Tiết Bạch Lộ: Thời điểm bắt đầu “bổ lộ”, thích hợp “nhuận táo” bổ thân

07/09/17, 17:26 Dưỡng sinh, Sức khỏe

Mọi người ngày nay thường nghe câu nói “mùa đông bồi bổ, mùa xuân giết hổ”, nhưng người xưa lại cho rằng nên bồi bổ từ từ, khi mùa Thu chuyển mát, bắt đầu tiết bạch lộ là đã “bổ lộ” rồi. Tiết này cũng là thời điểm tốt nhất để tiến hành “nhuận táo” bổ thân.

Tiết Bạch Lộ: Thời điểm bắt đầu “bổ lộ”, thích hợp "nhuận táo" bổ thân
Đến tiết bạch lộ, thời tiết chuyển mát nên tiến hành “nhuận táo” bổ thân. (Ảnh:palicaishi)

Tên “Bạch lộ” có nghĩa là nắng nhẹ, biểu thị tiết thay đổi nhiệt độ khí hậu, là tiết thứ ba trong mùa Thu, cũng là tiết thứ mười lăm trong năm. Bạch lộ vừa đến thì khí hậu điển hình mùa Thu phủ xuống, thường bắt đầu vào khoảng ngày 7 hoặc 8 tháng 9 dương lịch khi kết thúc tiết xử thử, kết thúc vào khoảng ngày 23 hay 24 tháng 9 khi tiết thu phân bắt đầu.

Tiết này cũng là thời điểm độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn nhất trong năm, mọi người có thể cảm nhận rõ ràng sự biến hóa của thời tiết. Đây cũng là hiện tượng báo hiệu đã sắp đến đêm Trung thu Trăng sáng.

Cuốn “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu” giải thích về “bạch lộ” như sau: “Thủy thổ ẩm ướt ngưng tụ mà thành lộ (sương), Thu thuộc kim, kim mang sắc bạch, bạch cũng là sắc của lộ, mà không khí cũng bắt đầu lạnh“. Miền Bắc vừa chuyển mùa, gió mùa mùa Đông liền thổi đến, khí lạnh xuôi nam, mang đến mây mờ trời trong, khí hậu mát mẻ cuối thu.

Mùa Thu, gió thổi xào xạc mang đến khi hậu mát mè, bầu trời trong sáng! Xét thuộc tính ngũ hành thì mùa Thu thuộc hành kim, mang sắc bạch, đồng thời mùa Thu cũng là tiết thu hoạch, hạt thóc chín vàng phơi đầy sân giống như vàng ròng.

Sau khi nhiệt độ hạ thấp vào ban đêm, đến ban ngày hơi nước trong không khí nhiễm khí lạnh kết thành sương sớm được gọi là bạch lộ. Khi gió thu thổi mạnh, loài chim cảm ứng được biến hóa của gió mùa, các loài chim di trú cũng bắt đầu bay đi tìm chỗ trú Đông, còn những loài không di trú thì bắt đầu tích trữ lương thực để vượt qua mùa Đông.

Thi nhân nổi tiếng thời nhà Đường Đỗ Phủ từng làm bài thơ về cảnh tượng vào tiết khí này với tiêu đề “Nguyệt dạ ức xá đệ”:

Thú cổ đoạn nhân hành,

Thu biên nhất nhạn thanh.

Lộ tòng kim dạ bạch,

Nguyệt thị cố hương minh.

Tạm dịch:

Tiếng trống nơi đồn thú vang lên, không còn ai dám qua lại,

Một tiếng nhạn kêu ở chốn biên thuỳ mùa thu.

Từ đêm nay trở đi, sương móc rơi trắng xoá,

Trăng vẫn sáng tại quê nhà.

Vật hậu học bạch lộ

Vật hậu học là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ các hiện tượng mang tính chu kì trong tự nhiên của thế giới động – thực vật với môi trường như cây cỏ ra hoa, kết trái, chim di trú theo mùa, ếch nhái ngủ đông…

Thiên Nguyệt lệnh trong quyển Lễ ký ghi lại vật hậu học của tiết bạch lộ rằng: “Hồng nhạn lai, huyền điểu quy, quần điểu dưỡng tu“. Chim hồng nhạn bay từ phương Bắc về phương Nam, còn chim én từ phương Nam bay trở lại phương Bắc, đàn chim đầu tàng trữ thức ăn qua mùa đông, tu chính là thức ăn quý và lạ, là mỹ thực.

Trong bài thơ “Đằng Vương các tự” của Vương Bột cũng có câu thơ miêu tả hiện tượng hồng nhạn bay về phía Nam:

Nhạn trận kinh hàn,

Thanh đoạn Hành Dương chi phố.

Tạm dịch:

Nhạn bầy sợ lạnh chao quanh,

Tiếng kêu đứt đoạn trên thành Hành Dương.

Đến mùa Thu quả táo chín đỏ, điểm thêm chút bóng dáng hồng nhạn ồn ào trên cây, trong không khí thoang thoảng mùi hoa quế khiến người an lòng.

