Tỏ lòng thương tiếc ‘kẻ thù’ của Giang, Tập đang khơi mào một cuộc chiến

16/09/20, 17:16 Trung Quốc

Chính quyền Bắc Kinh gần đây đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Dương Bạch Băng – cựu chỉ huy quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và nhấn mạnh phải học hỏi lòng trung thành của ông đối với Trung ương Đảng. Phân tích cho rằng, việc Tập Cận Bình khẳng định những thành tựu của Dương, tương đương với việc giáng một cú tát vào Giang Trạch Dân. 

Chính quyền Bắc Kinh tổ chức tọa đàm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Dương Bạch Băng, ngoại giới cho rằng Tập – Giang sắp có một cuộc chiến? (Ảnh:News)

Ngày 9/9 đánh dấu 100 năm ngày sinh của Dương Bạch Băng, em trai của cố Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, Bắc Kinh đã tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm như thường lệ.

Theo các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, Trương Hựu Hiệp, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương trong buổi tọa đàm đã hồi tưởng lại cuộc đời của Dương Bạch Băng, và nhấn mạnh cần phải học theo lòng trung thành của Dương Bạch Băng đối với ĐCSTQ, đồng thời cũng nhấn mạnh quân đội phải học hỏi tư tưởng xây dựng quân đội hùng mạnh của Tập Cận Bình, giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội…

Đối với việc chính quyền Tập bày tỏ thương tiếc Dương Bạch Băng một cách “lố lăng” thái quá. Học giả chính trị Ngô Cường phân tích với truyền thông Hồng Kông rằng, Tập Cận Bình trước nay luôn tập trung lôi kéo các vị nguyên lão và con em trong quân đội, hiện tại ĐCSTQ có cảm giác khủng hoảng về tình hình trong nước và lo ngại sẽ có các cuộc biểu tình quy mô lớn, vì vậy Tập nhiều lần nhấn mạnh tuyệt đối phải tuân theo mệnh lệnh của Đảng.

Kênh YouTube “Wong Kim’s Observation” hôm 9/9 phân tích rằng, năm đó Giang Trạch Dân đã mượn tay của Đặng Tiểu Bình để tước bỏ quyền lực quân sự của Dương Bạch Băng. Bây giờ Tập Cận Bình tưởng nhớ Dương Bạch Băng một cách thái quá, có nghĩa là muốn sửa án sai cho Dương. Mặt khác, ngay khi Giang Trạch Dân còn sống, Tập minh oan cho Dương, chẳng khác nào tát một cú vào mặt Giang Trạch Dân.

Tập Cận Bình tham dự Lễ tang của Dương Bạch Băng tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh vào ngày 21/1/2013. (Ảnh:News)

Wong Kim phân tích, truyền thống của ĐCSTQ là người nào xử lý vụ việc nào, trong khi người đó vẫn chưa bị mất quyền lực hoặc chết, thì thông thường không được sửa lại án sai hoặc lật lại vụ án. Bây giờ Tập Cận Bình lật lại vụ án của Dương Bạch Băng, đã cho thấy hai tín hiệu lớn:

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân về cơ bản là không nể nang, cấu xé lẫn nhau, hơn nữa giữa Tập Cận Bình và nhà họ Dương chưa từng nghe nói có quan hệ gì đặc biệt để tưởng nhớ Dương Bạch Băng “quá lố” như vậy, chắc chắn là cố ý “tát vào mặt” Giang Trạch Dân và cố ý chọc giận đối phương.

Thứ hai, dù Tập Cận Bình đang nắm quyền nhưng từ việc này có thể thấy, sức mạnh của hai bên không phải là nghiêng về một phía, việc Tập Cận Bình sửa lại án sai cho Dương, chắc chắn là đang muốn lôi kéo một thế lực chính trị nào đó. Tập cần một thế lực chính trị để chống lại phe Giang.

“Sự kiện Dương gia tướng”

Dương Bạch Băng (phải) cùng anh trai cùng cha khác mẹ Dương Thượng Côn, khi đó là Chủ tịch Trung Quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân năm 1991. (Ảnh: China Foto Press)

Dương Thượng Côn là một trong “tám đại nguyên lão ĐCSTQ” dưới thời Đặng Tiểu Bình cầm quyền. Dương Bạch Băng là em trai của Dương Thượng Côn từng đảm nhiệm chức chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của Quân đội ĐCSTQ. Anh em nhà họ Dương được mệnh danh là “Dương gia tướng”.

