Cuộc đời nữ cao nhân đoán mệnh như Thần (P.4): Nhìn tướng chọn phi tần

22/03/16, 21:34 Cổ Học Tinh Hoa

Đoán biết trước sự diệt vong của nhà Tần, tận tâm sức trợ giúp Lưu Bang bình trị thiên hạ. Bà chính là Hứa Phụ – nữ cao nhân về tướng thuật, nhân vật có thật trong lịch sử. Tất cả lời tiên đoán của bà đều đúng một cách thần kỳ.

Cuộc đời nữ cao nhân đoán mệnh như Thần (P.4): Nhìn tướng chọn phi tần - H1

Tiếp theo phần 3: Thử tài xem tướng kén lang quân

Hứa Phụ chỉ vào một cô gái không trúng tuyển nói: “Người này sẽ sinh thiên tử”

Mỹ nữ các nơi đua nhau kéo về Hàm Dương để tham dự cuộc tuyển tú. Trước ngày tuyển tú diễn ra, Lữ Hậu tìm đến Hứa Phụ và Bùi Việt, ngụ ý là muốn họ giơ cao đánh khẽ chiếu cố với mỹ nữ nhà họ Lữ và mỹ nữ là con cháu của các đại thần trong phe cánh của bà ta. Lữ Hậu sở dĩ để ý đến Bùi Việt là vì, sau cuộc tỷ thí với Lữ Phục, Bùi Việt rất được Hán Cao Tổ coi trọng, phong làm đại thầy tướng cai quản việc bói toán, và vì Bùi Việt là chồng của Hứa Phụ và được bổ sung vào nhóm thầy tướng trọng đợt thi tuyển này, nên nhất định sẽ đồng quan điểm với vợ mình.

Lữ Hậu ra sức lôi kéo khiến vợ chồng Hứa Phụ cảm thấy rất bất an. Hai vợ chồng họ biết rõ dụng tâm của Lữ Hậu, nhưng nếu theo thì cô phụ long ân của Thánh Thượng, nếu không theo, sau này e rằng khó sống. Vì thế, hai vợ chồng vắt óc suy nghĩ thượng sách, cuối cùng quyết định để Bùi Việt lấy cớ phụ thân bệnh nặng làm lý do xin nghỉ quay về núi để chăm sóc cha. Họ biết rất rõ rằng, Lữ Hậu là người nham hiểm cay nghiệt, ngộ nhỡ Cao Tổ băng hà, quyền lực rơi vào trong tay Lữ Hậu, nếu không tính đường lui, thì nhất định sẽ gặp tai họa.

Bùi Việt lo Hứa Phụ một mình khó có thể ứng phó với tình thế phức tạp này, nên cảm thấy ái ngại. Hứa Phụ nói rằng: “Thiếp mặc dù ít tuổi, nhưng được hoàng thượng tin dùng, cũng có thâm giao với nhiều quan ở trong triều, chỉ cần Cao Tổ còn sống, thì cũng không có vấn đề gì lớn”. Bùi Việt nghe vợ nói như vậy mới cảm thấy yên lòng. Vì thế, bèn thượng tấu lên Lưu Bang cáo nghỉ.

Lưu Bang thấy ngôn từ của Bùi Việt khẩn thiết, là người hiếu thuận, nên cho phép nghỉ nửa năm. Sau khi Bùi Việt lên đường, Lưu Bang lại triệu kiến Hứa Phụ, dặn bảo rằng trong cuộc chọn tú nhất định phải công tâm tuyển chọn, không được vì bất cứ ai mà tuyển sai. Hứa Phụ sau khi nghe xong, liền hiểu Lưu Bang đã biết được dụng tâm của Lữ Hậu, bèn nói: “Xin bệ hạ yên tâm, Hứa Phụ nhất định theo ý chỉ của bệ hạ mà làm việc. Chỉ là, tham gia tuyển chọn có không ít quan chức và thầy tướng số, đến lúc đó e rằng khó tránh được bất đồng ý kiến…”.

Lưu Bang nói: “Không sao, ngươi sẽ là người quyết định cuối cùng!”.

Hứa Phụ lại nói: “Quan chức và thầy tướng số tuyển tú tuy rằng đều nói là trung thành với bệ hạ, nhưng vẫn khó tránh được có người cố ý sơ sót, như vậy chỉ sợ rằng những người có đủ điều kiện lại bị rớt ngay ở vòng đầu”.

Lưu Bang nghe xong, cảm thấy quả thật có vấn đề, nên hỏi: “Vậy theo ngươi nên làm thế nào cho phải?”.

Hứa Phụ nói: “Theo thần biết, tú nữ các nơi tiến cử tổng cộng hơn 750 người, chi bằng gọi tất cả vào hoàng cung, để bệ hạ tự mình chọn lựa”.

Lưu Bang nói: “Nhưng mà, trẫm cũng không biết về thuật xem tướng, chọn lựa thế nào đây?”.

Hứa Phụ nói: “Xem tướng đã có chúng thần. Chỉ cần bệ hạ vừa ý, thì đều có thể vào hậu cung hoặc làm phi tần hoặc làm nô tỳ. Sau khi bệ hạ chọn thì chúng thần sẽ tiếp tục xem tướng, người có khả năng làm phi thì sẽ là phi, quý nhân thì là quý nhân. Đương nhiên, cuối cùng quyết định vẫn là bệ hạ. Có bệ hạ bên cạnh, chúng thần có thêm dũng khí nói thẳng”.

Lưu Bang vừa nghe, liền chấp nhận, quyết định làm theo ý của Hứa Phụ.

Phương thức này thực chất là để đối phó với những tính toán của Lữ Hậu, khiến bà không thể tiếp tục sắp đặt thêm nữa, nên Lữ Hậu cảm thấy vô cùng lo lắng. Bà ta nghĩ rằng, nếu Hán Cao Tổ đích thân ra mặt, thì mấy đứa cháu gái và con cháu của đại thần trong phe cánh của bà e rằng sẽ rất khó trúng tuyển làm phi tần. Vì thế bà ta và những vị đại thần trong phe cánh của mình đã viết tấu trình lên Hán Cao Tổ, khuyên ông không nên đích thân tuyển chọn, như thế sẽ làm mất uy nghiêm của Thánh Thượng, việc tuyển phi cứ để cho hậu cung lo liệu.

Sau khi xem kỹ lưỡng sớ tấu, Lưu Bang cũng thấy phân vân, nên lại tìm đến Hứa Phụ để hỏi ý kiến của cô, nói: “Ngươi xem trẫm nên làm như thế nào?”.

Hứa Phụ nói: “Tuyển tú này ngoài việc tuyển thêm cung nữ nô tỳ cho hậu cung, thì mục đích chủ yếu vẫn là để bệ hạ lựa chọn phi tần, nói thô một chút, thì chính là việc bệ hạ chọn ái nhân. Điều này có quan hệ đến đại sự, thế thì sao lại không tự mình lựa chọn? Chính các bậc đại nhân thượng tấu trình, đều là ba thê bốn thiếp, người nào mà không tự mình chọn lựa chứ? Bệ hạ là bậc quốc tôn, sao lại không thể làm theo chủ kiến của mình?”.

Lưu Bang sau khi nghe xong thấy có lý, liền quyết định bác bỏ tấu chương này. Đồng thời chính thức thông báo việc mình sẽ đích thân tuyển chọn.

Ngày hôm đó, hơn 700 mỹ nữ đều tập trung trước sân cửa điện. Đây là thời điểm tháng 3 của mùa xuân, sân bốn phía hoa đào nở rộ, gió nhẹ hiu hiu. Người đẹp xếp thành hàng dài, phục sức rực rỡ năm màu, tranh nhau khoe sắc. Khi thái giám đang cầm bản danh sách chuẩn bị tới điểm danh, thì bỗng nhiên có tiếng hô to: “Hoàng thượng giá lâm”.

Cuộc đời nữ cao nhân đoán mệnh như Thần (P.4): Nhìn tướng chọn phi tần - H2

Các thái giám, quan chức và mỹ nữ nhanh chóng quỳ xuống đất. Cao Tổ Lưu Bang cùng các vị đại thần và nhóm thầy tướng bước tới. Lưu Bang đầu đội mũ Thông Thiên, thân mặc chiếc áo bào màu đỏ thẫm, rất vui vẻ hứng khởi, lớn tiếng nói: “Bình thân!”.

Đám đông đồng thanh “Ngô Hoàng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế”, rồi đứng dậy. Trên người mỗi mỹ nữ đều có một cái thẻ bài nhỏ ghi số báo danh, hoàng thượng chọn ai, thì chỉ cần lấy thẻ bài của người đó đưa cho thái giám ghi tên vào sổ.

Lưu Bang tuy rằng đã ngoài 50 tuổi, nhưng đây là lần đầu tiên nhìn thấy có nhiều mỹ nữ đến như vậy, thấy ai cũng đẹp, không biết chọn lựa thế nào, chỉ tiếc là không thể chọn hết.

Tiêu Hà thấy Lưu Bang có vẻ bối rối, liền lại gần nói: “Bệ hạ, hay là trước tiên xem qua một lượt rồi sau đó quyết định!”.

Lưu Bang cảm thấy có lý, liền đi một lượt qua dãy mỹ nữ nhìn từng người một, thấy rằng rất nhiều người có thể trúng tuyển, nhưng cuối cùng chỉ chọn 100 người vào vòng 2. Những người không được chọn khóc nức nở. Lưu Bang nghe tiếng khóc, nói với viên thái giám chủ quản: “Ngươi hãy dẫn họ tới hậu cung trước, nói rằng họ sau này còn có cơ hội”.

Khi đám thái giám dẫn theo đoàn mỹ nữ không trúng tuyển đi qua trước mặt Lưu Bang và đám đông đại thần cùng đại thầy tướng thì Hứa Phụ đột nhiên bước ra phía trước, cúi chào một tú nữ tuổi chừng 15, 16, kéo cô ra khỏi hàng, và nói với Lưu Bang: “Người này sẽ sinh thiên tử”.

Hứa Phụ nói xong, Lưu Bang và các vị đại thần, ai cũng không khỏi sửng sốt ngạc nhiên.

Lưu Bang liền tỉ mỉ quan sát nàng này, thấy lông mày như tằm nằm, mắt như minh châu, môi đỏ răng trắng, kiều diễm động lòng người. Cô gái này có thần thái tự nhiên, tươi tắn, khi ở gần cảm thấy rất thoải mái. Lưu Bang thấy thật sự kinh ngạc, “mỹ nữ đoan trang kiều diễm như thế, vì sao hai lần đều không lọt vào cặp mắt của mình?”. Lưu Bang nghĩ, nếu không có tuệ nhãn của Hứa Phụ, thì đã bỏ sót mất nàng này rồi.

Câu nói “Người này sẽ sinh thiên tử” của  Hứa Phụ chẳng những khiến chư vị đại thần kinh ngạc, cũng làm cho Lưu Bang cảm thấy rất vô lý. Tuy rằng Lưu Bang chưa lập thái tử, nhưng ai cũng biết con trai của ông với Lữ Hậu năm nay đã 20 tuổi, không cần nói cũng biết, tương lai chắc chắn sẽ làm thiên tử, nay Hứa Phụ lại nói cô gái này “sinh thiên tử”, chẳng phải là quá khó tin hay sao?

Lưu Bang mặc dù có chút không vui, nhưng biết rõ nhân tướng thuật của Hứa Phụ rất thần diệu, nếu cô dám nói như thế, chắc chắn có căn cứ. Hơn nữa ông cũng không tiện ngay trước mặt đám đông đại thần mà truy hỏi ngọn ngành. Lưu Bang hỏi họ và tên của mỹ nữ vừa được Hứa Phụ chọn, biết được cô họ Bạc, tên Vũ Tô Hậu, lại nhìn trên quần áo có thẻ bài ghi số 68, rồi lệnh cho thái giám ghi tên cô vào danh sách trúng tuyển.

Sau đó, Lưu Bang cho triệu Hứa Phụ vào cung, hỏi: “Sao ngươi nói Bạc thị nữ sinh thiên tử?”.

Hứa Phụ nói: “Cô ấy chẳng những tướng mạo cao quý, mà còn là người có đức hạnh. Hình giả, nhân chi tài dã; đức giả, nhân chi chí dã. Cô gái này chậm rãi, dịu dàng, ôn hòa, điềm tĩnh, lòng khoan dung dạt dào như biển cả, giọng nói êm dịu như gió xuân. Là người cương trực, thanh khiết không gì có thể lay chuyển, quả thực là tính khí của một quý nhân. Có trung có đức có hiếu, nên không phải là dương thưởng, mà là nguyệt báo, không tại thân, mà ở tôn tử. Ký sự do quân, báo tại tử tôn, kỳ tử chẳng phải thiên tử là gì?”.

Lưu Bang lại hỏi: “Lời nói này của ngươi, có phải ý là sẽ có một cuộc tranh giành đế vị giữa những đứa con của trẫm?”.

Hứa Phụ nói: “Bệ hạ vạn tuế, đến năm thứ 16, tiếp quản xã tắc Đại Hán nhất định là nhi tử của nữ Bạc thị này, bệ hạ đừng lo lắng!”.

Lưu Bang sau khi nghe xong bèn quyết định chọn Bạc Vũ làm phi, ban cho danh hiệu Dung Đức phu nhân.

Xem tiếp phần cuối: Hoàn thành thiên mệnh, quy ẩn nơi núi rừng

Theo blog.sina.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này