết các mối quan hệ. Nhưng trên thực tế, tác dụng của nó là chống phân hủy. 

Lễ tang của Từ Hy thái hậu (Ảnh qua SOH)

Những người dân thường cũng bắt chước theo cách này mà thực hiện, họ sẽ đặt một đồng xu vào hậu môn, cũng có thể đạt được sự an ủi cho người đã khuất.

Vậy phương pháp này có phải là mê tín? 

Thực tế, phương pháp này có cơ sở khoa học nhất định. Sau khi một người chết, dù được đặt trong một môi trường hoàn toàn kín thì cũng không có gì đảm bảo 100% rằng, cơ thể sẽ không bị thối rữa. Nước trong cơ thể sẽ tích tụ lại, rồi chảy ra ngoài theo các khiếu huyệt, từ đó sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn và đẩy nhanh quá trình phân hủy của cơ thể. 

Do đó, nếu các khiếu huyệt bị phong tỏa, thì tốc độ phân hủy của cơ thể sẽ chậm lại, người chết có thể giữ được vẻ ngoài ở một mức độ nhất định.

Thời xưa, người ta thường ngâm thi thể vào trong thủy ngân chu sa. Tương truyền rằng, thủy ngân sẽ nhanh chóng ngưng tụ khi gặp ngọc bích, sẽ không chảy vào cơ thể sau khi chôn cất. Vì thế, người xưa dùng ngọc bích để bịt 9 khiếu lại, tác dụng chủ yếu nhất của nó chính là như “tấm màng ngăn cách”.

Cũng như trong cuộc sống đời thường, chúng ta đều biết, những vật dụng tiếp xúc với không khí lâu ngày sẽ nhanh chóng mục nát, vì vậy khi chôn cất thi thể, người ta không chỉ đậy nắp quan tài mà còn bịt kín những kẽ hở của quan tài bằng những thứ có thể cản khí như nhựa thông v.v. nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của thi thể.

Chúc Di

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"