Tiết Bạch Lộ: Thời điểm bắt đầu “bổ lộ”, thích hợp "nhuận táo" bổ thân. Ảnh 2

Tục ngữ dân gian về tiết bạch lộ

Từ những câu tục ngữ mang thi tình thú vị liên quan đến tiết bạch lộ được lưu truyền trong dân gian, chúng ta có thể thấy được trí tuệ của người xưa với sức quan sát và sự thuận theo biến hóa vật hậu học.

Xử thử thập bát bồn, bạch lộ vật lộ thân“: Dân gian nói vào trước và sau tiết xử thử còn nóng 18 ngày, mỗi ngày phải tắm gội, giội nước cho mát, nhưng vừa đến tiết bạch lộ thì phải giữ ấm.

Mười lăm tháng tám nhạn môn khai mở, chim nhạn đỉnh đầu mang sương đến“: 15 tháng 8 âm lịch, đến tiết sau bạch lộ, sẽ xuất hiện cảnh tượng hồng nhạn bay về phía nam, thời tiết trở nên lạnh mát, giống như đàn chim nhạn đã mang sương lạnh từ phương Bắc đến phương Nam.

Bạch lộ bạch mê mẩn, thu phân bông lúa no đủ“: Ý nói sương sớm vào trước và sau tiết bạch lộ đọng nhiều sẽ giúp lúa mùa dễ thu hoạch.

Trước bạch lộ là mưa, sau bạch lộ là quỷ“: Trước tiết bạch lộ mà đổ mưa thì sẽ mang lại lượng nước quý giá cho cây trồng. Tại vùng Hoa Tây ở Trung Quốc, sau tiết bạch lộ thường xuất hiện trận mưa dầm rả rích được gọi là mưa dài mùa Thu, không có ba ngày trời trong xanh khiến người người sầu khổ. Bởi vì mưa dài mùa Thu mang đến nhiệt độ thấp không có lợi với việc thu hoạch lúa, ngô, khoai lang, bông, cũng gây bất lợi cho việc gieo hạt lúa và trồng cây con, cũng sẽ khiến các loại củ quả mới thu hoạch dễ nẩy mầm, thối rữa.

Phong tục ăn uống vào tiết bạch lộ

Con người hiện nay phổ biến câu nói “mùa đông bồi bổ, mùa xuân giết hổ”, trong khi cách bồi bổ của người xưa là chuẩn bị chu toàn, bồi bổ từ từ, từ khi mùa Thu chuyển mát, bắt đầu tiết bạch lộ đã “bổ lộ” rồi. Tiết này cũng là thời điểm tốt nhất để tiến hành “nhuận táo” bổ thân.

Tại các địa phương khác nhau có cách “bổ lộ” khác nhau:

Người cao tuổi ở Nam Kinh rất thích uống “trà bạch lộ”. (Ảnh minh họa: iawweg)

Các cụ già Nam Kinh uống “trà bạch lộ”: Người TrungHoa thời thượng cổ đã biết rõ trà là thánh phẩm dưỡng sinh, các cụ già Nam Kinh vô cùng coi trọng tiết uống trà, yêu thích uống “trà bạch lộ”. Vào tiết bạch lộ hái trà xanh pha uống, không chát, có vị ngọt thuần rất đặc biệt, mùi thơm ngát.

Phúc Châu ăn nhãn: Bạch lộ ăn nhãn là truyền thống ở Phúc Châu, dân bản xứ cho rằng ăn nhãn vào tiết bạch lộ giống như ăn gà bồi bổ thân thể.

Ôn Châu hái “mười loại trắng” bổ thân: Vùng Chiết Giang, Ôn Châu ngày nay có phong tục vào tiết bạch lộ dùng 3 loại hoặc 10 loại thực phẩm khác nhau có màu trắng, như dâm bụt trắng… nấu với các vật phẩm quý giá bồi bổ như gà xương đen lông trắng.

Ngày nay, tại phía Nam tỉnh Giang Tô và một phần tỉnh Chiết Giang vào tiết bạch lộ có phong tục dùng gạo nếp, cao lương và nhiều loại lương thực khác để làm rượu nếp bạch lộ, rượu này có vị hơi ngọt, cũng là thức uống bồi bổ thân thể.

Dựa theo góc độ dưỡng sinh, qua tiết bạch lộ thì táo khí sẽ dần dần thịnh lên, táo dễ tổn thương phổi, lúc này nên ăn nhiều thức ăn tư âm nhuận phế, như lê, nhãn, hoa bách hợp, mía ngọt, khoai sọ, củ cải trắng, nấm tuyết… Ngoài ra, vào tiết bạch lộ cũng thích hợp ăn cháo, nấu cháo gạo hay nếp… với các nguyên liệu có thể kiện tỳ vị, bổ trung khí, phòng thu táo. Các món như hạt sen hầm với hoa bách hợp, súp nấm tuyết cẩu kỷ hạt sen táo tàu, cháo củ ấu với nhân ý dĩ…, đều rất thích hợp.

Tú Văn biên dịch

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!