Carrie Lam là người của ĐCSTQ nằm trong “kế hoạch tuyệt mật” ở Hồng Kông?

19/10/19, 08:03 Trung Quốc
Vào thời điểm dư luận đang sôi sục, bà Lâm Trịnh tiếp tục tuyên bố ban hành "Lệnh cấm che mặt", thổi bùng hơn nữa sự phẫn uất của người dân.
Vào thời điểm dư luận đang sôi sục, bà Lâm Trịnh tiếp tục tuyên bố ban hành "Lệnh cấm che mặt", thổi bùng hơn nữa sự phẫn uất của người dân. (Ảnh: ABC)

Cảnh sát Hồng Kông ngày càng lạm dụng quyền lực để trấn áp người biểu tình, gây bất bình trong công chúng. Đồng thời, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) – “Mẹ của cảnh sát Hồng Kông”, đã nhận nhiều chỉ trích. Gần đây xuất hiện tin cho rằng bà Lâm Trịnh từng gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào 21 năm trước, và nằm trong “kế hoạch tuyệt mật” của ĐCSTQ.

Vào thời điểm dư luận đang sôi sục, bà Lâm Trịnh tiếp tục tuyên bố ban hành "Lệnh cấm che mặt", thổi bùng hơn nữa sự phẫn uất của người dân.
Vào thời điểm dư luận đang sôi sục, bà Lâm Trịnh tiếp tục tuyên bố ban hành “Lệnh cấm che mặt”, thổi bùng hơn nữa sự phẫn uất của người dân. (Ảnh: ABC)

Phong trào biểu tình ở Hồng Kông đã bước sang tháng thứ 5, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không những coi thường dân ý, cự tuyệt 4 yêu cầu còn lại của người biểu tình, mà còn cho phép cảnh sát Hồng Kông dùng bạo lực trấn áp người biểu tình. Vào thời điểm dư luận đang sôi sục, bà Lâm Trịnh tiếp tục tuyên bố ban hành “Lệnh cấm che mặt”, thổi bùng hơn nữa sự phẫn uất của người dân.

Trong những tuần gần đây, số người biểu tình bị thương đã tăng vọt, mức độ thương tích cũng ngày càng nghiêm trọng, do hành động bạo lực của cảnh sát ngày càng gia tăng không điểm dừng.

Bà Lâm Trịnh bị coi là người gây ra những tranh chấp kịch liệt và kéo dài giữa người dân Hồng Kông với chính phủ và cảnh sát Hồng Kông, đưa đến những bất ổn xã hội. Những người chỉ trích gọi bà là “Mẹ của cảnh sát Hồng Kông”.

Hôm 16/10, một tài khoản trên Twitter công bố tin cho biết, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không hề muốn vì Hồng Kông lập chiến tích mà chỉ muốn lập công với ĐCSTQ. Bởi bà Lâm Trịnh đã tham gia ĐCSTQ từ năm 1998.

Tài khoản “Breaking News” (tiếng trung) trên Twitter cho biết, một người từng quản lý hồ sơ mật của ĐCSTQ hiện đã ra nước ngoài sinh sống, tiết lộ rằng nhiều nhân vật chính trị và người nổi tiếng tại Hồng Kông, Đài Loan là đảng viên mật của chính quyền Trung Quốc.

Trong số đó, Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã gia nhập đảng năm 1998, được ĐCSTQ nâng đỡ trên con đường quan lộ, dùng tín ngưỡng Ki-tô giáo để che giấu thân phận.

Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã gia nhập đảng năm 1998, được ĐCSTQ nâng đỡ trên con đường quan lộ, dùng tín ngưỡng Ki-tô giáo để che giấu thân phận.
Tài khoản trên Twitter tiết lộ, Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã gia nhập đảng năm 1998, được ĐCSTQ nâng đỡ trên con đường quan lộ, dùng tín ngưỡng Ki-tô giáo để che giấu thân phận. (Ảnh: Twitter)

Ông Hà Quân Nghiêu, nghị viên thân Bắc Kinh, gia nhập đoàn năm 1974, và gia nhập đảng năm 1984. Ông này là vị quan chức mà người Hồng Kông căm ghét, thậm chí đã cho in hình chân dung rải trên đất lót đường đi. Bởi người dân tận mắt chứng kiến ông vỗ vai và bắt tay các thành viên Hội Tam Hoàng, ngay sau vụ hành hung bạo lực ngày 21/07 tại trạm tàu điện ngầm Yuen Long, theo RFI.

