Tinh bột nghệ: Thực phẩm vàng cho người mắc bệnh Alzheimer
Một nghiên cứu trên các bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer (AD) phát hiện, nếu cho họ dùng dưới 1 gram tinh bột nghệ hàng ngày trong ba tháng, thì sức khỏe cũng như trí nhớ của họ sẽ được cải thiện đáng kể.
Alzheimer (AD) là một căn bệnh khiến bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, làm mất chức năng nhận thức nghiêm trọng ở những người hoàn toàn bình thường trước đó, vượt xa cả tình trạng lão hóa thông thường.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2006 ước tính rằng, có 26 triệu người trên toàn thế giới mắc phải tình trạng này và đến năm 2050, căn bệnh sẽ phổ biến lên gấp 4 lần. Khi đó trên toàn thế giới, cứ 85 người sẽ có 1 người mắc bệnh AD.
Với vấn đề có phạm vi toàn cầu như thế, con người ngày nay đang ngày càng quan tâm hơn đến các biện pháp can thiệp, phòng ngừa và điều trị an toàn hiệu quả căn bệnh này.
Tuy nhiên điều không may là việc lạm dụng thuốc Tây y để chữa bệnh có thể dẫn đến tổn hại thần kinh nghiêm trọng, bằng chứng là các bệnh nhân dùng loại thuốc này có nguy cơ bị tai biến đáng báo động.
Do đó, hiện nay nhiều người bắt đầu quan tâm đến các biện pháp thay thế khác dựa vào những ‘vị thuốc’ đến từ thiên nhiên, vừa an toàn, hiệu quả, và đã được thời gian kiểm chứng, như thông qua các loại thực phẩm, gia vị và các nguyên liệu nấu ăn quen thuộc…
Các bệnh nhân mắc bệnh AD có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc sau khi sử dụng củ nghệ
Cuối năm ngoái, một nghiên cứu đáng chú ý khác đã được công bố trên tạp chí Ayu về tác dụng của củ nghệ đối với bệnh Alzheimer và các triệu chứng về hành vi, tâm lý của họ.
Các nhà nghiên cứu đã mô tả 3 bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer có triệu chứng hành vi được “cải thiện rõ rệt” nhờ vào kết quả của việc tiêu thụ 764 mg bột nghệ (100 mg curcumin/ngày) trong 12 tuần.
Theo nghiên cứu, cả 3 bệnh nhân đều có biểu hiện cáu kỉnh, kích động, lo lắng và thờ ơ. 2 bệnh nhân trong số đó mắc bệnh ‘đi tiểu không tự chủ’ và hay ‘thắc mắc’. Họ đã được bác sĩ cho uống các viên nang bột nghệ. Sau đó các bệnh nhân này đã hồi phục tình trạng một cách tích cực mà không hề có bất cứ phản ứng bất lợi nào trong các triệu chứng lâm sàng và kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Chỉ sau 3 tháng điều trị, không những triệu chứng của bệnh nhân đã thuyên giảm mà gánh nặng của các bác sĩ, y tá chăm sóc họ cũng giảm đáng kể.
Theo báo cáo mô tả các bước tiến chuyển của bệnh như sau:
Ở 1 bệnh nhân, thang đánh giá tâm thần tối thiểu (MMSE) của họ đã tăng 5 điểm, từ 12/30 lên đến 17/30. Ở 2 bệnh nhân khác, các bác sĩ nhận thấy không có thay đổi đáng kể ở các thông số MMSE. Tuy nhiên, 2 bệnh nhân này đã nhận ra người nhà của họ trong vòng 1 năm điều trị. Cả 3 bệnh nhân này đều đã sử dụng tinh bột nghệ hơn 1 năm, và họ không bị tái phát bệnh sa sút trí tuệ BPSD nữa.
Được biết, củ nghệ vốn được sử dụng trong y học và là một nguyên liệu nấu ăn hơn 5.000 năm trong văn hóa Ấn Độ, thậm chí nghệ còn được ví như “Nữ thần vàng” trong ẩm thực Ấn Độ. Do đó, chúng ta cũng không cần quá ngạc nhiên về kết quả này.
Thật vậy, các nghiên cứu dịch tễ học về dân số Ấn Độ cho thấy người dân Ấn Độ có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn đáng kể so với các quốc gia phương Tây, và điều này cũng đúng với cả khu vực đô thị, nông thôn và nhiều khu vực khác ở Tây Ấn của Ấn Độ.
Vậy củ nghệ có là nguyên nhân chính giúp các bệnh nhân AD hồi phục rõ rệt như vậy không?
Cơ sở dữ liệu GreenMedInfo.com hiện đang có một loạt các nghiên cứu được công bố về giá trị của củ nghệ và chất polyphenol curcumin có trong nghệ (mang lại màu sắc vàng) cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh Alzheimer.
Trong 114 kết quả nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của củ nghệ trên các website cho thấy, củ nghệ có chất bảo vệ dây thần kinh trong các hoạt động não bộ. Có đến 30 trong số các nghiên cứu này kết nối trực tiếp nghệ với các đặc tính chống lại bệnh Alzheimer.
Và 2 trong số các nghiên cứu này đặc biệt hứa hẹn, vì chúng tiết lộ rằng chất curcumin có khả năng tăng cường sự đào thải của mảng bám amyloid-beta – bệnh lý ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, kết hợp với vitamin D3 giúp tăng cường quá trình phục hồi thần kinh. Nghiên cứu tiền lâm sàng bổ sung cho thấy chất curcumin (và các chất tương tự của nó) có tác dụng ức chế và bảo vệ chống lại các protein-amyloid liên quan đến bệnh Alzheimer.
Ngoài ra các cơ chế chống Alzheimer khác có trong nghệ được ghi nhận bao gồm:
Chống viêm: Curcumin đã được tìm thấy có vai trò bảo vệ chống lại protein-amyloid liên quan đến viêm.
Chống oxy hóa: Curcumin có thể làm hạn chế bất lợi thông qua các đặc tính chống oxy hóa.
Chống độc tế bào: Curcumin xuất hiện để bảo vệ chống lại tác động gây tổn hại tế bào của protein β-amyloid.
Chống Amyloidogen: Củ nghệ chứa nhiều loại hợp chất (curcumin, tetrahydrocurcumin, demethoxycurcumin và bitoremethoxycurcumin) có thể tấn công vào nguyên nhân bệnh lý của bệnh Alzheimer bằng cách ngăn chặn sự hình thành protein của bệnh Alzheimer.
Phục hồi thần kinh: Các hợp chất curcuminoids có trong nghệ có tác dụng ngăn ngừa suy giảm trí nhớ lâu dài và có thể đảo ngược tổn thương sinh lý bằng cách khôi phục các tế bào thần kinh bị biến dạng và phá vỡ các mảng bám hiện có.
Đặc tính thải kim loại: Hoạt chất Curcumin trong nghệ có ái lực với sắt và đồng nhiều hơn kẽm, vì vậy nó có hiệu quả bảo vệ người cao tuổi trước bệnh Alzheimer, vì sắt tự do được xem là đóng một vai trò nhất định trong quá trình trung gian bệnh lý.
Thanh Thiên (Theo Collective Evolution)