‘Tôn giáo’ và ‘tu luyện’ – cuộc đàn áp Pháp Luân Công nhìn từ góc độ này

Pháp Luân Công không phải tôn giáo. Nhưng đàn áp Pháp Luân Công lại là một trong những vấn đề nhân quyền lớn ở Trung Quốc. Một trong những thủ đoạn của cuộc đàn áp là việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cố tình đưa ra thông tin giả, đánh tráo khái niệm nhằm gây nhiễu loạn, khiến người dân không thể phân biệt đúng sai.

Bài viết này nhằm góp phần làm rõ vấn đề nêu trên từ góc độ học thuật, đặc biệt liên quan đến hai khái niệm “tôn giáo” và “tu luyện” – những điều mà nhiều người dễ bị lúng túng khi phân biệt.

‘Tôn giáo’ và ‘tu luyện’ – cuộc đàn áp Pháp Luân Công nhìn từ góc độ này - ảnh 1
Những người tập Pháp Luân Công kháng nghị ôn hòa về cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc, ở Quảng trường Trafalgar, Luân Đôn, Anh, ngày 22/4/2018. (Ảnh: Shutterstock)

“Tôn giáo” và “tu luyện” là hai khái niệm khác nhau

Nhìn một cách khái quát, người Việt thường có cách tư duy theo quán tính như sau: Do bối cảnh xã hội Việt Nam lâu nay hầu như chỉ có một môn tu luyện phổ cập là Phật giáo, nên người Việt có xu hướng hễ nghe đến “tu luyện” thì liền nghĩ đến “tôn giáo”. Tình huống giống như từng có thời người Việt cứ xe 3 bánh thì gọi đó là xe Lam (thực ra “Lambro” chỉ là 1 hãng sản xuất xe, mà thời điểm đó xe này chiếm lĩnh hầu hết thị trường xe 3 bánh), hoặc có thời cứ xe máy thì gọi là xe Honda. Tương tự, người Việt hễ nghe “tu luyện” thì liền liên tưởng đến “tôn giáo”. Đây chính là tư duy quán tính.

Thực ra, “tu luyện” và “tôn giáo” là hai khái niệm khác nhau. Ngay cả người trong tôn giáo cũng hiểu rõ điều này. Ví dụ: Một người xuất gia làm hòa thượng, hàng ngày chăm chỉ tụng kinh gõ mõ tham thiền nhập định, thế thì người ta sẽ nói “hẳn đây là người chân tu”. Một người khác cũng xuất gia làm hòa thượng, nhưng chẳng mấy khi tụng kinh tọa thiền, trái lại, cả ngày bận rộn các việc ma chay cưới xin cúng sao giải hạn, thì người ta sẽ nói “e rằng không phải chân tu”. Tức là chính người trong tôn giáo cũng hiểu rằng “tôn giáo” và “tu luyện” là hai thứ khác nhau, rằng ai đó dù có dành hết thời gian làm các hạng mục tôn giáo, nhưng không làm tốt phần tu luyện, thì không phải là người chân tu.

Năm đó đức Phật Thích Ca truyền ra môn tu luyện rất là tốt, mà thường được gọi là Giới-Định-Huệ, thì đó là “tu luyện”. Nhưng để môn tu luyện ấy phổ cập ra quần chúng và truyền đời qua các thế hệ, thì cần phải có phương thức lưu hành ở xã hội, tức là muốn “nội dung” được truyền ra thì phải có “hình thức” lưu hành. Đây là quan hệ kinh điển giữa nội dung và hình thức. Hình thức ấy chính là “tôn giáo”: Chùa chiền, tăng đoàn, trụ trì, phương trượng, thủ tọa, đại đức, quy y, v.v…

‘Tôn giáo’ và ‘tu luyện’ – cuộc đàn áp Pháp Luân Công nhìn từ góc độ này - ảnh 2
Chùa Huyền Không, Trung Quốc (Ảnh dẫn qua woman.hotnews.bg)

Như vậy lịch sử dẫn đến rằng Phật giáo khi xuất hiện ở xã hội là gồm cả 2 phần nội dung và hình thức không thể tách rời như nói trên, nhưng về bản chất thì nội dung và hình thức là 2 khái niệm khác nhau. Nếu ở địa phương như Việt Nam, mà chỉ có một môn tu luyện phổ cập là Phật giáo, vậy tự nhiên theo tư duy quán tính, người ta sẽ đồng nhất chúng làm một, hễ nghe nói đến “tu luyện” thì liền liên tưởng đến “tôn giáo”.

Nhận thức như trên sẽ dẫn đến câu hỏi: Phải chăng có tồn tại môn tu luyện mà phổ cập ra theo hình thức lưu truyền khác với hình thức tôn giáo trong lịch sử? Câu trả lời là có. Pháp Luân Công chính là một môn như vậy.

Video: TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

videoPlayerId=15594013f

Ad will display in 09 seconds

Pháp Luân Công là “tu luyện”, không phải là “tôn giáo”

Nội dung của Pháp Luân Công chính là tu luyện, là tu Chân-Thiện-Nhẫn, tập các bài tập nhẹ nhàng, là làm người tốt và tốt hơn nữa. Đó là phần nội dung, là phần tu luyện. Còn về hình thức lưu hành, Pháp Luân Công đã chọn hình thức phù hợp với xã hội hiện đại, chứ không lựa chọn hình thức tôn giáo.

Các giáo lý của Pháp Luân Công được công bố trọn vẹn trên Internet cho quảng đại quần chúng nghiên cứu, các học viên được khuyên hãy thuận theo văn hóa lành mạnh tập thể dục rèn luyện sức khỏe của dân chúng, tức là tập luyện Pháp Luân Công ở các điểm công cộng như công viên tựa như các nhóm tập Thái cực quyền, v.v.. cũng không những hình thức hay nghi thức giống tôn giáo như trụ trì, phương trượng, thủ tọa, đại đức, quy y, rửa tội, v.v..

Hình thức này nếu so với tôn giáo thì bộc lộ khá nhiều điểm thuận lợị, ví dụ như:

Miễn phí: không có khái niệm hội viên và không thu phí. Nói chung tôn giáo có thể tồn tại được là dựa vào quyên tiền hoặc thu phí, và có khái niệm hội viên (ở Phật giáo thì biểu hiện là lễ quy y). Pháp Luân Công không hề dựa vào thu phí mà tồn tại, khái niệm “học viên Pháp Luân Công” là nói về người thực hành theo Chân-Thiện-Nhẫn chứ không có hàm nghĩa liên quan đến khái niệm “hội viên”.

Người học trực tiếp từ giáo lý gốc, không tồn tại khâu trung gian truyền đạt như trong tôn giáo: Khâu trung gian có thể là nhân tố gây sai lệch nội dung gốc, nhất là qua năm tháng lịch sử lâu dài. Về khía cạnh này, vai trò tình nguyện viên hoặc phụ đạo viên trong Pháp Luân Công hoàn toàn khác với vai trò phương trượng, thủ tọa, cha xứ, v.v.. Họ không giảng Pháp như các sư trưởng, họ không dẫn dắt người khác tu luyện theo họ, mà chỉ giới thiệu người khác đến học trực tiếp giáo lý gốc, và người khác có học hay không thì đó là quyết định cá nhân.

‘Tôn giáo’ và ‘tu luyện’ – cuộc đàn áp Pháp Luân Công nhìn từ góc độ này - ảnh 3
Nhóm người ngồi đọc sách để hiểu các pháp lý Pháp Luân Công ở một công viên tại Trung Quốc trước năm 1999. (Ảnh: en.minghui.org)

Một điểm đáng chú ý khác phải nói đến chính là Pháp Luân Công không phân nhánh, tất cả đều cùng học một bộ giáo trình gốc. Đối với tôn giáo, trên thực tế hầu như tôn giáo nào cũng phân thành nhiều chi phái, mà nguyên nhân chủ yếu là do khâu trung gian bất đồng quan điểm trong vấn đề lý giải giáo lý hoặc trong vấn đề chủ trương phát triển tôn giáo kèm theo vấn đề phân chia quyền lực và lợi nhuận nội bộ. Rất nhiều vấn đề xã hội của tôn giáo như chiến tranh tôn giáo, các nhóm tín ngưỡng cực đoan v.v… chính là do khâu trung gian truyền đạt sai lệch giáo lý, phân tranh quyền lực và lợi ích.

Năm 1992 khi Pháp Luân Công bắt đầu được truyền ra ở Trung Quốc, nhà sáng lập Pháp Luân Công đã tuyên bố rõ Pháp Luân Công không phải tôn giáo, không quan hệ gì với tôn giáo. Hình thức lưu hành của Pháp Luân Công cũng không cho phép tồn tại khâu trung gian, không tồn tại học viên nào mà được gọi là sư, là thầy, không cho phép học viên giảng Pháp, không cho phép thu phí.