Dương Thượng Côn là nhân vật chủ chốt trong sự kiện ngày 4/6/1989. Quan điểm của Dương Thượng Côn về thiết quân luật đầu tiên bị phản đối sau đó lại được tán thành, và ông đã yêu cầu Đặng Tiểu Bình cho em trai mình là Dương Bạch Băng chủ trì thiết quân luật. 

Vào tháng 10/1992 và tháng 3/1993, Dương Thượng Côn lần lượt rút lui hoàn toàn khỏi các vị trí lãnh đạo của Tổng cục Chính trị ĐCSTQ, Quân ủy Trung ương và Chủ tịch nước. Năm 1993, Dương Bạch Băng chính thức nghỉ hưu, giới quan chức giải thích rằng đây là “vì yêu cầu chính trị.” Vụ việc này được gọi là “sự kiện Dương gia tướng” gây chấn động một thời.

Mà kẻ đứng sau giật dây “sự kiện Dương gia tướng” là Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ. Với sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Tăng Khánh Hồng, Giang đã khởi xướng một cuộc tước quyền quân sự đối với anh em họ Dương.

Theo ghi chép trong cuốn sách “Giang Trạch Dân và con người của ông”, sau khi Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương bị cách chức, Đặng Tiểu Bình đã mất đi trợ thủ đắc lực nhất trong việc thúc đẩy cải cách mở cửa. Giang, người lên nắm quyền sau sự kiện “Lục tứ” (thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989), không những không thúc đẩy mà còn chỉ trích cải cách mở cửa trên phương diện lý luận.

Sự kiện “Lục tứ” – Phong trào sinh viên biểu tình đòi dân chủ không vũ trang ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. (Ảnh: Wiki)

Từ tháng 1 đến tháng 2 năm 1992, Dương Thượng Côn tháp tùng Đặng Tiểu Bình trong chuyến công du phía Nam. Trên đường đi Đặng Tiểu Bình nhiều lần đưa ra những lời lẽ nhằm vào Giang Trạch Dân như “Ai không cải cách người đó phải từ chức”. Đặng Tiểu Bình muốn “phế Giang” đã khiến Giang “sợ vỡ mật”.

Ngay sau đó, trong phiên họp “Lưỡng hội” vào tháng 3 năm đó, Dương Bạch Băng đã thay mặt quân đội bày tỏ quan điểm của mình, nói rằng quân đội là hậu thuẫn vững chắc cho cải cách mở cửa, và trực tiếp chĩa thẳng mũi nhọn vào Giang.

Từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1992, việc sắp xếp nhân sự cấp cao của ĐCSTQ giằng co khốc liệt, địa vị chính trị của Giang Trạch Dân bị lung lay. Anh em họ Dương nắm quyền lực quân sự và được Đặng Tiểu Bình tin tưởng, trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với Giang Trạch Dân.

Dưới âm mưu của Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân đã ly gián mối quan hệ giữa Đặng Tiểu Bình và anh em họ Dương, đồng thời lợi dụng điều kiện thuận tiện của Văn phòng Trung ương để thu thập “tài liệu đen” chống lại anh em họ Dương.

Giang Trạch Dân một mặt tung tin đồn ra bên ngoài, một mặt lại nói Đặng Tiểu Bình đang ốm yếu. Cuối cùng Đặng cũng trúng kế Giang và Tăng, khiến anh em họ Dương mất lòng tin của Đặng.

Cuối cùng, Giang Trạch Dân đã mượn tay của Đặng Tiểu Bình để bất ngờ tước quyền quân sự của anh em họ Dương tại Đại hội toàn quốc lần thứ 14 của ĐCSTQ. Dương Bạch Bình trở thành ủy viên bộ Chính trị “hữu danh vô thực”. 

Triệu Tử Dương tiết lộ trong những năm cuối đời của mình rằng, Đặng Tiểu Bình vì kiên quyết không muốn sau khi mình chết sự kiện “Lục tứ” bị đề cập đến, nên đã không ép Giang Trạch Dân từ chức. Còn Dương Thượng Côn và Giang Trạch Dân vốn bất đồng từ lâu, Dương Thượng Côn sẽ chủ động từ chức.

Vào tháng 9 năm 1998, Dương Thượng Côn chết một cách kỳ lạ tại bệnh viện 301. Có tin đồn rằng Dương đã bị giết bởi Giang và Tăng.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng