Vì đâu các cô gái trẻ Hồng Kông lại bước lên tuyến đầu trong các cuộc biểu tình?

13/12/19, 15:46 Trung Quốc
Một người biểu tình Hông Kông bị bắt hôm 6/10.
Một người biểu tình Hông Kông bị bắt hôm 6/10. (Ảnh: BBC)

Phong trào phản đối dự luật dẫn độ đã kéo dài hơn 6 tháng, hình ảnh những cô gái đeo khẩu trang, mặc đồ đen xông pha lên tuyến đầu đối mặt với cảnh sát được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Họ là ai? Các cô gái sao lại trở thành phái “Dũng Vũ”?

Tại sao các cô gái trẻ Hồng Kông lại bị ép trở thành phái “Dũng Vũ"? (ảnh 1)
Trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ, rất nhiều cô gái ở Hồng Kông đã sẵn sàng bước lên tuyến đầu và đối mặt trực tiếp với cảnh sát. (Ảnh: Standnews)

Theo tờ AFP, cô gái tên Kris Vương (bí danh) chính là một trong những người đó. Cô không ngần ngại đồng hành với những người biểu tình đòi dân chủ đối đầu với cảnh sát, “Đây là cuộc đấu tranh của tất cả người dân Hồng Kông, không liên quan gì đến giới tính”, cô nói.

Đây là một cô gái 19 tuổi xuất thân từ một gia đình công nhân không quan tâm đến chính trị. Từ tháng 6 đến nay, cô không chút sợ hãi khi bước lên tuyến đầu trong các cuộc biểu tình.

Hành trình kéo dài 6 tháng của nữ sinh viên đại học trẻ tuổi đã nhấn mạnh vai trò của phụ nữ Hồng Kông trong phong trào phản kháng gần như là diễn ra hàng ngày này. Lúc tiếp nhận phỏng vấn, cô sử dụng bí danh.

Kể từ tháng 6, khoảng 5.900 phụ nữ đã bị cảnh sát giam giữ, chiếm 25% số người bị giam giữ, tỷ lệ phụ nữ được đưa đến bệnh viện để điều trị do bị thương cũng xấp xỉ 28%. Trong cuộc đối đầu khốc liệt với cảnh sát, nhiều người trong số họ là thành viên thuộc về phái “Dũng Vũ”, chính là những người biểu tình ở tuyến đầu, sẵn sàng chiến đấu với cảnh sát.

Trước khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ bùng nổ, Kris được mô tả là một người phụ nữ hướng nội, không bao giờ dám chủ động phát biểu trong lớp. Mặc dù cô đã gia nhập vào đội ngũ dân chủ từ rất sớm, nhưng cô luôn giữ khoảng cách với những người biểu tình ở tuyến đầu trong một khoảng thời gian dài, cô thích thiết kế tờ rơi, tham gia các hoạt động tổ chức biểu tình.

Một người biểu tình Hông Kông bị bắt hôm 6/10.
Một người biểu tình Hông Kông bị bắt hôm 6/10. (Ảnh: BBC)

Đến tháng 8 thì cô đã trở nên mạnh mẽ hơn. Khi chính quyền Bắc Kinh và Hồng Kông từ chối đưa ra bất kỳ sự nhượng bộ nào đối với người biểu tình, còn cảnh sát lại tăng cường trấn áp, cô bất đắc dĩ phải để ý tới những hành vi rất bạo lực của cảnh sát.

“Đột nhiên tôi cảm thấy bản thân lại vô dụng đến vậy, tôi không thể cứu bất cứ ai, từ lúc đó, tôi bắt đầu luyện tập”, cô nói.

Vào giữa tháng 11, tại Đại học Bách khoa Hồng Kông, cô nằm trong số hơn 100 người cuối cùng ở lại trường ngoan cường chống cự, chống lại sự đàn áp điên cuồng của cảnh sát trong một thời gian dài.

Động cơ duy nhất để cô ngoan cường phản kháng như vậy là vì cô tin rằng Bắc Kinh đang từng bước xâm chiếm sự tự do mà người Hồng Kông đáng được hưởng. “Tình hình Hồng Kông gay go như vậy, nếu thế hệ chúng tôi không đứng lên đấu tranh, chúng tôi sẽ không có bất kì không gian nào cho tương lai và hành động”.

Trên các diễn đàn mà phe dân chủ sử dụng, trong đó có không ít chủ đề thảo luận về những người phụ nữ tham gia biểu tình. Liệu hành động của họ có giúp phá vỡ định kiến về phụ nữ hay không?

Nhiều người cảm thấy rằng hành động của họ giúp thay đổi hình ảnh truyền thống của “phụ nữ Hồng Kông”: “Đó là một nhóm người không quan tâm đến chính trị, phù phiếm, thỏa mãn thưởng thức những món ăn ngon và đăng ảnh du lịch nước ngoài lên Instagram”.

Tại sao các cô gái trẻ Hồng Kông lại bị ép trở thành phái “Dũng Vũ"? (ảnh 2)
Một nữ biểu tình bị cảnh sát kéo lôi đi trên mặt đất. (Ảnh: Getty Images)

Kris nói với các phóng viên rằng, trong cuộc biểu tình, cô nhận ra không có giới hạn nào cả. “Tôi không có cảm giác phụ nữ thì nên làm gì hay không nên làm gì”, cô không quan tâm đến những định kiến ​​trong xã hội.

Những thành kiến “yếu đuối” về phụ nữ đôi khi lại trở thành vũ khí lợi hại, Kris nói: “Tôi có cơ hội thay đổi vai trò của mình linh hoạt hơn, chẳng hạn như từ một người biểu tình ở tuyến đầu có thể lập tức trở thành một người qua đường bình thường, thực ra là đang thăm dò những chướng ngại vật do cảnh sát đặt ra”.

Thái Ngọc Bình, giáo sư xã hội học tại Đại học Trung văn, đã nghiên cứu sự tham gia của phụ nữ Hồng Kông trong các cuộc biểu tình. Bà chia sẻ: “Phong trào này không có người lãnh đạo, có tính chất phi tập trung, làm cho phụ nữ và tất cả mọi người có thể phát huy theo ý chí và năng lực của mình”. Nhưng bà không cho rằng phong trào phản đối dự luật dẫn độ sẽ khiến cho chủ nghĩa nữ quyền lớn mạnh ngay lập tức trong xã hội Hồng Kông bảo thủ.

Minh Huy (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!