‘Tôn giáo’ và ‘tu luyện’ – cuộc đàn áp Pháp Luân Công nhìn từ góc độ này - ảnh 4
Nhóm luyện công tại công viên Thắng Lợi, Trường Xuân, Trung Quốc trước năm 1999. (Ảnh: en.minghui.org)

Ở Việt Nam cũng đã từng có môn mà hình thức tồn tại không phải là tôn giáo. Nho giáo Việt Nam thời cận đại thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20 chính là như vậy. Trong thời Pháp thuộc, Nho giáo đã hoàn toàn không còn nhân tố tôn giáo nữa, khái niệm Nho đình đã không hề có ý nghĩa tôn giáo, việc thờ phụng Khổng Tử và các thánh nhân nhà Nho hoàn toàn là tôn thờ giáo nghĩa và tôn kính danh nhân chứ không có nhân tố thờ phụng của tôn giáo.

Mặc dù không phải tôn giáo, nhưng những năm đó Nho giáo vẫn tồn tại, và cũng cống hiến cho dân tộc chúng ta rất nhiều danh nhân dân tộc như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu,… Trong cuộc kháng chiến giành độc lập cho Việt Nam thời Pháp thuộc và công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành độc lập, thì rất nhiều người có xuất thân dòng dõi nhà Nho đã có nhiều cống hiến to lớn cho tổ quốc, và công lao của họ đã được xã hội ghi nhận và ca ngợi. Ngày nay, xã hội hiện đại với đạo đức trượt dốc đến mức đáng sợ, người ta dần nhận ra hệ tư tưởng ‘phải có đấu tranh mới có phát triển’ không còn phù hợp nữa, nên xuất hiện trào lưu quay về với văn hoá truyền thống nhân nghĩa.

Pháp Luân Công, về hình thức lưu hành, khá giống với Nho giáo Việt Nam thời cận đại nói trên.

Ở phương Tây, họ cũng có hình thức tu luyện của mình, và cũng gọi hình thức đó là tôn giáo. Tuy nhiên ở phương Tây, khái niệm “tôn giáo” có hàm nghĩa rộng hơn. Đó là do lịch sử đã phát triển như thế. Tòa án Tối cao Mỹ diễn giải: “Tôn giáo là một niềm tin chân thành và có ý nghĩa, chiếm giữ vị trí quan trọng đối với cuộc đời một cá nhân tương đương với vị trí của Chúa trời trong cuộc đời của người khác” (United States v. Seeger, 380 U.S. 163 (1965)).

‘Tôn giáo’ và ‘tu luyện’ – cuộc đàn áp Pháp Luân Công nhìn từ góc độ này - ảnh 5
Một người tập Pháp Luân Công đang thiền trong buổi diễu hành trên đường phố tại Warsaw, Ba Lan, ngày 26/8/2012. (Ảnh: Shutterstock)

Nói theo cách nói của người Việt, thì ở phương Tây khái niệm “tôn giáo” với nghĩa rộng là gần như đồng nghĩa với khái niệm “tín ngưỡng”; thậm chí không cần khái niệm tổ chức hay hội viên. Nếu hiểu “tôn giáo” với nghĩa rộng của phương Tây, thì Pháp Luân Công là tôn giáo theo nghĩa rộng này. Bài viết này không đề cập “tôn giáo” theo nghĩa rộng của phương Tây vì lấy bối cảnh phương Đông; hơn nữa vấn đề xã hội như đàn áp tôn giáo, chiến tranh tôn giáo được nêu ở bài viết này, cũng là “tôn giáo” với nghĩa là có tổ chức có thành viên như trình bày ở trên, chứ không phải nghĩa rộng là “tín ngưỡng” thuần tuý phi tổ chức.

Pháp Luân Công không phải tôn giáo, nhưng cuộc đàn áp thuộc phạm trù “đàn áp tôn giáo”

Pháp Luân Công không phải là tôn giáo, nhưng đàn áp Pháp Luân Công là đàn áp tôn giáo, vì ĐCSTQ lấy phương thức đàn áp tôn giáo để nhắm vào Pháp Luân Công. Nếu hiểu đúng thực tế rằng Pháp Luân Công là phi tổ chức, và sự tồn tại của Pháp Luân Công ở xã hội là giống như Nho giáo thời cận đại tức là tồn tại như một tư tưởng cao thượng ở xã hội chứ không phải tồn tại như một tổ chức, thế thì không có cách nào đàn áp Pháp Luân Công. Cho nên, chỉ có cố tình hiểu nhầm Pháp Luân Công thành tôn giáo và quy cho là tà giáo, đồng thời tuyên truyền khiến dân chúng hiểu nhầm theo, thì cuộc đàn áp mới có thể triển khai được.

Có thể thấy rõ ĐCSTQ đã lợi dụng tư duy quán tính, đồng thời cố ý lẫn lộn khái niệm gây nhiễu loạn nhận thức. Nói chung, mỗi khi vấn đề nhân quyền nảy sinh trên diện rộng thì thông thường đều kèm theo những thủ đoạn như: Lừa dối thông tin, khiến dân chúng hiểu sai dẫn đến ghét bỏ và thù hận nạn nhân, từ đó tiếp tay cho thủ phạm. Và ngược lại, mỗi khi giới cầm quyền cố ý tung tin lừa dối, ác ý đả kích một nhóm người nào đó, gây thù hận trong dân chúng, thì đó thường là dấu hiệu rằng có tồn tại vấn đề nhân quyền nằm ở chỗ ấy.

‘Tôn giáo’ và ‘tu luyện’ – cuộc đàn áp Pháp Luân Công nhìn từ góc độ này - ảnh 6
Các nhà sư Tây Tạng bị chính quyền ĐCSTQ đàn áp, bôi nhọ danh dự và tín ngưỡng. (Ảnh: thetibetpost.com)

Mỗi khi đưa tin về Pháp Luân Công, ĐCSTQ luôn luôn kèm theo nhãn mác “tà giáo” ở các kênh thông tin tiếng Trung, hoặc “cult” (từ được hiểu theo nghĩa không tốt về nhóm tín ngưỡng – có nghĩa là “tà giáo” khi dịch sang tiếng Việt) ở các kênh thông tin tiếng Anh của họ, và được ghi là “giáo phái” (cũng là từ có ám chỉ là một nhóm tôn giáo không tốt) trong các kênh tiếng Việt.

Các kênh truyền thông bắt nguồn từ ĐCSTQ cố ý dùng các từ như “tà giáo”, “cult”, “giáo phái”, v.v… khi nói đến Pháp Luân Công, mặc dù Pháp Luân Công thậm chí còn không phải là một “tôn giáo”. Đó là vì họ muốn hợp pháp hóa, hợp lý hóa hành vi đàn áp, nên họ chụp mũ Pháp Luân Công bằng những từ ngữ ấy, họ muốn dân chúng hễ nghĩ đến Pháp Luân Công liền liên tưởng đến những tai nạn lớn mà tôn giáo từng gây ra cho nhân loại như chiến tranh tôn giáo, hay nạn khủng bố do những phần tử tín ngưỡng cực đoan tạo thành.

Truyền thông vu khống

Một số cách tuyên truyền vu khống mà các kênh truyền thông của ĐCSTQ thường sử dụng để nói về Pháp Luân Công, mà cũng được truyền thông trong nước Việt Nam đưa lại:

  • Tuyên bố rằng người tập Pháp Luân Công có hoạt động bằng các nguồn tài chính bất bình thường. Ví dụ như ai đó bán nhà đi lấy tiền nuôi một nhóm người khác không thu nhập vô gia cư đi “tu luyện” Pháp Luân Công; hoặc ai đó nhận tiền từ hải ngoại cho hoạt động với mục đích mờ ám. Đó thực ra là cố tình gán ghép và vu khống.
  • Vu khống rằng Sư phụ của Pháp Luân Công kiếm tiền bất chính. Thực ra Pháp Luân Công không hề quyên tiền.
  • Đưa ra một số ví dụ rằng người học Pháp Luân Công có biểu hiện lánh đời. Nhẹ thì nghỉ việc, trung bình thì bỏ vợ bỏ chồng, nặng thì bỏ nhà trở thành phần tử vô gia cư và thậm chí tham gia nhóm hoạt động bí ẩn nào đó di chuyển các nơi.

Trên thực tế, Pháp Luân Công chủ trương tu luyện theo cách hòa đồng với xã hội bình thường. Chính Sư phụ của Pháp Luân Công cũng là có gia đình, vợ con, ông sinh hoạt bình thường như một công dân trong xã hội.

‘Tôn giáo’ và ‘tu luyện’ – cuộc đàn áp Pháp Luân Công nhìn từ góc độ này - ảnh 7
Những người tập Pháp Luân Công chuẩn bị diễu hành tại New York, Mỹ, ngày 11/11/2008. (Ảnh: Shutterstock)

Cố ý tuyên truyền về Pháp Luân Công như một “giáo phái”

Khách quan mà nói, ở Việt Nam có xuất hiện một số cá biệt người học Pháp Luân Công hiểu sai rằng tu luyện thì nên lánh đời. Đó là do họ bị rơi vào lối tư duy quán tính nói trên: Cứ nói đến tu luyện liền nghĩ đến Phật giáo, đồng nhất tu luyện với tôn giáo. Do đó, họ cho rằng tu luyện thì phải lánh đời. Những trường hợp đó chỉ là thiểu số và cá biệt; và lý do thông thường là vì bị tiêm nhiễm quá nặng tư tưởng của Phật giáo.

Thậm chí, có người miệng thì nói tu Pháp Luân Công mà trên người vẫn còn mặc bộ quần áo của Phật giáo, đeo tràng hạt của Phật giáo. Người tập Pháp Luân Công hiển nhiên không thừa nhận những người tu luyện kiểu này là tu luyện của Pháp Luân Công. Tuy nhiên, một số trường hợp cá biệt này bị cố ý lấy ra khi tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công, cưỡng ép tạo ra hình ảnh Pháp Luân Công như một “giáo phái”: 

  • Trực tiếp xuyên tạc giáo lý Pháp Luân Công, bôi nhọ người tập Pháp Luân Công thành những phần tử cực đoan, đầu óc lý trí bất bình thường.
  • Có báo tại Việt Nam đưa tin rằng một “học viên” Pháp Luân Công tuyên bố rằng tu luyện Pháp Luân Công phải nhịn ăn, sau giai đoạn “tẩy tịnh” thì là “tịnh cốc” nhịn ăn. Trong khi đó, sách “Chuyển Pháp Luân” giảng rõ là Pháp Luân Công không dạy tịch cốc (“tịch cốc” chứ không phải dùng sai từ thành “tịnh cốc” như trên mặt báo), thậm chí nói rõ rằng khí công sư nào mà truyền tịch cốc nhịn ăn ra phổ cập ngoài xã hội thì đều là đang gây ảnh hưởng đến xã hội.
  • Ngoài ra, báo chí Việt Nam cũng dẫn “học viên” nói rằng luyện tập Pháp Luân Công phải đeo bỉm. Đây cũng là điều không đúng sự thật.

Tất cả những điều này chính là để đào sâu vào lối tư duy theo quán tính, khiến người đọc liên tưởng Pháp Luân Công với những phần tử cực đoan.

Chính vì vậy, chủ trương “đàn áp tôn giáo” một khi được cưỡng ép triển khai nhắm vào nhóm phi tôn giáo là Pháp Luân Công thì lập tức xuất hiện những hiện tượng kỳ cục và thậm chí lố bịch.

Rất nhiều công an viên cảm thấy bất ngờ khi đối tượng mà cấp trên giao cho họ phải xử lý là những người cao tuổi tập luyện ở công viên hàng ngày, là những giáo viên, những công nhân viên chức, những người lao động phổ thông, sinh viên đại học v.v…

‘Tôn giáo’ và ‘tu luyện’ – cuộc đàn áp Pháp Luân Công nhìn từ góc độ này - ảnh 8
Những người tập Pháp Luân Công tham gia cuộc diễu hành trên đường phố San Francisco, Mỹ, vào ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, ngày 11/11/2018. (Ảnh: Shutterstock)

Vì phải “xử lý” những người như thế, cho nên những hiện tượng kỳ cục lập tức xuất hiện: Chúng ta thấy các báo cáo về những người cao tuổi tập sức khỏe hàng ngày ở công viên bị “người lạ” ném mắm tôm, ném gạch đá, v.v… hoặc là buộc phải nghe các loa to tiếng vô văn hóa át hết cả tiếng nhạc luyện công. Ở Trung Quốc thì những ca bị bỏ tù, tra tấn, những nạn nhân của mổ cướp tạng, v.v… cũng chỉ là những người dân hết sức bình thường ở xã hội.

Pháp Luân Công không phải tôn giáo, nhưng người ta cưỡng chế lấy hình thức “đàn áp tôn giáo” để xử lý Pháp Luân Công, cho nên xuất hiện những điều bất cập như nói trên, vì nếu không chụp mũ “giáo phái” thì không cách nào hợp lý hóa việc đàn áp Pháp Luân Công được.

Những năm qua, ĐCSTQ chi tiêu rất lớn cho đàn áp Pháp Luân Công, nhưng kết quả thu được là gì? ĐCSTQ ngày càng đánh mất uy tín khi người dân cuối cùng phát hiện ra họ đang bị thông tin lừa dối và đối tượng bị đàn áp chẳng qua là những người dân bình thường. Nhưng mà, những người kiên trì chính sách đàn áp vẫn không thể không tiếp tục luận điệu “tà giáo”, “cult”, “giáo phái”, v.v… vì họ không còn cách nào khác.

Theo TTVN

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!