Hàn Quốc Du (Han Kuo-yu), chính trị gia từng tham gia cuộc tổng tuyển cử tổng thống Đài Loan, đã được người giới thiệu gia nhập ĐCSTQ năm 2002. Ông Thái Diễn Minh (Tsai Eng-meng), một doanh nhân có tiếng tại Đài Loan, đã gia nhập ĐCSTQ năm 1998, và được Trung Quốc ủng hộ mua lại truyền thông Đài Loan nhằm định hướng dư luận.

Tài khoản Twitter này cũng đăng bài vào hôm 11/10 công bố thân phận thật sự của bà Lâm Trịnh, đó là “kế hoạch tuyệt mật” của ĐCSTQ. Theo bài viết này, một người Hồng Kông có danh xưng là “kan-buguo-kan” tiết lộ Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã dùng tư cách tín đồ Cơ Đốc để che giấu thân phận đảng viên ĐCSTQ của mình. Tính đến nay, bà đã có hơn 20 năm tuổi đảng, không mong lập chiến tích cho Hồng Kông, chỉ mong lập công cho ĐCSTQ.

Trong khi đó, kế hoạch Hồng Đăng (Redlight Plan), mượn hình tượng đèn đỏ giao thông, bắt đầu từ những năm 1980. Việc triển khai kết quả đạt được trong đàm phán Trung – Anh sẽ do Ủy ban Chính trị và Pháp Luật và các cơ quan tổ chức liên quan khác thực thi, trực tiếp nghe theo sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, trong đó Trần Vân là người đầu tiên tiếp nhận vị trí và ra quyết định, cũng là người khởi xướng kế hoạch này.

Mục đích của kế hoạch là bù đắp cho cơ cấu tổ chức của ĐCSTQ ở hải ngoại trước kia, vốn rất khuyết thiếu lực lượng nhân sự cấp cao, nên khó có thể triển khai và điều động trực tiếp lực lượng chính quy địa phương. Cấp độ bảo mật của kế hoạch này là: TUYỆT MẬT. Kế hoạch nhấn mạnh tính trường kỳ (thời gian dài) và sự kiểm soát tuyệt đối, hỗ trợ “người được chọn” phát triển năng lực, nắm chắc thông tin tư liệu và khống chế các thành viên trong gia đình.

Người nặc danh này cũng tuyên bố anh ta là một trong những “người được chọn” tham gia kế hoạch Hồng Đăng. Thượng cấp sẽ trực tiếp liên hệ với những người được chọn, và những người này sẽ không biết nhau. Anh ta về sau đã được tiết lộ tư cách của Lâm Trịnh và nhận được lệnh toàn lực phối hợp với bà ta. Do đó, người này cũng suy đoán bà Lâm Trịnh biết rõ tất cả những “người được chọn” trong chính phủ Hồng Kông.

Tài khoản Facebook “Lịch sử thời không” từng công bố nhiều bức ảnh chụp của bà Lâm Trịnh, trong đó là một tấm chụp năm 1979 khi bà đến tìm hiểu trường đại học Thanh Hoa, đã chụp hình chung với một lãnh đạo ĐCSTQ. Một bức ảnh khác cho thấy thông tin bà Lâm Trịnh năm 1979 từng là Phó chủ tịch Hội sinh viên tham gia hoạt động giao lưu với sinh viên đại học Thanh Hoa.

Người đàn ông chụp hình chung với bà Lâm Trịnh khi đó là nguyên bí thư đảng ủy Đại học Thanh Hoa Viên Vĩnh Hi, cũng là người đã giao cho Lâm Trịnh từ Hồng Kông làm lãnh đạo của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Ông cũng đã gửi gắm quan chức quen biết để Lâm Trịnh lên làm Phó Chủ tịch hội sinh viên.

Tháng 5/2016, Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong một buổi phỏng vấn từng tiết lộ, vào những năm 80, trước khi tham gia vào chính phủ Hồng Kông, bà từng ở tuyến đầu trong các phong trào vận động xã hội, từng đảm nhiệm Phó chủ tịch Hội sinh viên trong hoạt động trao đổi sinh viên đầu tiên với đại học Thanh Hoa.

Open Magazine vào tháng 2/2017 từng đăng bài viết với tiêu đề “Tại sao Bắc Kinh lại nồng nhiệt quảng bá Lâm Trịnh?”, theo đó vạch trần thân phận đảng viên ngầm của bà ta. Trang tạp chí này hiện đã bị đình chỉ hoạt động.

Lâm Trịnh Nguyệt Nga từng lấy tư cách Phó chủ tịch hội sinh viên trong hoạt động giao lưu học tập với đại học Thanh Hoa.
Lâm Trịnh Nguyệt Nga từng lấy tư cách Phó chủ tịch hội sinh viên trong hoạt động giao lưu học tập với đại học Thanh Hoa. (Ảnh: Twitter)

Bài viết trên Open Magazine tiết lộ, Trương Đức Giang, Chủ tịch Quốc Hội kiêm Tổ trưởng Tiểu tổ Điều phối công tác Hồng Kông – Ma Cao, đã đích thân đến Thâm Quyến triệu tập thân tín, tuyên bố “Lâm Trịnh Nguyệt Nga là đặc viên duy nhất được trung ương ủng hộ”, “Ủng hộ Lâm Trịnh Nguyệt Nga là quyết định nhất trí của Cục Chính trị Trung Ương”.

Điều này đã hé lộ chi tiết cho thấy, những “người được chọn” phần đông là nhóm người mù quáng chạy theo lợi ích, chứ không được mấy người đáng tin cậy. Vậy thì tại sao Trương Đức Giang lại nóng vội đưa “xích thuần” (ứng viên đỏ thuần tính) ra trận, lại lấy tư cách cục chính trị, ra sức tán dương Lâm Trịnh?

Bài viết này phân tích, Trương Đức Giang phải báo cáo lên Chủ tịch Tập Cận Bình trong 5 năm qua, khi đó những đảng viên ngầm bố trí ở Hồng Kông phải thực hiện tốt ở mọi phương diện.

Thế nhưng Hồng Kông dưới sự quản lý không hiệu quả của Lương Chấn Anh, kinh tế suy yếu, tình thế hỗn loạn, nên chỉ cần đưa Lâm Trịnh lên thay để Lương Chấn Anh lùi vào hậu trường làm người chống lưng, thì kế hoạch đảng viên trá hàng có thể kéo dài, cũng khiến cho Tập Cận Bình tin tưởng vào kế sách của họ hơn.

Bài viết nói rõ, Lâm Trịnh chính là người do Lương Chấn Anh chỉ định nối nghiệp, kéo dài kế hoạch trá hàng tại Hồng Kông. Lâm Trịnh nói rằng “tình thế thay đổi quá nhanh, tôi cần phải cân nhắc lại tình thế của mình”, cuối cùng sự nóng vội và tình thế cấp bách đã khiến thân phận thật của bà Lâm Trịnh bại lộ.

Theo bài viết này, khi bà Lâm Trịnh đắc cử, Hồng Kông lại một lần nữa rơi vào cạm bẫy “hai chế độ dần dần bị quốc hữu hóa, hệ tư tưởng bị đại lục hóa, việc điều hành vành đai phía Tây Hồng Kông đã được hợp thức hóa, nhóm lãnh đạo Hồng Kông sớm đã bị ‘tả’ hóa”.

Ngày 26/3/2017, vòng tuyển cử đầu tiên ở Hồng Kông đã bị ĐCSTQ khống chế và đe dọa buộc phải ghi tên “Lâm Trịnh Nguyệt Nga” trong phiếu bầu. Trước mỗi cuộc bầu cử, Bắc Kinh nỗ lực ra hiệu ứng viên mà họ chọn bằng nhiều cách thức, như các cuộc điện thoại thường xuyên, các cuộc họp kín giữa các quan chức Trung Quốc thuộc Văn phòng Liên lạc hoặc Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Ma Cao, cũng như các bài viết đăng trên những tờ báo ở Hồng Kông do Bắc Kinh kiểm soát.

Từ những nỗ lực này, 1194 thành viên ủy ban bầu cử, 417 người không chịu khuất phục, Lâm Trịnh được 777 phiếu bầu.

Khải Hoàn (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng