Rút Luật dẫn độ: “Dân Hồng Kông chớ rơi vào bẫy của Bắc Kinh”

09/09/19, 23:49 Trung Quốc
Chủ tịch Đảng Công dân Hồng Kông Lương Gia Kiệt (Alan Leong Kah-kit) nghi ngờ việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga rút lại dự luật dẫn độ là có ‘có ý đồ xấu’. (Ảnh: Los Angeles Times)
Chủ tịch Đảng Công dân Hồng Kông Lương Gia Kiệt (Alan Leong Kah-kit) nghi ngờ việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga rút lại dự luật dẫn độ là có ‘có ý đồ xấu’. (Ảnh: Los Angeles Times)

Đầu tháng 9, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đột nhiên tuyên bố chính thức rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi suốt thời gian qua. Chủ tịch Đảng Công dân Lương Gia Kiệt mới đây lên tiếng nghi ngờ rằng đằng sau đó là âm mưu hại người.

Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga vào ngày 4/9 đã tuyên bố chính thức rút lại dự luật dẫn độ. Tuy nhiên, có nhà quan sát cho rằng đây có thể là cái bẫy nguy hiểm, tình hình chưa thể lạc quan. Cũng có quan điểm chỉ ra tình hình này khiến phần nào hé lộ cuộc chiến quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam trong cuộc họp báo ngày 5/9.
Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong cuộc họp báo ngày 5/9. (Ảnh: REUTERS)

Sáng ngày 5/9 bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã tổ chức họp báo, nhắc lại “bốn hành động lớn” của chính phủ, bao gồm: (1) Chính thức rút lại dự thảo luật dẫn độ; (2) Mời bà Dư Lê Thanh Bình và ông Lâm Định Quốc tham gia vào Hội đồng Khiếu nại Cảnh sát Độc lập (IPCC); (3) Đối thoại với người dân; (4) Mời các chuyên gia học giả tham gia nghiên cứu về những vấn đề sâu rộng trong xã hội.

Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng hành động này của bà Lâm là “quá muộn và quá ít”. Ba tháng qua đã có hàng ngàn người bị bắt, hơn 100 người bị truy tố, ít nhất có 70 người bị buộc tội bạo động, bao gồm công nhân công trường, nhân viên văn phòng, giáo sư, phi công, người bán hàng, học sinh 16 tuổi và y tá, nhân viên xã hội tình nguyện tại hiện trường. Tội bạo động có mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù giam.

Nhà văn Đài Loan: Đừng vội lạc quan vì có thể là cái bẫy

Về tuyên bố của Chính phủ Hồng Kông, nhà văn Thạch Minh Cẩn người Đài Loan luôn quan tâm đến phong trào phản đối Luật dẫn độ của Hồng Kông cho rằng tình hình không lạc quan.

Hôm 4/9, ông chia sẻ trên Facebook cá nhân khẳng định rằng động thái của bà Lâm là một cái bẫy rất lớn. Trong 5 yêu cầu chính chỉ đáp ứng một yêu cầu không có nghĩa là 1/5 thiện chí, rất có khả năng là ác gấp 5 lần. Tiếp theo có thể là đàn áp bằng vũ lực với mức độ kinh khủng hơn, do đó tạm thời chưa nên lạc quan về tình hình ở Hồng Kông.

Ông nhấn mạnh rằng, đối với ĐCSTQ thì những hành động tiếp theo của người dân Hồng Kông sẽ không còn xem là phản đối Dự luật dẫn độ, bởi vì điều này đã được đáp ứng, cho nên ĐCSTQ có thể xem những hành động phản kháng tiếp theo của người Hồng Kông là “đòi Hồng Kông độc lập” hoặc “lật đổ chính quyền”.

Ông Thạch Minh Cẩn nhấn mạnh “đây là cái bẫy mai phục”. Nếu tất cả người dân Hồng Kông chấp nhận, tương lai sẽ mãi trở thành những người dân phục tùng. Nếu một phần chấp nhận, một phần không chấp nhận, sẽ làm suy yếu sức mạnh. Nếu tất cả mọi người không chấp nhận, đó là cái cớ để ĐCSTQ đàn áp.

Lương Gia Kiệt: Đừng rơi vào cái bẫy của Lâm Trịnh Nguyệt Nga và ĐCSTQ

Chủ tịch Đảng Công dân Hồng Kông Lương Gia Kiệt (Alan Leong Kah-kit) nghi ngờ việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga rút lại dự luật dẫn độ là có ‘có ý đồ xấu’. (Ảnh: Los Angeles Times)
Chủ tịch Đảng Công dân Hồng Kông Lương Gia Kiệt (Alan Leong Kah-kit) nghi ngờ việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga rút lại dự luật dẫn độ là có ‘có ý đồ xấu’. (Ảnh: Los Angeles Times)

Chủ tịch Lương Gia Kiệt (Alan Leong Kah-kit) của Đảng Công dân cho rằng Lâm Trịnh Nguyệt Nga đột nhiên rút lại dự luật dẫn độ là có 3 nguyên nhân:

Thứ nhất, trước đó Reuters có được băng ghi âm cuộc nói chuyện kín giữa bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga và các doanh nhân, trong đó bà Lâm tiết lộ nếu có lựa chọn, bà đã sớm từ chức. Động thái này là đẩy ĐCSTQ lên phía trước, đối với ĐCSTQ mà nói là “đại nghịch bất đạo”: “Có thể là do ĐCSTQ gây áp lực cho bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, muốn bà ấy làm một số việc, biểu đạt thái độ với thế giới là Hồng Kông vẫn còn 2 chế độ, bà vẫn có quyền tự chủ”. Do đó bà Lâm mới lựa chọn việc dễ làm nhất, đó chính là rút lại dự luật. 

Thứ hai, Lương Gia Kiệt phân tích rằng bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga muốn phân hoá người biểu tình “hòa bình, lý tính, phi bạo lực” và người ủng hộ “hoà bình, lý tính, phi bạo lực”, bởi vì trong đó có thể có một số người cho rằng có thể chấp nhận việc rút lại dự luật, do đó cũng sẽ giảm bớt được số người đứng ra đấu tranh. 

Nguyên nhân thứ ba, có khả năng là dựa vào “luật khẩn cấp”, có thể điều động quân đội của ĐCSTQ ở Hồng Kông để trải đường. Ông nói: “Tôi nghĩ bà ấy muốn vẽ một bức tranh, cuối tuần này cả con đường sẽ đều là bom xăng, lại có hành vi bạo lực mãnh liệt. Chúng ta đã rõ cái cách mà họ đặt bẫy, chúng ta phải cẩn thận không để rơi vào cạm bẫy đó”.

Ông Lương Gia Kiệt tin rằng tính toán của Lâm Trịnh Nguyệt Nga chưa hẳn đã đúng. Bởi vì từ ngày 9/6 đáng lý đã phải rút lại dự luật dẫn độ, còn để đến bây giờ mới rút lại thì đã không có hiệu quả nữa rồi, bởi đã có rất nhiều người biểu tình đã bị cảnh sát đánh tới mức trọng thương.

Những gì mà người Hồng Kông trải qua không khác gì bị tấn công khủng bố, nhất là sự kiện cảnh sát đánh người ở ga Prince Edward hôm 31/8. Nhìn thấy lực lượng cảnh sát coi thường kỷ cương pháp luật, khiến người ta liên tưởng đến sự sụp đổ của chế độ bởi vì đã không thể bảo vệ người dân.

Hoàng Chi Phong cho rằng việc bà Lâm biểu đạt thái độ đã là “quá muộn” và hy vọng bà Lâm có thể giải quyết cả 5 yêu cầu của người biểu tình, chứ không chỉ là rút lại dự luật dẫn độ.
Hoàng Chi Phong cho rằng việc bà Lâm biểu đạt thái độ đã là “quá muộn” và hy vọng bà Lâm có thể giải quyết cả 5 yêu cầu của người biểu tình, chứ không chỉ là rút lại dự luật dẫn độ. (Ảnh: Getty Images)

Ông nhấn mạnh rằng người dân Hồng Kông sẽ không vì “rút lại” mà quên đi những trải nghiệm đau thương này. Hơn nữa sự quan tâm của xã hội quốc tế đã tạo ra hình thế bất lợi cho chính phủ Hồng Kông, trong đó có việc Quốc hội Mỹ sẽ xem xét lại “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”.

Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông do Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio đồng bảo trợ và giới thiệu ra Quốc hội Mỹ từ tháng Sáu, thời điểm sau khi bùng nổ các cuộc biểu tình quy mô lớn tại Hồng Kông.

Dự luật này bao gồm các biện pháp trừng phạt các quan chức bị phát hiện có hành vi vi phạm nhân quyền hoặc “các quyền tự do cơ bản” tại Hồng Kông và yêu cầu tổng thống Mỹ hàng năm phải đánh giá lại quy chế kinh tế đặc biệt của hòn đảo bán tự trị này.

Bên cạnh đó, tuyên bố bế mạc của Hội nghị thượng đỉnh G7, cũng nhấn mạnh sự tồn tại và tầm quan trọng của “Tuyên bố chung Trung – Anh”, cũng như ủng hộ Hồng Kông duy trì tự trị. 

Ông Lương Gia Kiệt nói thẳng rằng, phát biểu dài khoảng 8 phút của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga về việc rút lại dự luật dẫn độ không phải là đang dập lửa cứu hoả. “Những thủ đoạn mà ĐCSTQ và Lâm Trịnh Nguyệt Nga sử dụng hiện nay, chính là đang cố gắng khiến cho phong trào chính trị yêu Hồng Kông, bảo vệ tự do nhân quyền ‘hoà bình, lý tính, phi bạo lực’ tại Hồng Kông giảm bớt lại”.

Ông hy vọng người Hồng Kông không nên rơi vào cái bẫy của Lâm Trịnh Nguyệt Nga và Bắc Kinh, hãy suy nghĩ cho thật kỹ để đoàn kết hai phái “dũng cảm” và phái “hoà bình, lý tính, phi bạo lực”, hãy tận dụng sự đoàn kết chưa từng có này của người Hồng Kông để tiếp tục vận động cho tự do nhân quyền và một đất nước pháp trị.

Chân Chân (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc