Vận động viên 5 lần tham dự Olympic: Sức khỏe thay đổi kỳ diệu từ khi tu luyện Phật Pháp

08/08/21, 12:35 Cuộc sống

Mặc dù mới ở độ tuổi đôi mươi nhưng vận động viên Martins Rubenis đã cảm thấy cơ thể mình như người 45 tuổi, lưng bị tổn thương, các cơ bắp lúc nào cũng đau nhức. Nhưng may mắn đã đến khi anh biết tới môn tu luyện Pháp Luân Công của Phật gia, anh đã hồi phục nhanh chóng và giành được 2 huy chương Olympic.

Martins Rubenis. (Ảnh qua Alchetron/La.lv)

Martins Rubenis sinh năm 1978 tại Cộng hòa Latvia. Anh có niềm đam mê mãnh liệt với môn trượt băng nằm, môn thể thao được cho là nguy hiểm nhất Thế vận hội Mùa đông, anh đã bắt đầu học nó từ khi lên 9.

Ngôi sao thể thao và cái giá phải trả về sức khỏe

Sau 12 năm khổ luyện, đến năm 1990, Martins bắt đầu tham gia thi đấu và lần lượt giành chiến thắng tại nhiều giải đấu quốc tế. 

Anh đã tham gia tổng cộng 5 Thế vận hội Olympic Mùa đông và đạt vị trí thứ 3 trong Thế vận hội Torino năm 2006, giành huy chương Olympic đầu tiên cho Cộng hòa Latvia ở Thế vận hội Mùa đông. 

Trước khi trở thành huấn luyện viên đội tuyển Olympic Latvia, Martins là vận động viên trượt băng nằm nổi tiếng. (Ảnh: Alchetron)

Sau đó, Martins tiếp tục nhận được một huy chương đồng khác trong nội dung Tiếp sức Đồng đội tại Thế vận hội Olympic Mùa đông 2014 ở TP. Sochi (Nga)… 

Mặc dù đạt được nhiều danh hiệu cao quý nhưng việc tập luyện liên tục và cách sống của một vận động viên có thể đã gây ra những tổn hại lớn cho cơ thể của Martins. “Ở độ tuổi 20 mà tôi cảm thấy mình như đã 45 tuổi, vì lưng của tôi bị tổn thương, cơ bắp luôn đau nhức, tôi không thể làm tốt nhất trong môn thể thao của mình”, Martins chia sẻ.

Sức khỏe chuyển biến ngay lần đầu tập Pháp Luân Công

Thật may mắn là vào mùa xuân năm 2005, sức khỏe của Martins đã bắt đầu chuyển biến nhanh chóng sau khi anh bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công). Đây là một môn tu luyện thượng thừa của Phật Gia, hướng người tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Martins Rubenis tập Pháp Luân Công tại Thế vận hội Mùa đông Sochi 2014 (Ảnh: La.lv)

Anh kể lại rằng, chỉ sau lần đầu tiên tập thử, anh đã cảm thấy rất nhiều năng lượng đang lưu chuyển và phần lưng của mình thật sự được khai thông, nó kêu răng rắc và anh đổ mồ hôi như khi được huấn luyện cường độ cao. Khi ấy anh biết rằng có điều gì đó to lớn đã xảy ra. 

“Tôi không biết đó là gì, nhưng tôi cảm thấy rất tốt. Trong khoảng một tháng rưỡi, tất cả những đau đớn của tôi ở lưng và trên thân thể đã hoàn toàn biến mất”, Martins nhớ lại.

Martins cũng cho biết nhờ đọc sách và luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp mà anh đã hiểu ra mối liên hệ giữa cơ thể, tinh thần và tâm tính. “Là một vận động viên, tôi có thể đạt đến một mức độ nào đó [về thể chất]. Nhưng nếu tôi không đề cao tinh thần, tâm tính trong cuộc sống hàng ngày, thì cơ thể tôi sẽ không thể trở nên khỏe mạnh hơn”, anh cho biết.

Cộng hòa Latvia phát hành tem có in hình Martins Rubenis và các đồng đội. (Ảnh qua Pinterest)

Cho đi cũng chính là nhận lại

Martins kể rằng trước kia, anh có thể tự thiết kế xe trượt băng cho bản thân và giữ kín bí quyết của mình. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mọi thứ đã thay đổi. Anh hiểu rằng nếu bản thân có điều gì tốt thì cần chia sẻ cho người khác. 

“Tôi nhận ra và hiểu được là mình phải trở nên vị tha hơn, bớt ích kỷ hơn. Bạn càng mở lòng, càng cho đi những điều tốt đẹp, thì bạn càng nhận được những điều tốt đẹp”, anh nói và cho biết chính vì vậy mà anh quyết định chia sẻ với những người khác thiết kế của mình thay vì giấu diếm chúng. Khi anh chia sẻ với người khác, những tri thức mới và ý tưởng mới lại đến.

Trước khi theo tập Pháp Luân Công, Martins từng cho rằng tất cả những điều bản thân không thích trong cuộc sống, đều là rắc rối hay bất an. Nhưng bây giờ, anh thấy đấy lại là những cơ hội để tự nhìn nhận lại chính mình.

Martins Rubenis tập Pháp Luân Công tại Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ. (Ảnh cắt từ clip)

“Nếu tôi làm điều gì đó sai trái hoặc cảm thấy không đúng, tôi có thể hướng nội, rồi có thể tìm ra cách để cải thiện bản thân mình. Tôi sẽ dễ chịu hơn với những gì xảy ra đối với tôi, dù chúng không phải là điều gì dễ chịu cho lắm”, Martins nói.

Nhà kêu gọi nhân quyền

Sau thế vận hội Olympic mùa đông 2014, Martins quyết định nghỉ thi đấu và trở thành huấn luyện viên của Ủy ban Olympic Latvia. Anh thừa nhận rằng ban đầu cảm thấy rất khó thích ứng với cương vị mới này, thậm chí còn có suy nghĩ muốn trở lại làm vận động viên.

Tuy nhiên, thông qua việc học các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn của môn Pháp Luân Đại Pháp mà anh đã dần nhận ra bổn phận của mình nằm ở đâu.

Martins tập Pháp Luân Công ở San Francisco, Mỹ ngày 15/10/2014. (Ảnh qua The Epoch Times)

“Từ vị trí vận động viên chuyển sang làm huấn luyện viên, tôi nhận ra mình đang trở nên khiêm tốn và vị tha hơn, bởi nó không còn là vấn đề cá nhân, mà còn là vì những người khác, làm thế nào để giúp đỡ những người khác đạt được mục tiêu của mình. Dù tôi không còn thi đấu nữa nhưng trách nhiệm lúc này của tôi còn quan trọng hơn khi làm một vận động viên”, anh chia sẻ.

Không chỉ là một huấn luyện viên của đội tuyển Olympic, Martins còn là kỹ sư cơ khí phụ trách chế tạo các xe trượt băng mới cho các vận động viên. Anh cũng là một nhà hoạt động nhân quyền, yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt đàn áp học viên Pháp Luân Công.

Được biết, ĐCSTQ đã đàn áp Pháp Luân Công hơn 20 năm nay, nguyên nhân là do cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đố kỵ và lo sợ khi số người tập môn khí công ôn hòa này liên tục tăng lên và vượt quá số lượng Đảng viên của ĐCSTQ.

Xuân Hạ (Theo Nguyện Ước)

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Hạt giống

    Hạt giống